Múc Thức Ăn Vào Xe Đẩy Hình 4.1.10. Thức Ăn Được Đẩy Vào



Hình 4 1 9 Múc thức ăn vào xe đẩy Hình 4 1 10 Thức ăn được đẩy vào chuồng 6 1Hình 4 1 9 Múc thức ăn vào xe đẩy Hình 4 1 10 Thức ăn được đẩy vào chuồng 6 2


Hình 4.1.9. Múc thức ăn vào xe đẩy Hình 4.1.10. Thức ăn được đẩy vào

chuồng


6. Xới đảo sinh khối trùn

Mục đích của việc xới đảo sinh khối trùn trước khi cho ăn là:

- Làm cho không khí lưu thông giúp trùn hô hấp tốt hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

- Kiểm tra xem thức ăn cũ còn tồn động phía dưới chất nền hay không (xem trùn đã ăn hết thức ăn hay chưa).

- Đánh giá sơ bộ sự sinh trưởng và phát triển của trùn sau mỗi lần ăn, tức là quan sát xem trùn có hoạt động tốt hay không, có sinh sản không thông qua số lượng kén, trùn con và trùn trưởng thành.

* Các bước tiến hành xới đảo sinh khối trùn

- Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ dùng để xới đảo sinh khối trùn là chỉa có răng hoặc cây cào (Hình 4.1.11).


Hình 4 1 11 Chỉa có răng Ngoài ra nếu nuôi với diện tích nhỏ như trong khay chậu 3Hình 4 1 11 Chỉa có răng Ngoài ra nếu nuôi với diện tích nhỏ như trong khay chậu 4


Hình 4.1.11. Chỉa có răng


Ngoài ra, nếu nuôi với diện tích nhỏ như trong khay, chậu, thùng xốp thì có thể dùng tay đã mang bao tay để xới đảo sinh khối trùn (Hình 4.1.12).

Lưu ý: Không dùng các dụng cụ khác vì làm trùn bị tổn thương.



Hình 4 1 12 Mang bao tay Bước 2 Mở tấm che phủ phía trên luống trùn ra Hình 4 1 13 5


Hình 4.1.12. Mang bao tay


- Bước 2. Mở tấm che phủ phía trên luống trùn ra (Hình 4.1.13).


Hình 4 1 13 Mở tấm che phủ Bước 3 Xác định độ dày sinh khối cần được 6

Hình 4.1.13. Mở tấm che phủ


Bước 3 Xác định độ dày sinh khối cần được xới đảo độ dày sinh khối 7

- Bước 3. Xác định độ dày sinh khối cần được xới đảo: độ dày sinh khối trùn là khoảng 15 cm từ mặt luống xuống dưới (Hình 4.1.14) nhưng phần sinh khối cần được xới đảo chỉ cần từ 5-7 cm từ trên mặt luống xuống vì phần lớn lượng trùn tập trung lên đây để ăn và sinh sản, còn phần dưới là phân trùn, kén và một ít trùn con mới nở, nếu xới đảo phần này có thể làm

tổn thương trùn con. Hình 4.1.14. Độ dày sinh khối


- Bước 4. Tiến hành xới đảo.

Người nuôi cầm chỉa có răng hay dùng tay nhẹ nhàng xới đảo sinh khối trùn từ trong ra ngoài hoặc từ trái sang phải theo một đường thẳng để đảm bảo rằng toàn bộ sinh khối trên bề mặt luống trùn được xới đảo đều và không làm tổn thương trùn (Hình 4.1.15 và (Hình 4.1.16).



Hình 4 1 15 Xới đảo bằng tay Hình 4 1 16 Xới đảo bằng chỉa Bước 5 Kiểm tra 8Hình 4 1 15 Xới đảo bằng tay Hình 4 1 16 Xới đảo bằng chỉa Bước 5 Kiểm tra 9

Hình 4.1.15. Xới đảo bằng tay Hình 4.1.16. Xới đảo bằng chỉa


- Bước 5. Kiểm tra sinh khối trùn sau khi xới đảo

Quan sát xem bề mặt luống trùn đã được xới đảo đều hay chưa, độ dày sinh khối xới đảo có đúng không, trùn có bị thương sau khi xới đảo không ...

7. Cho thức ăn vào ô trùn

7.1. Chọn phương pháp cho ăn

Có 2 phương pháp cho ăn mà người nuôi thường dùng là: cho thức ăn thành từng khóm hoặc cho thức ăn thành từng vệt.


Cho thức ăn vào ô nuôi luống nuôi thành từng khóm thức ăn được bón lên bề 10

+ Cho thức ăn vào ô nuôi (luống nuôi) thành từng khóm: thức ăn được bón lên bề mặt luống thành từng khóm (mô) có đường kính khoảng 10-20 cm, độ dày từ 2-5 cm và mỗi khóm cách nhau từ 5-10 cm (Hình 4.1.17).


Hình 4.1.17. Cho trùn ăn thành từng khóm


Cho thức ăn vào luống thành vệt dài thức ăn được bón lên bề mặt luống 11

+ Cho thức ăn vào luống thành vệt dài: thức ăn được bón lên bề mặt luống thành từng vệt dài, mỗi vệt có đường kính khoảng 10-15 cm, độ dày từ 2-5 cm và cách nhau từ 5-10 cm. (Hình 4.1.18).


Hình 4.1.18. Cho trùn ăn theo từng vệt dài


* Lưu ý: + Không cho thức ăn lên đầy kín luống trùn mà phải để khoảng trống giữa các khóm, các vệt thức ăn để thoát khí độc và để trùn có chỗ lẫn tránh khi thức ăn có chất độc mà trùn không thích.

+ Không bón lớp thức ăn quá dày trên bề mặt luống trùn vì nếu bón dày trùn sẽ không bò lên bề mặt luống để giao phối sinh sản được.

7.2. Chuẩn bị dụng cụ


Có thể dùng một trong các dụng cụ sau để múc thức ăn cho trùn Ca múc nước 12

Có thể dùng một trong các dụng cụ sau để múc thức ăn cho trùn:

+ Ca múc nước bằng nhựa có cán hoặc có tay cầm (loại 1-2 lít), loại này thường được sử dụng cho diện tích nhỏ như trong thùng xốp, khay chậu hoặc ô chuồng xi măng (Hình 4.1.19).

Hình 4.1.19. Ca nhựa


Gáo múc nước bằng nhựa gáo dừa… có buộc thêm cán bằng tre trúc dài khoảng 13

+ Gáo múc nước bằng nhựa, gáo dừa… có buộc thêm cán bằng tre trúc, dài khoảng 1-1,5 m. Loại này thường được sử dụng khi chuồng nuôi có bề ngang trên 1 mét (Hình 4.1.20).


Hình 4 1 20 Gáo múc thức ăn có cán dài Muỗng nhôm hoặc muỗng inox có cán dài có 14

Hình 4.1.20. Gáo múc thức ăn có cán dài


+ Muỗng nhôm hoặc muỗng inox có cán dài, có thể buộc hoặc không buộc cán tre tùy chiều ngang của luống trùn (Hình 4.1.21).


Hình 4.1.21. Muỗng inox


7.3. Tiến hành cho ăn

- Bước 1. Trộn đều thức ăn: dùng dụng cụ múc thức ăn trộn đều thức ăn trước khi bón lên bề mặt luống trùn (Hình 4.1.22).


- Bước 2. Múc thức ăn: dùng dụng cụ múc thức ăn múc thức ăn ra từ xô/xe (Hình 4.1.23).


- Bước 3. Cho thức ăn lên bề mặt luống thành từng khóm hoặc từng vệt (Hình 4.1.24).


8. Tưới ẩm sau khi cho ăn



Hình 4 1 22 Trộn đều thức ăn Hình 4 1 23 Múc thức ăn từ xô ra Hình 4 1 24 Cho 15

Hình 4.1.22. Trộn đều thức ăn



Hình 4 1 23 Múc thức ăn từ xô ra Hình 4 1 24 Cho trùn ăn Mục đích của việc 16

Hình 4.1.23. Múc thức ăn từ xô ra


Hình 4 1 24 Cho trùn ăn Mục đích của việc tưới ẩm sau khi cho ăn là tạo ẩm 17

Hình 4.1.24. Cho trùn ăn

Mục đích của việc tưới ẩm sau khi cho ăn là tạo ẩm độ thích hợp cho trùn sinh sống và làm cho thức ăn mềm hơn (Nội dung này sẽ được trình bày chi tiết ở Bài 2. Tưới ẩm trùn).


9. Kiểm tra sau khi cho ăn

Sau khi cho ăn, người nuôi nên tiến hành kiểm tra để xem trùn có thích ăn loại thức ăn đó hay không, đồng thời cũng kiểm tra mức độ tiêu thụ thức ăn của trùn. Thông thường, nên kiểm tra sau khi cho ăn tại các thời điểm sau:

- Sau khi cho ăn một ngày: Mở tấm che phủ trên bề mặt luống trùn ra và quan sát trùn có ăn lên thức ăn mới hay không, nếu trùn có lên ăn thức ăn thì trên khóm thức ăn có thể dễ dàng quan sát thấy những lỗ nhỏ li ti như hình 4.1.25. Ngược lại, nếu chúng không ăn thức ăn mới, có hiện tượng bỏ chạy thì thức ăn dó không phù hợp, cần phải loại bỏ ngay và thay thế bằng loại thức ăn khác.



