Các Câu Hỏi: Hãy Khoanh Tròn Vào Phương Án Trả Lời Đúng Của Các Câu Hỏi Sau Đây:


- Bột thơm (phấn rôm): rắc bột thơm xung quanh luống nuôi trùn (Hình 4.4.15).



Hình 4 4 15 Bột thơm phấn rôm Giấm đổ nước và giấm với tỷ lệ 1 1 vào một 1


Hình 4.4.15. Bột thơm (phấn rôm)


- Giấm: đổ nước và giấm với tỷ lệ 1:1 vào một bình xịt, sau đó phun lên những khu vực có kiến (Hình 4.4.16).


Hình 4 4 16 Giấm ăn 6 Kiểm tra sau khi xử lý địch hại Sau khi xử lý địch hại 2

Hình 4.4.16. Giấm ăn


6. Kiểm tra sau khi xử lý địch hại

Sau khi xử lý địch hại, cần quan sát theo dõi trùn hoạt động trở lại bình thường thì chứng tỏ địch hại đã được xử lý, nếu trùn chưa hoạt động bình thường và xung quanh còn có dấu hiệu của địch hại thì tiếp tục xử lý cho đến khi hết.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Những hoạt động bất thường của trùn là ?

a. Trùn bò nhiều lên bề mặt luống nuôi

b. Trùn bò đi khỏi nơi ở

c. Đất trong luống nuôi bị cào xới

d. Tất cả đều đúng Câu 2. Các loại địch hại trùn là ?

a. Gia cầm, chim, chuột

b. Cóc, nhái

c. Kiến

d. Tất cả đều đúng

Câu 3. Có mấy phương pháp xử lý địch hại trùn ?

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

Câu 4. Phương pháp thủ công thường được dùng để xử lý loài địch hại nào ?

a. Kiến, chuột

b. Gà, vịt, cóc, nhái…

Câu 5. Phương pháp sử dụng hóa chất thường dùng để xử lý loài đị ch hại nào ?

a. Kiến, chuột

b. Gà, vịt, cóc, nhái…

2. Bài thực hành

2.1. Bài thực hành 4.4.1. Kiểm tra các hoạt động bất thường của trùn và xác định các loại địch hại tấn công trùn.

- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc quan sát hoạt động của trùn, kiểm tra trùn để chẩn đoán loại địch hại trùn.

- Nguồn lực cần thiết: chuồng nuôi trùn, dụng cụ thu trùn, mẫu địch hại, hình ảnh, tài liệu mô tả địch hại trùn.

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc quan sát hoạt động của trùn,


kiểm tra địch hại để xác định loại địch hại trùn; giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra trùn

+ Quan sát hoạt động của trùn trong luống.

+ Kiểm tra bên ngoài của trùn.

+ Kiểm tra bề mặt luống trùn

+ Kết luận nguyên nhân bất thường

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ/nhóm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được sau bài thực hành: thực hiện được việc quan sát trùn, các bước kiểm tra trùn và kết luận đúng tình trạng sức khỏe của trùn và nguyên nhân bất thường.

- Hình thức trình bày theo bảng sau:



Các yếu tố kiểm tra

Kết quả thu được


Đánh giá


Kết luận


Ghi chú

Quan sát hoạt động của trùn





Kiểm tra bên ngoài trùn





Kiểm tra bề mặt luống trùn





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


2.2. Bài thực hành 4.4.2. Xác định và xử lý kiến hại trùn

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc xác định và xử lý kiến hại trùn.

- Nguồn lực cần thiết: chuồng nuôi trùn, dụng cụ xử lý.

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (5-6 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc xác định và xử lý kiến hại trùn; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, để chẩn đoán và xử lý kiến hại trùn.

+ Quan sát hoạt động của trùn trong luống

+ Kiểm tra trùn


+ Xác định địch hại.

+ Xác định biện pháp xử lý địch hại

+ Thực hiện xử lý địch hại.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ/ nhóm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Xác định được đúng loại địch hại, chọn được biện pháp xử lý địch hại phù hợp, thực hiện xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Hình thức trình bày theo bảng sau:



Các yếu tố kiểm tra

Kết quả thu được


Đánh giá


Kết luận


Ghi chú

Quan sát hoạt động của trùn





Kiểm tra bên ngoài trùn





Kiểm tra mật độ trùn





Kiểm tra bề mặt luống trùn





Kiểm tra địch hại trùn






2.3. Bài thực hành 4.4.3. Xác định và xử lý chuột hại trùn

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc xác định và xử lý kiến chuột trùn.

- Nguồn lực cần thiết: chuồng nuôi trùn, dụng cụ xử lý.

- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (5-6 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc xác định và xử lý kiến chuột trùn; Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, để chẩn đoán và xử lý chuột hại trùn.

+ Quan sát hoạt động của trùn trong luống

+ Kiểm tra trùn

+ Xác định địch hại.


+ Xác định biện pháp xử lý địch hại

+ Thực hiện xử lý địch hại.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ/ nhóm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Xác định được đúng loại địch hại, chọn được biện pháp xử lý địch hại phù hợp, thực hiện xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. Hình thức trình bày theo bảng sau:



Các yếu tố kiểm tra

Kết quả thu được


Đánh giá


Kết luận


Ghi chú

Quan sát hoạt động của trùn





Kiểm tra bên ngoài trùn





Kiểm tra mật độ trùn





Kiểm tra bề mặt luống trùn





Kiểm tra địch hại trùn






C. Ghi nhớ

- Địch hại tấn công luống trùn: kiến, ếch, nhái, chim, chuột ...

- Có nhiều phương pháp xử lý địch hại như biện pháp cơ học, sinh học, hóa học, nhưng biện pháp cơ học và sinh học thường được sử dụng, còn biện pháp hóa học ít được sử dụng vì ảnh hưởng đến trùn và sức khỏe của con người.


Bài 5: PHÒNG TRỊ BỆNH CHO TRÙN

Mã bài 04 – 05


Giới thiệu

Nuôi trùn quế là một trong những nghề đang có xu hướng phát triển ở các vùng nông thôn và bước đầu đem lại hiệu quả cho người nuôi. Tuy nhiên, để nuôi trùn khỏe mạnh, đạt được năng suất cao đòi hỏi người nuôi trùn cần phải có những hiểu biết chung về bệnh cũng như chọn được biện pháp phòng và xử lý phù hợp trong quá trình nuôi.

Mục tiêu

- Xác định nguyên nhân gây bệnh ở trùn;

- Phát hiện được bệnh ở trùn và đề ra biện pháp xử lý kịp thời;

- Tuân thủ quy trình, an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

A. Nội dung

1. Quan sát hoạt động bất thường của trùn

Sau khi thả trùn 2-3 ngày, mở tấm phủ lên để kiểm tra trùn nếu thấy có trùn bò lên mặt là tốt, chứng tỏ trùn đã thích nghi với chỗ ở mới. Nếu thấy trùn bò lên mặt rất nhiều hoặc có trùn bị chết thì cần tiến hành quan sát biểu hiện của trùn để phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường của trùn.

2. Quan sát dấu hiệu bệnh của trùn

Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên mặt luống, trườn dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết.

Trùn bị phình to, nôn ói, thối rữa, màu nhợt nhạt hoặc tím bầm…

3. Xác định bệnh của trùn

3.1. Biểu hiện của bệnh

Căn cứ vào biểu hiện của trùn, dấu hiệu bệnh lý bên ngoài, mối liên hệ giữa biểu hiện và dấu hiệu bệnh với tác nhân gây bệnh mà người nuôi có thể chẩn đoán được nguyên nhân, điều kiện phát sinh bệnh.

Tuy nhiên mức độ chẩn đoán chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm 3

Tuy nhiên, mức độ chẩn đoán chính xác phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người nuôi. Có thể kết luận bệnh ban đầu như sau: Biểu hiệu của trùn bị bệnh no hơi: Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên mặt luống và trườn dài sau đó chuyển san màu tím bầm và chết.


Hình 4.5.1. Trùn bị no hơi


Biểu hiện của trùn bị trúng khí độc: Trùn chui lên trên lớp mặt, trùn bị ngạt thở do thiếu ôxy, cơ thể trùn tím bầm.



Hình 4 5 2 Trùn chết do ngạt Biểu hiện bệnh bại máu do vi khuẩn miệng trùn nôn 4

Hình 4.5.2. Trùn chết do ngạt


Biểu hiện bệnh bại máu do vi khuẩn: miệng trùn nôn ra chất nhầy màu trắng, thân thối rữa và chết.

Bệnh do nấm: trùn có màu trắng, bỏ ăn và chết sau vài ngày.

3.2. Nguyên nhân

3.2.1. Bệnh no hơi

Trùn ăn những loại thức ăn có quá nhiều chất đạm làm phân có mùi chua như phân của bò sữa, heo…

Cho thức ăn mới vào tiếp tục trong khi thức ăn cũ chưa hết làm cho lượng thức ăn quá nhiều trùn ăn không hết, lượng thức ăn thừa này sẽ lên men sinh hơi.

Do sinh khối trùn có độ pH axít (chua) cũng sẽ làm cho môi trường sống không đảm bảo, dẫn đến trùn bị bệnh.

3.2.2. Bệnh trúng khí độc

Đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu oxy làm cho khí cacbonic chiếm lĩnh hết khe hở của chất nền.

Do thức ăn cũ chưa hết mà tiếp tục cho thức ăn mới vào tiếp tục thì làm cho thức ăn quá nhiều trùn ăn không hết. Thức ăn dư thừa sẽ sản sinh ra nhiều khí độc như CO2 , H2S, NH3 sẽ làm cho trùn bị ngộ độc và chết.

Dùng bạt ni lông che đậy luống trùn làm cho trùn không thông thoáng, tích tụ nhiều khí độc làm cho trùn trúng độc.

Cho thức ăn đầy bề mặt luống trùn không có chỗ để lưu thông không khí.

4. Chọn phương pháp phòng trừ

- Sử dụng hóa chất: phương pháp này không được sử dụng vì tốn kém và rất phức tạp. Ví dụ như dùng hỗn hợp Soda và Hypochlorite định lượng độ pH hoặc dùng Kali để nâng độ pH … Phương pháp dùng hóa chất đòi hỏi phải tính toán chính xác để không gây ảnh hưởng xấu đến trùn và sức khỏe người nuôi.


- Cải thiện môi trường nuôi: ngừng hoặc đổi loại thức ăn khác, tạo điều kiện thông thoáng cho luống trùn …

5. Xử lý bệnh hại trùn

5.1. Bệnh no hơi

Không cho trùn ăn những loại thức ăn quá giàu chất đạm như phân bò sữa, heo… vì trong phân có mùi chua.

Ngưng cho ăn thức ăn mới vào trong khi thức ăn cũ chưa hết sẽ làm cho thức ăn 5

Ngưng cho ăn thức ăn mới vào trong khi thức ăn cũ chưa hết sẽ làm cho thức ăn quá nhiều trùn ăn không hết làm cho thức ăn lên men sinh hơi.


Hốt hết phần thức ăn cho trùn ăn ra ngoài sau đó tưới nước lên luống trùn.


Hình 4.5.3. Hốt bỏ thức ăn của trùn


5.2. Bệnh trúng độc khí

Ngưng cho ăn thức ăn mới vào trong khi thức ăn cũ chưa hết sẽ làm cho thức ăn quá nhiều trùn ăn không hết làm cho thức ăn lên men sinh hơi, khí độc như CO2, H2S, NH3 gây hại cho trùn.

Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu oxy làm cho khí cacbonic chiếm lĩnh hết khe hở của chất nền.


Cho thức ăn vào chuồng theo từng cụm hoặc theo đường dài và để những 6

Cho thức ăn vào chuồng theo từng cụm hoặc theo đường dài và để những khoảng trống để tạo sự thông thoáng.

Khi trùn bị trúng độc thì ngưng không cho trùn ăn và tiến hành xử lý bằng cách: dùng chĩa xới đảo toàn bộ mặt luống trùn (Hình 4.5.4) tạo môi trường thông thoáng sau đó tưới nước vào luống trùn.


Hình 4.5.4. Xới đảo sinh khối

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí