Bài Tập Số 4.2.1. Thực Hiện Tưới Ẩm Cho Trùn Bằng Rổ


- Bước 3. Mở nguồn nước (Hình 4.2.15).



Hình 4 2 15 Mở vòi nước Bước 4 Tưới nước lên khắp bề mặt luống trùn Hình 1

Hình 4.2.15. Mở vòi nước


- Bước 4. Tưới nước lên khắp bề mặt luống trùn (Hình 4.2.16).


Hình 4 2 16 Tưới nước lên bề mặt luống trùn 6 Kiểm tra sau khi tưới Sau khi 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Hình 4.2.16. Tưới nước lên bề mặt luống trùn


6. Kiểm tra sau khi tưới

Sau khi tưới ẩm cần phải kiểm tra độ ẩm của sinh khối (phương pháp kiểm tra tương tự như ở mục 1 của bài này), độ ẩm thích hợp để trùn sinh sống là từ 60-70%. Nếu sinh khối quá ẩm thì điều chỉnh bằng cách giảm số lần tưới hoặc giảm lượng nước tưới ở lần kế tiếp, nếu bóp chặt khối chất nền mà không thấy rịn nước và chất nền vỡ ra thì cần tưới nước thêm nước và tăng thêm lượng nước ở mỗi lần tưới.

Kiểm tra ẩm độ sinh khối hàng ngày để kịp thời điều chỉnh ẩm độ sinh khối cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của trùn.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Có cần kiểm tra độ ẩm của trùn trước và sau khi tưới không?

a. Có

b. Không

Câu 2. Thời điểm tưới ẩm của trùn là?

a. Lúc trời nóng

b. Lúc trời mát

c. Tất cả đều đúng

Câu 3. Dụng cụ nào dùng để tưới ẩm trùn?

a. Thùng tưới ô zoa

b. Rổ

c. Tất cả đều đúng

Câu 4. Phương pháp tưới ẩm trùn bằng rổ thường được sử dụng ở các mô hình nuôi sau:

a. Thùng xốp, khay nhựa

b. Luống nuôi có chiều rộng dưới 1 mét

c. Luống nuôi có chiều rộng trên 1 mét

d. Tất cả đều đúng

Câu 5. Phương pháp tưới ẩm trùn bằng thùng ô zoa thường được sử dụng ở các mô hình nuôi sau:

a. Thùng xốp, khay nhựa

b. Luống nuôi có chiều rộng dưới 1 mét

c. Luống nuôi có chiều rộng trên 1 mét

d. Tất cả đều đúng

2. Bài tập, thực hành

2.1. Bài tập số 4.2.1. Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng rổ

- Mục tiêu: Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng rổ đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Nguồn lực: thùng nhựa, ca nhựa, rổ, nước.

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:

+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;

+ Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng rổ đúng yêu cầu kỹ thuật.


- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên tưới ẩm được 20 m2 nuôi trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.

2.2. Bài tập số 4.2.2. Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng thùng ô zoa.

- Mục tiêu: Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng thùng ôza đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Nguồn lực: thùng ô zoa, nước.

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:

+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;

+ Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng thùng ô zoa đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên tưới ẩm được 20 m2 trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.

2.3. Bài tập số 4.1.3. Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng ống nước.

- Mục tiêu: Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng ống nước đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Nguồn lực: ống nước, vòi sen, nước.

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:

+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;

+ Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng ống nước đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên tưới ẩm được 20 m2 trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định.

C. Ghi nhớ

- Chỉ thực hiện tưới ẩm khi sinh khối trùn có độ ẩm thấp (dưới 60%).

- Đối với diện tích nuôi nhỏ thì sử dụng thùng ô zoa hoặc rổ để tưới. Đối với diện tích nuôi lớn, chiều rộng luống nuôi trên 1 mét thì nên sử dụng ống nước có vòi sen để tưới.

- Không sử dụng ống nước không có vòi sen để tưới trực tiếp lên bề mặt luống trùn.

- Khi tưới di chuyển đều khắp bề mặt luống trùn để đảm bảo độ ẩm và tránh tổn thương trùn.


Bài 3: KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NUÔI

Mã bài 04 – 03


Giới thiệu

Trong quá trình nuôi, việc kiểm tra môi trường nuôi trùn là công việc thường xuyên và rất cần thiết. Bởi vì, nhiệt độ, ẩm độ, độ pH của sinh khối trùn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trùn nuôi. Do đó, cần theo dõi thường xuyên, ghi nhận số liệu vào sổ theo dõi, dự đoán diễn biến tình hình sắp tới nhằm có biện pháp giữ các yếu tố môi trường ổn định trong giới hạn thích hợp nhằm giúp trùn sinh trưởng, phát triển tốt và hạn chế những yếu tố bất lợi cho trùn.

Mục tiêu

- Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến trùn;

- Xác định được một số yếu tố môi trường nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, pH) bằng các dụng cụ đơn giản;

- Xử lý các yếu tố môi trường đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động trong làm việc và vệ sinh môi trường.


A. Nội dung

1. Xác định thời điểm kiểm tra

Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và độ pH của sinh khối hàng ngày để kịp thời xử lý khi nhiệt độ, ẩm độ, độ pH không phù hợp cho sự sinh trưởng và sinh sản của trùn.

Thời điểm kiểm tra các yếu tố môi trường nuôi trùn:

+ Nhiệt độ: 2 ngày đo một lần, thời gian theo dõi từ 8 giờ sáng đến 15 giờ

+ Ẩm độ: mỗi ngày một lần lúc 15 giờ

+ pH: định kỳ 1 lần/tuần

2. Kiểm tra nhiệt độ sinh khối

Kiểm tra nhiệt độ sinh khối là công việc thường xuyên nhằm phát hiện và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của trùn.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

- Dụng cụ đo nhiệt độ sinh khối của trùn là dùng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế thủy ngân, có khoảng chia độ từ 0oC đến 50oC hay 100oC.

Trước khi đo nhiệt độ cần điều chỉnh nhiệt kế cho cột thủy ngân xuống ở mức thấp nhất để đo nhiệt độ sinh khối (môi trường nuôi trùn).

Bước 2: Xác định vị trí đo nhiệt độ

Vị trí đo là khoảng giữa của lớp sinh khối gồm: 2 vị trí dưới lớp thức ăn cho ăn và 2 vị trí dưới lớp phân không cho ăn, tổng cộng 4 vị trí đo, sau đó lấy kết quả trung bình của 4 vị trí đo.


Bước 3: Đo nhiệt độ của sinh khối

Đưa nhiệt kế xuống khoảng giữa của các vị trí cần đo, để yên 5-10 phút sau đó lấy kết quả trung bình của 4 vị trí đo.


Bước 4 Đọc kết quả Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế trong sinh khối 3

Bước 4: Đọc kết quả

Khi đọc kết quả vẫn để nhiệt kế trong sinh khối trùn. Nhiệt độ sinh khối là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế.


Hình 4.3.1. Máy đo nhiệt độ, độ ẩm


Ngoài ra, cần phải đo nhiệt độ tiểu khí hậu của chuồng hay khu vực nuôi trùn: dùng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ môi trường, thời gian theo dõi từ 8 giờ sáng đến 15 giờ hoặc dùng máy đo nhiệt độ, độ ẩm.

3. Kiểm tra ẩm độ sinh khối

Độ ẩm thích hợp nhất cho trùn sinh trưởng và sinh sản là 60-70%, độ ẩm liên quan nhiều đến môi trường sống của trùn. Môi trường sống khô quá trùn di chuyển khó khăn nhưng độ ẩm cao quá trứng trùn bị ngập trong nước sẽ không nở được. Độ ẩm và nhiệt độ có quan hệ lẫn nhau lên sự sinh trưởng và sinh sản của trùn, trong đó độ ẩm là một trong những nguyên nhân làm tăng hay giảm sản lượng của trùn, độ ẩm quá cao có thể làm cho kén bị thối, không nở được.

Cách đo độ ẩm của sinh khối được thực hiện giống như mục 1 - bài 2 của giáo trình mô đun này.

4. Kiểm tra độ pH của sinh khối

Trùn quế chịu được phổ pH khá rộng từ 4-9, nhưng thích hợp nhất là 6,8- 7,5. Nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao thì trùn sẽ bỏ đi, thậm chí chết.

Phương pháp kiểm tra độ pH của sinh khối trùn: có nhiều dụng cụ để đo độ pH của sinh khối trùn như: đo độ pH của chất nền bằng giấy quỳ (giấy chỉ thị màu); kiểm tra nhanh độ pH bằng Test kit pH; kiểm tra pH chất nền bằng máy đo trực tiếp. Do đó, tùy theo điều kiện thực tế mà chọn dụng cụ đo cho phù hợp.

Phương pháp thực hiện đo độ pH của sinh khối trùn (môi trường nuôi) tương tự như đo độ pH của chất nền (Xem nội dung ở bài 2 - giáo trình mô đun 3).


5. Kiểm tra ánh sáng

Kiểm tra ánh sáng mặt trời chiếu vào chuồng nuôi trùn. Trùn không sợ ánh sáng của đèn pin, ban đêm trùn lên ăn có thể quan sát trùn dễ dàng. Trùn rất sợ ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn cao áp. Trùn có thể bị giết chết do tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời chiếu vào luống nuôi.

6. Xử lý bất thường

6.1. Nhiệt độ

Trùn quế có thể sống được trong khoảng nhiệt độ từ 20-300C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết. Vì vậy, ở những khu vực có nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thì lúc này chúng ta cần phải che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông hoặc chết cóng. Ngược lại, khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao trùn quế cũng bỏ đi hoặc chết nên chúng ta cần phải chống nóng cho trùn bằng cách đặt chuồng nuôi ở những nơi thoáng mát; tưới nước lên luống nuôi nhiều lần/ngày; dùng rơm, rạ hoặc bao bố trải lên trên bề mặt của luống, làm hạn chế bề mặt luống tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài hoặc dùng nước bơm cho chảy tràn xung quanh trại để tạo môi trường ẩm.

6.2. Ẩm độ


Nếu ẩm độ sinh khối thấp khô cần cung cấp thêm ẩm độ cho trùn bằng cách 4

- Nếu ẩm độ sinh khối thấp (khô) cần cung cấp thêm ẩm độ cho trùn bằng cách tưới ẩm trùn (thực hiện theo hướng dẫn như nội dung bài 2 của giáo trình mô đun này). Hoặc lắp đặt hệ thống phun sương trong chuồng trại nuôi trùn, hệ thống này thường được sử dụng với những trại trùn có qui mô lớn.


Hình 4.3.2. Hệ thống phun sương


- Nếu ẩm độ sinh khối cao thì xới đảo sinh khối trùn, tạo lỗ thoát nước xung quanh thành chuồng hay tạo một đường rãnh thoát nước dọc theo thành chuồng nuôi trùn. Ngoài ra, để giữ được độ ẩm ổn định bằng cách dọc sát thành chuồng nơi có lỗ thoát nước ta tạo rãnh (bằng cách hốt hết thức ăn, phân trùn tạo thành rãnh trống) cho nước thấm, nếu có nước nhiều quá tự nó thấm xuống rãnh.

6.3. Độ pH

Độ pH của sinh khối trùn phần lớn phụ thuộc vào pH của thức ăn, vì vậy cần kiểm tra lại nguồn thức ăn và loại bỏ thức ăn không thích hợp bằng cách hốt hết


toàn bộ thức ăn có trong luống trùn, tiếp theo xới đảo sinh khối trùn và cho thức ăn có độ pH thích hợp vào luống nuôi.

6.4. Ánh sáng

Chuồng trại nuôi trùn cần che ánh sáng mặt trời, không mở đèn. Nếu nơi nuôi trùn có nhiều ánh sáng chiếu vào thì cần phải che chắn bớt ánh sáng bằng cách dùng chiếu, bao bố, bao tải …đậy lên bề mặt luống trùn (Hình 4.3.3), dùng rèm che xung quanh chuồng nuôi trùn (Hình 4.3.4).


Hình 4 3 3 Đậy bao tải lên luống trùn Hình 4 3 4 Rèm che chuồng nuôi trùn Lưu ý 5Hình 4 3 3 Đậy bao tải lên luống trùn Hình 4 3 4 Rèm che chuồng nuôi trùn Lưu ý 6


Hình 4.3.3. Đậy bao tải lên luống trùn Hình 4.3.4. Rèm che chuồng nuôi trùn


Lưu ý:

+ Không dùng bạt ni lon đậy trùn vì bạt nilon kín, không có chổ thoát hơi để trùn trao đổi không khí;

+ Khi dùng bao tải đậy trùn nên khoét vài lỗ để trùn dễ dàng trao đổi không khí.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Cần kiểm tra ẩm độ trùn bao nhiêu lần trên ngày ?

a. 1 lần/ngày

b. 2 lần/ngày

c. 3 lần/ngày

d. 4 lần/ngày


Câu 2. Cần kiểm tra nhiệt độ trùn bao nhiêu lần trên ngày ?

a. 1 ngày/lần

b. 2 ngày/lần

c. 3 ngày/lần

d. 4 ngày/lần

Câu 3. Độ ẩm thích hợp nhất cho sự sinh sản và sinh trưởng của trùn quế là ? a. 40 – 50 %

b. 50 – 60 %

c. 60 – 70 %

d. 70 – 80 %

Câu 4. Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh sản và sinh trưởng của trùn quế là ? a. 4,5 – 5,5

b. 5,6 – 6,5

c. 6,8 – 7,5

d. 7,8 – 8,0

Câu 5. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh sản và sinh trưởng của trùn quế là ?

a. Dưới 250C b. 25 – 280C

c. Trên 300C

2. Bài tập, thực hành

2.1. Bài tập số 4.4.1. Thực hiện kiểm tra nhiệt độ của sinh khối và xử lý nhiệt độ bất thường

- Mục tiêu: Thực hiện kiểm tra nhiệt độ của sinh khối và xử lý nhiệt độ bất thường đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Nguồn lực: nhiệt kế, dụng cụ tưới ẩm, bao bố...

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, mỗi nhóm nhận 1 bộ dụng cụ và vật tư.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm học viên khi thực hiện bài thực hành:

+ Mỗi nhóm học viên nhận dụng cụ, vật tư;

+ Thực hiện kiểm tra nhiệt độ của sinh khối và xử lý bất thường (nếu có) đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm học viên đo được nhiệt độ của 1 ô chuồng nuôi trùn đúng yêu cầu kỹ thuật và thời gian qui định. Xử lý nhiệt độ bất thường (nếu có).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024