Hình 4.1.25. Vị trí trùn tấn công lên thức ăn (x)


- Khoảng 2-3 ngày, quan sát xem trùn đã ăn hết lượng thức ăn đã cho chưa, nếu trùn đã ăn hết thì lần ăn tiếp theo có thể tăng thêm một ít thức ăn so với lần trước. Ngược lại, nếu trùn vẫn chưa ăn hết thức ăn thì lần ăn tiếp theo sẽ giảm lượng thức ăn xuống hoặc kéo dài khoảng cách giữa hai lần ăn.


BÀI ĐỌC THÊM

Bài đọc thêm ĐT-4.1. Phương pháp cho trùn quế ăn chìm


Hiện nay, việc cho trùn ăn có 2 phương pháp phổ biến là phương pháp cho ăn nổi và phương pháp cho ăn chìm. Tùy vào mục đích nuôi mà chọn phương pháp phù hợp:

1. Phương pháp cho ăn nổi:

Đối với phương pháp này thì vài ngày sẽ cho trùn ăn một lần và mục đích nuôi trùn là để lấy trùn.

2. Phương pháp cho ăn chìm

Đối với phương pháp này thì một tháng sẽ cho trùn ăn một lần và mục đích nuôi trùn là để lấy phân.

2.1. Chẩn bị dụng cụ

Ta chuẩn bị tương tự như dụng cụ dùng để cho trùn ăn ở bài 1, giáo trình mô đun 4.

2.2. Chuẩn bị thức ăn


Loại thức ăn tương tự như bài 1 giáo trình mô đun 4 Lượng thức ăn nhiều hơn 18

- Loại thức ăn: tương tự như bài 1, giáo trình mô đun 4.

- Lượng thức ăn: nhiều hơn cho ăn nổi 5-6 lần (xem bài 1, giáo trình mô đun 4).


Hình 4.1.26. Chuẩn bị thức ăn cho trùn


2.3. Tiến hành cho trùn ăn

- Bước 1. Tạo mô sinh khối trùn

Dùng tay tạo thành từng mô sinh khối có độ cao khoảng 10 cm, khoảng cách giữa các mô từ 10 đến 15 cm (Hình 4.1.27).

- Bước 2. Cho trùn ăn

Cho thức ăn vào từng rãnh, thức ăn được cho vào đầy mặt rãnh (Hình 4.1.28).



Hình 4 1 27 Mô sinh khối Hình 4 1 28 Cho trùn ăn Bước 3 Tưới ẩm và che phủ sau 19Hình 4 1 27 Mô sinh khối Hình 4 1 28 Cho trùn ăn Bước 3 Tưới ẩm và che phủ sau 20


Hình 4.1.27. Mô sinh khối Hình 4.1.28. Cho trùn ăn


- Bước 3. Tưới ẩm và che phủ: sau khi cho trùn ăn thì dùng tấm che phủ đậy lên bề mặt luống trùn và tùy vào độ loãng của thức ăn mà tưới ẩm.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi sau đây:

Câu hỏi 1: Thời điểm cho trùn ăn sau khi thả giống phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

a. Khả năng thích nghi của trùn sau thả

b. Loại trùn giống đem thả

c. Có hay không có tạo chất nền trước khi thả

d. Tất cả các yếu tố trên

Câu hỏi 2: Thời điểm cho ăn định kỳ được xác định dựa vào các yếu tố sau:

a. Khả năng tiêu thụ thức ăn của trùn

b. Số lượng trùn có trong luống

c. Số lượng thức ăn / lần

d. Thời tiết (mùa mưa, mùa nắng)

e. Tất cả các các yếu tố trên

Câu hỏi 3: Bao nhiêu ngày thì cho trùn ăn 1 lần

a. 1 ngày/lần

b. 2 ngày/lần

c. 3-5 ngày/lần

Câu hỏi 4: Lượng thức ăn cho trùn/lần ăn được tính dựa vào:

a. Khối lượng trùn tinh ở mỗi luống

b. Thời tiết (mùa mưa, mùa nắng)

c. Loại thức ăn

d. Tất cả đều đúng

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí