Rà Soát, Thu Hẹp Các Lĩnh Vực, Ngành Nghề Nhà Nước Phải Đầu Tư, Phân Loại Mức Độ Sở Hữu Theo Nhóm Hợp Lý, Hướng Tới Thị Trường Quyết Định

yết, mọi DNNN phải báo cáo theo các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán tốt nhất.”(OECD, 2019).

6.2.1.2. Rà soát, thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước phải đầu tư, phân loại mức độ sở hữu theo nhóm hợp lý, hướng tới thị trường quyết định cấu trúc sở hữu song vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát của Nhà nước

Để đẩy mạnh CPH DNNN, thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần tiếp tục rà soát, thu hẹp các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước phải đầu tư. Đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp gắn với thực hiện chính sách cấu trúc sở hữu Nhà nước đảm bảo Nhà nước chủ động, tự quyết việc nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp đối với những ngành nghề, lĩnh vực then chốt, thiết yếu; các trường hợp khác để thị trường tự quyết định, điều chỉnh.

Khác với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư thường có nhiều mục tiêu về xã hội, chính trị, kinh tế; trong nhiều trường hợp trong quản trị doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu riêng lẻ có thể có những quyết sách mâu thuẫn với nhau. Các mục tiêu phức tạp và mâu thuẫn nhau thường dẫn đến việc thụ động của Nhà nước trong thực hiện chức năng sở hữu, hoặc ngược lại là việc can thiệp quá sâu vào các vấn đề lẽ ra phải do doanh nghiệp và các cơ quan quản trị của doanh nghiệp đảm nhận. Do đó, một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư là Nhà nước phải có sự lựa chọn và chính sách rõ ràng, nhất quán về mục tiêu sở hữu của Nhà nước, thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu; trên cơ sở đó xác định vai trò sở hữu của Nhà nước phù hợp.

Cụ thể, ngoại trừ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh mà DNNN cần tập trung, mục tiêu sở hữu hàng đầu của Nhà nước là nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, công bằng xã hội; thì tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, với tư cách chủ sở hữu, nhà nước phải làm rõ và xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu của mình. Trong quá trình tái cấu trúc vốn chủ sở hữu, tùy thuộc thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu trong các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước đầu tư vốn mà xác định cấu trúc vốn chủ sở hữu phù hợp.

Theo quy định hiện hành hiện nay (Nghị định 94/2017/NĐ-CP), Nhà nước độc quyền kinh doanh đối với 20 ngành nghề (như: Hàng hóa, dịch vụ, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; Vật liệu nổ công nghiệp; Vàng miếng; Vàng nguyên miếng; Xổ số kiến thiết; Thuốc lá điếu, xì gà; Hoạt động dự trữ quốc gia; Tiền; Tem bưu chính Việt Nam; Pháo hoa và các dịch vụ liên quan; Hệ thống điện quốc gia - Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội; Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải; Dịch vụ công ích thông tin duyên hải; Bảo đảm

hoạt động bay; Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển; Dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng; Xuất bản phẩm; Mạng bưu chính công cộng; Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí). Việc quy định cụ thể 20 hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước tạo cơ sở rõ ràng và thống nhất trong việc thực hiện kinh doanh, đồng thời tăng tính minh bạch đối với hoạt động độc quyền của Nhà nước. Mục tiêu của độc quyền Nhà nước theo Luật Thương mại nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia; trong trường hợp này Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ độc quyền trên. Tuy nhiên việc quy định danh mục độc quyền tới 20 ngành nghề, trong đó nhiều ngành nghề có thể thật sự chưa phù hợp với quan điểm DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; thí dụ như nhập khẩu thuốc lá, xì gà; tem bưu chính; pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa; những lĩnh vực vận hành hệ thống đèn biển; vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng; quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt. Vì vậy, cần có sự rà soát lại để đảm bảo DNNN chỉ tập trung những ngành nghề, lĩnh vực liên quan thực sự tới an ninh, quốc phòng; các ngành nghề, lĩnh vực còn lại cần phải đảm bảo sự cạnh tranh, Nhà nước chỉ thực hiện vai trò điều tiết, quản lý thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, và cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trong các ngành nghề, lĩnh vực.

Một vấn đề quan trọng khác hiện nay là ngoại trừ những lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại doanh nghiệp, thì các lĩnh vực, ngành nghề còn lại xác định cấu trúc vốn sở hữu của Nhà nước như thế nào, theo tiêu chí gì. Quy định hiện hành phân thành ba nhóm (Thủ tướng Chính phủ, 2016): (i) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên (như: “1. Quản lý khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay. 2. Dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không. 3. Khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng. 4. Tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí. 5. Tài chính, ngân hàng (không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)”); (ii) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ (như: “1. Sản xuất hóa chất cơ bản. 2. Vận chuyển hàng không. 3. Những doanh nghiệp chiếm thị phần từ 30% trở lên, có vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau: a) Bán buôn gạo; b) Đầu mối nhập khẩu xăng dầu. 4. Sản xuất thuốc lá điếu. 5. Cung cấp dịch vụ

viễn thông có hạ tầng mạng. 6. Trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh. 7. Những doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 8. Kinh doanh bán lẻ điện (phù hợp với lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực)”); (iii) Nhóm ngành nghề, lĩnh vực còn lại không quy định bắt buộc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, quy định trên còn hạn chế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

(i) Tỷ lệ quy định Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ từ 65% trở lên đối với một số ngành nghề, lĩnh vực không thu hút tối đa được các nguồn lực tư nhân tham gia. Thực tiễn đã cho thấy việc ngay từ phương án CPH phê duyệt, tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ còn cao tới 65%, có thể xác định một nguyên nhân chính làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ CPH không đạt mục tiêu và là rào cản của quá trình đổi mới quản trị doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cũng thể hiện việc Nhà nước nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp tác động ngược chiều với mức độ thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH.

(ii) Việc quy định cơ cấu cứng và nhiều mức khung cấu trúc sở hữu Nhà nước dẫn tới sự bị động, bó buộc của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khi thực hiện thay đổi cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo OECD, khuôn khổ pháp lý và quản lý phải cho phép DNNN linh hoạt trong thay đổi cơ cấu vốn khi việc này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam - 17

Vì vậy, thay vì quy định ba nhóm như hiện tại, Nhà nước chỉ nên quy định, phân chia thành hai nhóm doanh nghiệp Nhà nước chi phối hay không chi phối khi sắp xếp, CPH DNNN: doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư còn lại. Về nguyên tắc, sau CPH DNNN, việc xác định cấu trúc sở hữu như thế nào sẽ do thị trường quyết định. Việc kiểm soát doanh nghiệp của Nhà nước sẽ thông qua cơ chế người đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước, qua đó định hướng hoạt động doanh nghiệp gắn với những mục tiêu đầu tư khác của Nhà nước ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước nắm quyền chi phối đối với những ngành nghề, lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Việc kiểm soát của Nhà nước cần đảm bảo định hướng mục tiêu đầu tư của Nhà nước, song cũng phải đảm bảo cơ chế thị trường; do đó Nhà nước phải xác định các ưu tiên đầu tư và nhận thức rõ sự đánh đổi gắn liền với các ưu tiên đầu tư sẽ được giải quyết như thế nào (thí dụ như giữa cung cấp dịch vụ công cộng hay bảo đảm việc làm với giá trị của cổ đông), tôn trọng sự độc lập của Hội đồng Quản trị và tránh can thiệp sâu vào các vấn đề điều hành.

6.2.1.3. Tập trung tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn của quá trình cổ phần hóa, thoái vốn

Bên cạnh việc thận trọng khi tiếp tục thoái vốn các doanh nghiệp sau CPH đã niêm yết và đang hoạt động hiệu quả, cần tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn của quá trình CPH, thoái vốn như vấn đề người đại diện, tài sản đất đai, mức độ CPH.

(i) Về vấn đề người đại diện: Một trong những nguyên nhân của tiến độ CPH, thoái vốn nhà nước những năm qua không đạt mục tiêu đặt ra là do tư tưởng e ngại, nhận thức chưa rõ trong vấn đề đổi mới khi CPH, thoái vốn, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau CPH, thoái vốn của người được Nhà nước giao đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Kết quả kiểm định đã cho thấy việc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối có tác động ngược chiều tới việc thoái vốn. Bên cạnh đó, một bất cập trong chính sách là những người đại diện vốn nhà nước không sở hữu một tỷ lệ nào trong doanh nghiệp, do đó sau khi thoái vốn, những người này sẽ có khả năng không đượcngười chủ sở hữu mới sử dụng nữa; đó cũng là lý do dẫn tới nhiều người đại diện không ủng hộ thoái vốn của doanh nghiệp.

Để giải quyết nút thắt này, cần xác định rõ trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong việc để chậm chễ công tác CPH, thoái vốn; bên cạnh đó cần thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng theo nguyên tắc thị trường, lương, thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; có chính sách đối với người đại diện sau khi thoái hết vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp, hạn chế người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước (Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh) được cử hoặc chỉ định làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp; từng bước đưa việc làm người đại diện vốn trở thành một nghề chuyên nghiệp, để khi Nhà nước thoái vốn thì có thể đại diện vốn cho các cá nhân, tổ chức khác.

(ii) Về vấn đề tài sản đất đai: Đất đai là loại tài sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của các DNNN, đây là lợi thế song cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn trong quá trình CPH, thoái vốn nhà nước; cụ thể như rủi ro do việc xác định giá trị đất đai thấp hơn giá trị thị trường khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH, rủi ro do việc sử dụng đất đai không đúng mục đích phương án sử dụng đất trong phương án CPH, chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua đấu giá ... Chính vì vậy, những quy định về đất đai trong CPH, thoái vốn được yêu cầu thực hiện chặt chẽ; hồ sơ pháp lý của các tài sản trước khi tiến hành sắp xếp, CPH hay thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải được hoàn thiện đầy đủ. Để hạn chế những rủi ro, đẩy nhanh tiến độ CPH, cần phải có quy định công khai, minh

bạch trong xử lý vấn đề về đất đai của doanh nghiệp nhà nước trước khi CPH, thực hiện rà soát sắp xếp, lập phương án sử dụng đất đai đúng quy hoạch, phù hợp với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể phương pháp xác định giá đất sát giá thị trường khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH; mặt khác thực hiện chuyển từ việc giao đất sang thuê đất theo quy định của pháp luật qua đó không phải xác định giá trị tiền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH; ưu tiên cơ chế thuê đất trả tiền hàng năm thay vì thuê đất trả tiền một lần nhằm khắc phục vấn đề rủi ro khi xác định đơn giá thuê đất không sát giá thị trường; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá độc lập trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp định giá thấp tài sản, vốn của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước. Đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, phương án sử dụng đất được duyệt khi CPH cần phải thu hồi đất, thực hiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

(iii) Về mức độ CPH: Như thực trạng kết quả CPH DNNN đã phân tích, số lượng doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối sau khi CPH còn lớn; đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Vận dụng lý thuyết về giả thuyết tín hiệu để giải thích, việc ngay từ phương án CPH phê duyệt, tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ còn cao tới 65%, có thể xác định một nguyên nhân chính làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ CPH không đạt mục tiêu và là rào cản của quá trình đổi mới quản trị doanh nghiệp. Trường hợp CPH của Công ty mẹ Tổng công ty Sông Ðà và Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) là ví dụ điển hình: Cả 2 doanh nghiệp đều thuộc Bộ Xây dựng, với nhiều điểm tương đồng về quy mô vốn nhà nước và ngành nghề kinh doanh, cùng có phương án chào bán lần đầu trên 18% cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài, nhưng trong khi IDICO bán được 100% số cổ phần chào bán và có được các cổ đông chiến lược, thì Sông Ðà chỉ bán được 0,3% cổ phần và Bộ Xây dựng vẫn phải nắm giữ tới 99,7% sở hữu sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Bên cạnh yếu tố hiệu quả kinh tế như các chỉ số kinh doanh trước CPH của IDICO tốt hơn so với Sông Ðà, việc phương án CPH IDICO duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước ở mức thấp với 36% và nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược lên đến 45% đã tạo ra sức hút lớn hơn đối với các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần, cổ đông chiến lược đầu tư vào doanh nghiệp (đối với phương án CPH của Sông Đà, tỷ lệ cổ phần của Nhà nước nắm giữ là 51%, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược là 30%) .

Vì vậy, Nhà nước cần rà soát danh mục các lĩnh vực ngành nghề để quyết định việc chi phối hay không chi phối theo nguyên tắc tập trung những lĩnh vực then chốt, thiết

yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; trên cơ sở đó phương án CPH DNNN cần xác định tỷ lệ vốn điều lệ Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu theo quy định.

Mặt khác, khi DNNN đã CPH, niêm yết trên TTCK lại không nhất thiết phải tiếp tục thoái vốn nếu đang hoạt động hiệu quả. Thực tiễn cho thấy trường hợp tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc có cổ đông khác sở hữu chi phối doanh nghiệp lại làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước, việc tiếp tục thoái vốn sẽ không hiệu quả.

6.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, các đơn vị được giao quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

6.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Bên cạnh việc đa dạng hóa hình thức sở hữu thông qua CPH DNNN, thoái vốn nhà nước nhằm tái cấu trúc vốn chủ sở hữu đem lại sự thay đổi về chất trong quản trị doanh nghiệp; cần phải tiếp tục hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trước năm 2018, trong một giai đoạn dài từ 2005, mô hình quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức doanh nghiệp quản lý, kinh doanh vốn nhà nước không trọn vẹn, khi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được Thủ tướng Chính phủ thành lập, có nhiệm vụ tiếp nhận từ các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp; song việc chuyển giao không được thực hiện triệt để, dẫn tới thực tế mô hình phi tập trung, hỗn hợp trong quản lý vốn (đến cuối năm 2016, SCIC nắm giữ cổ phiếu khoảng 19% các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ tại Việt Nam; còn lại khoảng 54% số các DNNN tại Việt Nam đang thuộc quản lý của chính quyền địa phương và 27% thuộc quản lý của các bộ chủ quản). Từ năm 2018, Việt Nam đã chuyển sang mô hình quản lý vốn theo hình thức cơ quan nhà nước chuyên trách, với việc Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và không có chức năng quản lý nhà nước. Sự chuyển đổi mô hình quản lý được luận giải với mục tiêu nâng cao vị thế của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC thuộc Chính phủ) và tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp; tách khỏi các bộ quản lý ngành nhằm giảm thiểu sự can thiệp gắn với lợi ích của các bộ chuyên ngành khi yêu cầu chuyển giao vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty từ các bộ chuyên ngành về CMSC quản lý, góp phần đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa DNNN với các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong cùng lĩnh vực kinh

tế, đồng thời tập trung quản lý nguồn lực vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi mô hình quản lý không chỉ là sự thay đổi về hình thức cần phải giải quyết được những điểm yếu từ nhiều năm nay, đó là: nguồn nhân lực chuyên trách có năng lực về trình độ và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hạn chế; chưa thiết lập được hệ thống chuẩn mực và thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp; và việc thiếu tách bạch giữa chức năng sở hữu nhà nước và quản lý nhà nước.

6.2.2.2. Tăng cường sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hoàn thiện các quy định pháp lý về cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả của các DNNN sau CPH, tăng tính minh bạch thông tin, tạo điều kiện tiếp cận thông tin một cách đối xứng giữa cổ đông, tạo điều kiện để các cổ đông đại chúng tham gia giám sát doanh nghiệp, thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp sau CPH phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập và dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, phải công khai báo cáo tài chính đầy đủ trên mạng thông tin của doanh nghiệp và mạng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Quy định và thực hiện hệ thống báo cáo nhất quán, tổng hợp về các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; đồng thời cần phải có các quy định về trách nhiệm nhằm đảm bảo tính hiệu lực chấp hành chế độ công khai hóa thông tin của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.

Thực hiện CPH, thoái vốn công khai, minh bạch, chủ yếu thực hiện bán đấu giá nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời góp phần đảm bảo giá trị tối đa mà Nhà nước thu được qua CPH, thoái vốn Nhà nước.

CPH phải gắn với niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Các doanh nghiệp CPH phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; phải có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên TTCK trong thời hạn xác định trong trường hợp doanh nghiệp CPH chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định rõ về xử lý trách nhiệm đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp CPH không thực hiện niêm yết hoặc không niêm yết đúng kỳ hạn.

6.2.2.3. Tăng cường giám sát nội bộ đối với DNNN sau cổ phần hóa

Quy định tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư, nhất là các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ quyền chi phối phải tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Theo hướng dẫn quản trị DNNN của OECD, DNNN cần xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và

báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Quản trị và Ủy ban Kiểm toán hay bộ phận tương

đương (OECD, 2019).

Theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ của Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu (IIA), kiểm toán nội bộ (KTNB) là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị. Điểm khác biệt giữa KTNB với kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước đó là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, với loại hình kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập có sự tách biệt tương đối rõ ràng giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, với loại hình KTNB thì sự tách biệt là không có, bộ phận kiểm toán nội bộ là bộ phận nằm chính trong cơ cấu tổ chức của đơn vị khách thể kiểm toán.

Với vai trò trên, trên thế giới KTNB đã được áp dụng trong quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ lâu. Tại các nước phương Tây, vấn đề quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh thông qua việc tổ chức hoạt động KTNB đã được quan tâm đặc biệt sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là những rủi ro trọng yếu có thể tác động xấu đến hệ thống kinh doanh của họ. Tại Mỹ, KTNB là bộ phận bắt buộc phải có và luật Sarbenes

– Oxley ra đời năm 2002 cũng quy định rõ tất cả các công ty niêm yết trên TTCK phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty. Tại Úc, đối với khu vực tư, việc KTNB được yêu cầu bởi TTCK, với nguyên tắc quản trị đòi hỏi các công ty niêm yết phải đáp ứng về yêu cầu KTNB, thiết lập chức năng KTNB trong công ty.

Để tổ chức KTNB hiệu quả, các phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán đã không ngừng được các hiệp hội KTNB nghiên cứu cải thiện, hướng tới hệ thống chuẩn mực KTNB. Chuẩn mực KTNB của Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu đưa ra thông điệp chính: KTNB có thể không cần tới luật và quy định; song nếu như có KTNB cần công nhận chuẩn mực KTNB.

Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu, các nguyên tắc giải quyết các vấn đề về KTNB; đó là: (i) Tổ chức cần có một Ủy ban kiểm toán hiệu quả; (ii) Tổ chức cần có hệ thống kế toán chống rủi ro và kiểm soát nội bộ; (iii) KTNB cần thực hiện theo CMKTNB; (iv) Công tác báo cáo kết quả KTNB cần đảm bảo tính độc lập.

Hiệp hội kiểm toán nội bộ công chúng toàn cầu cũng khuyến cáo đối với khu vực công cần thiết lập một nền KTNB hiệu quả nhằm phục vụ công tác quản trị công tốt hơn, và cần dựa trên quy định của luật pháp. Do khác với khu vực tư KTNB có động lực phát triển nhằm phục vụ lợi ích của tư nhân trong khi khu vực công thì khác.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí