Bài Thực Hành 4.6.5.1. Chuẩn Bị Chỗ Để Nhân, San Trùn


7. Kiểm tra sự thích nghi của trùn sau nhân luống

Sau khi thả trùn tinh hoặc sinh khối vào nơi nuôi, để ổn định khoảng 5-7 phút, trùn sẽ chui hết xuống lớp sâu.

Trường hợp trùn bị tổn thương sẽ ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu.

Trường hợp nhiều trùn không chui hết xuống lớp sâu thì có thể do độ pH hoặc độ ẩm chất nền không phù hợp. Vì vậy, cần kiểm tra độ pH và độ ẩm của chất nền.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Thời điểm thích hợp để nhân luống trùn sau khi nuôi là?

a. Sau khi thả trùn được 1 tháng

b. Sau khi thả trùn được 2 tháng

c. Sau khi thả trùn được 3 tháng

d. Sau khi thả trùn được 4 tháng

Câu 2. Diện tích để nhân luống trùn sau khi nuôi là?

a. Bằng một nữa diện tích luống nuôi cũ

b. Bằng diện tích luống nuôi cũ

c. Bằng 1,5 lần diện tích luống nuôi cũ

d. Bằng 2 lần diện tích luống nuôi cũ Câu 3. Giống dùng để nhân san trùn là?

a. Trùn tinh

b. Trùn sinh khối

c. Cả 2 đều đúng

Câu 4. Biểu hiện nào cho thấy trùn thích nghi sau khi nhân san?

a. Sau 5-7 phút, trùn chui hết xuống lớp chất nền

b. Sau 5-7 phút, một số trùn chui xuống lớp chất nền và 1 số trùn còn ở trên bề mặt

Câu 5. Biện pháp xử lý khi trùn có biểu hiện không thích nghi sau khi nhân san?

a. Loại bỏ những con trùn bị thương

b. Kiểm tra độ pH của chất

c. Kiểm tra độ ẩm của chất

d. Tất cả đều đúng

2. Bài tập, thực hành

2.1. Bài thực hành 4.6.5.1. Chuẩn bị chỗ để nhân, san trùn

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc chuẩn bị chỗ để nhân san trùn

- Nguồn lực:

+ Dụng cụ nuôi trùn.

+ Bạt ni lông, cây gỗ, dây kẽm, đinh, búa

+ Thùng xốp, mus, dao

- Cách thức tổ chức:

+ 2 giáo viên hướng dẫn

+ Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 học viên

- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:


+ Chuẩn bị dụng cụ, chọn chỗ để nhân luống trùn.

+ Kiểm tra các yếu tố môi trường.

+ Thực hiện việc chuẩn bị chỗ.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8giờ/ nhóm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Mỗi nhóm chuẩn bị được 1 thùng xốp và 1 ô chuồng bằng bạt nilon để nhân san trùn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

2.2. Bài thực hành 4.6.5.2. Nhân, san trùn

- Mục tiêu: Nhân, san được trùn vào nơi nuôi bằng nhiều cách khác nhau đảm bảo vệ sinh, an toàn và đúng kỹ thuật.

- Nguồn lực:

+ Bảo hộ lao động

+ Xô, chậu

+ Xẻng, cào

+ Thùng tưới

- Cách tổ chức thực hiện: Chia 5-6 học viên/nhóm, mỗi nhóm tiến hành nhân, san trùn vào nơi nuôi và sau đó kiểm tra sự thích nghi của trùn

- Nhiệm vụ của nhóm: Nhân, san trùn tinh hoặc sinh khối trùn

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Thao tác nhân, san trùn đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi nhóm có 1 ô chuồng trùn mới.


C. Ghi nhớ

- Thời điểm nhân, san trùn thích hợp là vào lúc sáng sớm;

- Địa điểm để nhân, san trùn phải cao ráo, không ngập úng, không bị nắng chiếu trực tiếp vào, không bị mưa tạt vào...

- Trùn sau khi nhân san phải thích nghi tốt, chui xuống lớp sâu sau 5-7 phút, trùn không bị tổn thương.


HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN


I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

1. Vị trí

Mô đun “Chăm sóc trùn” là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầmchất thải nông nghiệp; được học sau các mô đun Chuẩn bị nuôi trùn; Lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi trùn; Thả trùn giống. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

2. Tính chất

Là mô đun chuyên môn tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành công việc Cho trùn ăn; Tưới ẩm trùn; Kiểm tra môi trường nuôi trùn; Phòng trừ địch hại trùn và bệnh trùn; Nhân, san trùn. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có cơ sở chăn nuôi, chuồng trại nuôi trùn, có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.

II. MỤC TIÊU

- Kiến thức

+ Nêu được tiêu chuẩn thức ăn của trùn;

+ Tính được lượng thức ăn cho trùn;

+ Xác định được thời gian và số lần cho trùn ăn hợp lý;

+ Nhận biết được độ ẩm luống trùn;

+ Phân biệt được các loại địch hại trùn;

+ Mô tả được cách chia và nhân luống trùn;

+ Liệt kê được những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trùn.

- Kỹ năng

+ Kiểm tra và xử các yếu tố môi trường của chất nền trong khi nuôi trùn;

+ Cho trùn ăn đúng kỹ thuật;

+ Kiểm tra trùn sau khi cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn;

+ Đo các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đơn giản và xử lý được các yếu tố môi trường đúng kỹ thuật;

+ Phát hiện và xử lý được những loại địch hại trùn;

+ Nhân, san trùn đúng kỹ thuật.

- Thái độ

Siêng năng, cẩn thận, tuân thủ qui trình nuôi, vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình làm việc.


III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN



Mã Bài


Tên bài


Loại bài dạy


Địa điểm

Thời lượng

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra


MĐ04-01


Cho trùn ăn

Tích hợp

Cơ sở nuôi


16


2


14



MĐ04-02

Tưới ẩm trùn

Tích hợp

Cơ sở nuôi


12


2


8


2


MĐ04-03

Kiểm tra môi trường nuôi trùn


Tích hợp


Cơ sở nuôi


16


2


12


2


MĐ04-04

Phòng địch hại trùn

Tích hợp

Cơ sở nuôi


16


2


14



MĐ04-05

Phòng trị bệnh hại trùn

Tích hợp

Cơ sở nuôi


8


2


6



MĐ04-06

Nhân, san trùn

Tích hợp

Cơ sở nuôi


16


2


12


2

Kiểm tra kết thúc mô đun

4



4

Cộng

88

12

66

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Chăm sóc trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 9


Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.


IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH

Cuối mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập/bài thực hành. Tùy theo câu hỏi hay bài tập/bài thực hành, giáo viên chia học viên của lớp thành các nhóm có từ 3-5 học viên hay từng học viên thực hiện độc lập để trả lời câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Thực hiện bài tập/bài thực hành theo các bước để được sản phẩm theo yêu cầu của đề bài.

1. Hướng dẫn phần thực hiện trả lời câu hỏi

Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi để phát cho học viên;

Sau khi phát câu hỏi cho học viên, giáo viên cùng cả lớp nhắc lại hay trao đổi các nội dung lý thuyết có liên quan đến câu hỏi;

Giáo viên hướng dẫn học viên khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi.


Hết thời gian làm bài, giáo viên hướng dẫn học viên chấm bài chéo cho nhau, sau đó giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài làm của học viên.

2. Hướng dẫn phần thực hiện bài tập/bài thực hành

Để học viên làm được các bài tập/bài thực hành, giáo viên phát đề bài, học liệu, dụng cụ phù hợp cho học viên/nhóm học viên và phổ biến cách thức và thời gian thực hiện, kết quả sản phẩm của bài tập/bài thực hành phải đạt được.

Trong quá trình học viên làm bài tập/bài thực hành, giáo viên quan sát, nhắc nhở và uốn nắn kịp thời để học viên thực hiện đúng, đủ các bước, đủ số lượng và đạt chất lượng sản phẩm bài tập/bài thực hành. Khi kết thúc thời gian làm bài tập hay bài thực hành, giáo viên nhận xét, đối chiếu với đáp án, đánh giá và ghi điểm cho học viên hay nhóm học viên.

V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

5.1. Bài 01: Cho trùn ăn

5.1.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 01


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Khoanh tròn được đáp án đúng là:

Câu 1: d; Câu 2: e, Câu 3: c, Câu 4: d,

Câu 5: c, Câu 6: b, Câu 7: c; Câu 8: c, Câu 9: a, Câu 10: b, Câu 11: b, Câu 12: d, Câu 13:d , Câu 14: c, Câu 15: a, Câu 16: a.

Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 0,65 điểm

5.1.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành

a. Đánh giá bài thực hành 4.1.1. Thực hiện pha loãng 500 kg phân bò để làm thức ăn cho trùn.


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Vận chuyển phân bò từ nơi dự trữ đến nơi xử lý

Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động học tập của học viên

Tiêu chí 2: Tính lượng nước cần phải thêm vào

Chuẩn bị đủ lượng nước cần phải thêm vào

Tiêu chí 3: Thực hiện các bước pha loãng phân bò tươi làm thức ăn cho trùn

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đánh giá chung:

Pha loãng phân đúng yêu cầu. Hoàn thành đúng thời gian

Đạt yêu cầu: phân ở dạng sền sệt


b. Đánh giá bài thực hành 4.1.2. Vận chuyển thức ăn vào chuồng và tiến hành xới đảo luống trùn.


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Vận chuyển thức ăn từ nơi xử lý đến địa điểm nuôi trùn.

Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động học tập của học viên

Tiêu chí 2: Thực hiện xới đảo trùn bằng tay đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí 3: Thực hiện xới đảo trùn bằng chỉ có răng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đánh giá chung:

Xới đảo toàn bộ bề mặt luống trùn đúng kỹ thuật.

Hoàn thành đúng thời gian

Đạt yêu cầu


c. Đánh giá bài thực hành 4.1.3. Cho trùn ăn


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Thực hiện cho trùn ăn theo khóm đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí 2: Thực hiện cho trùn ăn theo vệt đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí 3: Thực hiện cho trùn ăn rác hữu cơ đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đánh giá chung:

Cho trùn ăn đúng kỹ thuật. Hoàn thành đúng thời gian

Đạt yêu cầu

5.2. Bài 02: Tưới ẩm trùn

5.2.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 02


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Khoanh tròn được đáp án đúng là: Câu 1: a; Câu 2: a, Câu 3: c, Câu 4:

a, Câu 5: b.

Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 2 điểm

5.2.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành

a. Đánh giá bài thực hành 4.2.1. Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng rổ.


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ để tưới ẩm.

Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại.

Tiêu chí 2: Thực hiện tưới ẩm trùn bằng rổ đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí 3: Thực hiện kiểm tra độ ẩm sau khi tưới đúng phương pháp.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đánh giá chung:

Tưới ẩm cho trùn bằng rổ đúng kỹ thuật.

Hoàn thành đúng thời gian

Đạt yêu cầu

b. Đánh giá bài thực hành 4.2.2. Thực hiện tưới ẩm cho trùn bằng thùng ô zoa.


Tiêu chí đánh giá

Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ để tưới ẩm.

Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại.

Tiêu chí 2: Thực hiện tưới ẩm trùn bằng thùng ô zoa đúng yêu cầu kỹ thuật.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Tiêu chí 3: Thực hiện kiểm tra độ ẩm sau khi tưới đúng phương pháp.

Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Đánh giá chung:

Tưới ẩm cho trùn bằng thùng ô zoa

Đạt yêu cầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024