Chương 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
QUY HOẠCH LÃNH THỔ
Mục tiêu của chương
- Cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển bền vững và cách tiếp cận trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng; phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Rèn luyện các kỹ năng phân tích, vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và phát triển bền vững trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng; vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ.
- Giúp cho học viên có ý thức trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững.
Lý thuyết và phương pháp luận nhận thức là cơ sở triết học trực tiếp của bất kỳ phương pháp luận nghiên cứu khoa học cụ thể nào (Dzebi Z.B, 1980).
Khoa học địa lý có lý thuyết và phương pháp luận riêng của nó. Biểu diễn lý thuyết của một khoa học là một hệ thống kiến thức được kết cấu chặt chẽ, không mâu thuẫn với nhau (ở trình độ hiện nay) nhằm cắt nghĩa thế giới bên ngoài hay những yếu tố riêng biệt của nó, và tất nhiên đã được kiểm nghiệm bằng các thí nghiệm hay tính toán (Alaev E.B. 1983).
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 2 - 2
- Phương Pháp Đánh Giá Cảnh Quan Phục Vụ Quy Hoạch Lãnh Thổ
- Phương Pháp Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên (Đánh Giá Cảnh Quan) Phục Vụ Quy Hoạch Lãnh Thổ
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Phương pháp luận hiểu theo nghĩa thông thường là học thuyết về phương pháp khoa học của nhận thức. Phương pháp luận phát triển trong khoa học là những yếu tố mà không có chúng, không có sự phát triển của chính khoa học đó. Một cách hình tượng, phương pháp luận là quan niệm về sự phát triển của lý thuyết của một khoa học nhất định.
Phép duy vật biện chứng cho thấy rằng tất cả các hiện tượng của thế giới vật chất đều nằm trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Quy luật này được thể hiện trong địa lý thành quan điểm hệ thống và quan điểm tổng hợp, quan điểm này hướng dẫn mọi công cuộc khảo sát cảnh quan địa lý.
Một trong những luận điểm cơ bản của duy vật biện chứng là sự khẳng định rằng vật chất không thể tồn tại bằng cách nào khác ngoài sự vận động vĩnh cửu, nó luôn biến đổi và phát triển. Vì vậy, trong nghiên cứu cảnh quan rất cần thiết phải phân tích tính vật chất của từng yếu tố hay thành phần cấu tạo nên thể tổng hợp địa lý, dù đó là ở cấp cảnh quan, tỉnh, quốc gia hay khu vực,… và tiếp đó là sự phân tích bản thân sự phát triển của thể tổng hợp đó.
Một trong những hạt nhân của phép biện chứng là quy luật về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và tiếp đó là quy luật về sự biến đổi lượng thành chất. Cả hai quy luật này cần phải được sử dụng để nghiên cứu các quá trình phát sinh và phát triển của các đối tượng cảnh quan địa lý.
Phương pháp luận cụ thể của mỗi khoa học, trong đó có khoa học địa lý luôn luôn gắn liền với những điều kiện lịch sử và phụ thuộc vào trình độ nhận thức khoa học của chính khoa học đó.
4.1. QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN ỨNG DỤNG
4.1.1. Khái niệm hệ thống
4.1.1.1. Khái niệm
Theo B. Canber, “Hệ thống được hiểu là một thể hoàn chỉnh phức tạp có tổ chức, tổng hợp và phối hợp các vật thể, các bộ phận tạo thành một thể hoàn chỉnh thống nhất”.
L. Bertalanf xem hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Một hệ thống là một tập hợp các
tương tác giữa các thành phần tương hỗ bên trong một giới hạn xác định (Berta Lanffy, 1978; Conway, 1987). Một hệ thống có giới hạn sẽ tạo nên một tập hợp đặc biệt có hình dạng. Mặc dù mọi hợp phần của hệ có liên quan với nhau, điều đó không có nghĩa rằng những người nghiên cứu cần hiểu theo từng khía cạnh riêng lẻ của hệ. Ví dụ, hệ Mặt trời; hệ địa-sinh thái (Geo-Biosystem); hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng,… là những hệ thống. Hệ địa - sinh thái nghiên cứu các tổng thể tự nhiên.
4.1.1.2. Đặc điểm
Theo Demek và R. Harvey, mỗi hệ thống có 4 đặc điểm:
- Hệ thống là một tổ hợp gồm nhiều thành phần cấu tạo và giữa các thành phần đó có những mối quan hệ tương hỗ với nhau.
- Hệ thống tạo nên sự thống nhất, có quan hệ với môi trường bên ngoài.
- Bản thân hệ thống chỉ là một thành phần cấu tạo của một hệ thống cấp cao hơn.
- Mỗi hệ thống gồm các hệ thống bậc thấp hơn.
Xét các dấu hiệu trên có thể nhận thấy cảnh quan là một hệ thống. Mỗi thành phần cấu tạo (hợp phần) của cảnh quan như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ,... tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó. Tuy nhiên, không một thành phần nào trong số các thành phần đó lại tồn tại và phát triển một cách cô lập, nghĩa là không chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại không tác động đến các thành phần khác. Sự trao đổi không ngừng vật chất và năng lượng giữa các thành phần cấu tạo riêng lẻ đó đã quy định tính hoàn chỉnh của cảnh quan.
4.1.1.3. Các dấu hiệu nhận biết hệ thống
- Xác định phạm vi của tất cả các yếu tố nằm trong hệ thống.
- Xác định mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố:
+ Lực liên hệ: Thay đổi theo không gian và thời gian, có thể mạnh hay yếu.
+ Dấu hiệu liên hệ: Tốt - xấu, thuận - nghịch, dương - âm.
+ Mức độ liên hệ: Chặt - yếu.
+ Mức độ xác suất của mối liên hệ: Độ bắt gặp.
- Quan hệ nhân quả: Thể hiện ở các quan hệ phụ thuộc và hướng của các mối liên hệ.
- Các kiểu liên hệ.
- Bề mặt của hệ thống: Mối liên hệ giữa các hệ thống với môi trường bên ngoài và ngược lại.
4.1.1.4. Các kiểu liên hệ của hệ thống
- Thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố theo cấu trúc đứng: Mối liên hệ trực tiếp hay chuỗi, ngược âm: Làm giảm tác động từ bên ngoài vào và đó là cơ chế tự điều chỉnh. Ngược dương: Tác động bên ngoài vào phá vỡ thế cân bằng và suy thoái hệ địa sinh thái.
- Các kiểu liên hệ giữa các bộ phận trong hệ thống hoặc giữa các bậc trong hệ thống khác nhau - cấu trúc ngang:
+ Hệ thống hình thái: Giữa các thành phần chỉ có quan hệ tương quan.
+ Hệ thống dòng thác: Giữa các thành phần có các dòng trao đổi vật chất và năng lượng.
+ Hệ thống quá trình hưởng ứng: Là sự thống nhất giữa hệ thống hình thái và hệ thống bậc (dòng thác) thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng.
+ Hệ thống bị điều khiển: Là hệ thống quá trình hưởng ứng trong đó thành phần chủ đạo được con người kiểm soát có ý thức, buộc hệ thống phải hoạt động theo một hướng xác định; có ý nghĩa giúp cho việc điều khiển của con người đối với một yếu tố, một ảnh hưởng nào đó.
- Các kiểu hệ thống theo chức năng:
+ Hệ thống cô lập: Không cho phép sự vào ra của vật chất và năng lượng.
+ Hệ thống kín: Có ranh giới ngăn cản sự vào ra của vật chất và không ngăn cản dòng năng lượng.
+ Hệ thống hở: Trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh.
4.1.2. Phương pháp luận hệ thống
Phương pháp luận hệ thống là sự kế tục và phát triển tự nhiên của tư duy khoa học dựa trên nền tảng biện chứng, nghiên cứu những đối tượng được gọi là các hệ thống - một hướng mới về phương pháp luận nghiên cứu khoa học (xây dựng quan điểm mới đối với các đối tượng nghiên cứu trong thực tế và xây dựng những nguyên tắc mới trong tư duy khoa học).
Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm về sự hoàn chỉnh của các đối tượng nghiên cứu, là sự thống nhất về động lực bên trong của hệ thống.
4.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các đối tượng là hệ thống.
Hoàng Tụy phân chia 3 trình độ khảo sát đối tượng:
- Mô tả thông số: Tính chất, đặc điểm, quan hệ.
- Mô tả hình thái, cơ cấu thành phần của đối tượng, phân tích tương quan giữa các đặc điểm đã mô tả thông số.
- Mô tả chức năng, hành vi của đối tượng.
Giai đoạn 1 là sự thu nhận thông tin một cách khoa học, đúng đắn và có mục đích, hiểu được bản chất đối tượng và quan hệ giữa chúng, biết cách tiến hành sắp xếp, phân loại thông tin, và cuối cùng là phải xác định mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng, chọn ra các đối tượng với mối liên hệ chủ yếu - là cơ sở để xây dựng mô hình, từ định tính đến định lượng, từ hình thái đến chức năng để tìm hiểu hoạt động của hệ thống. Đó là quá trình nhằm đạt được trình độ tiếp cận hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống ở giai đoạn thứ 3 là sự kết hợp các nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống.
Mô hình hóa cấu trúc hệ thống là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa, hình thành các mối quan hệ bản chất của đối tượng và phản ánh tư duy khoa học cao trong nghiên cứu đối tượng. Việc mô hình hóa quá đơn giản hoặc quá phức tạp đều không nêu được bản chất của đối tượng. Mô hình hóa cần mô tả thông số quan hệ cấu trúc hình thái, cấu trúc chức năng hoạt động của hệ thống.
Phương pháp tiếp cận hệ thống - quá trình phân tích hệ thống, mô tả hệ thống bằng loạt mô hình từ đơn giản đến phức tạp để biểu đạt được cấu trúc hoạt động của hệ.
Phương pháp nhận thức khoa học trong tiếp cận hệ thống chia làm 3 loại:
- Phương pháp hình thức hóa: Tính toán.
- Phương pháp phi hình thức: Định tính.
- Phương pháp bán hình thức: Phương pháp tiếp cận hệ thống (có sự kết hợp cả 2 loại hình thức và phi hình thức để nhận biết đối tượng). Phương pháp này còn được vận dụng trong các chương trình nghiên cứu.
4.1.4. Vận dụng quan điểm hệ thống và cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng
4.1.4.1. Nhận thức đặc điểm của hệ địa sinh thái
- Hệ địa sinh thái (cảnh quan) là một hệ thống động lực hở tự điều chỉnh, có ranh giới xác định, có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo và các đơn vị cấu tạo (chu trình sinh - địa - hóa).
Việc xác định năng suất sinh học và sinh khối của hệ địa sinh thái là một tiêu chí để đánh giá tính thích nghi và độ ổn định của hệ. Tác động của con người phải đảm bảo cân bằng của hệ, là cơ sở của hướng sinh thái trong nghiên cứu các hệ địa sinh thái.
- Hệ địa sinh thái là một hệ thống động lực, có khả năng thay đổi trạng thái theo thời gian, có một lịch sử phát sinh và phát triển. Vì vậy, cần phải nghiên cứu chúng theo không gian và thời gian. Hệ
thường thay đổi theo một nhịp điệu, chu trình xác định (ngày đêm, mùa). Bên cạnh đó là sự thay đổi theo hướng tiến hóa, hoặc hướng thoái hóa thông qua một loạt chuỗi diễn thế.
- Hệ địa sinh thái là một hệ thống hở, giữa hệ thống với môi trường xung quanh luôn luôn có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Khi nghiên cứu cần phải xác định ranh giới của hệ địa sinh thái.
- Hệ địa sinh thái là một hệ thống tự điều chỉnh: Sự tự điều chỉnh là khả năng chống đỡ của nó đối với những tác động làm thay đổi sự cân bằng cần thiết cho sự ổn định của hệ thống. Cơ chế tự điều chỉnh được thực hiện nhờ các mối liên hệ ngược, gồm có mối liên hệ ngược âm (giảm dần tác động từ bên ngoài, chính là cơ chế tự điều chỉnh) và mối liên hệ ngược dương (phá vỡ sự cân bằng, dẫn đến tiêu diệt hệ địa sinh thái).
- Hệ địa sinh thái thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa giới hữu cơ và vô cơ. Mối quan hệ giữa chúng mật thiết đến mức khó tách biệt; đồng thời vai trò chính thuộc về giới hữu cơ. Vì vậy, phải nghiên cứu thật đầy đủ để không khai thác quá sức chịu đựng của hệ địa sinh thái.
4.1.4.2. Nhận thức đặc điểm của hệ địa kỹ thuật
- Hệ địa kỹ thuật là tối ưu khi có sự phù hợp giữa hệ địa sinh thái và hệ kinh tế - xã hội.
- Hệ địa kỹ thuật là hệ thống không có khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ, hệ thống trồng trọt, con người có thể điều chỉnh năng suất bằng cách huy động tối đa nguồn tài nguyên sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các tác động làm tăng cường hiệu suất sử dụng quang năng và sử dụng đất, hoặc đưa vào hệ các nguyên tố địa hóa và các nguồn năng lượng.
4.1.5. Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cấu trúc cảnh quan
4.1.5.1. Xây dựng các mô hình sự vật
Dùng để nghiên cứu sự phân hóa cảnh quan. Mặc dù một địa tổng thể được cấu tạo từ nhiều thành phần nhưng không phải mọi lúc, mọi
nơi các thành phần đều có giá trị ngang nhau mà luôn luôn xảy ra có thành phần trội, có tác động quyết định ranh giới các địa tổng thể. Cách chọn nhân tố trội phải được phát hiện một cách khách quan trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa các thành phần. Khi phân tích mối tác động tương hỗ giữa các thành phần phải biết sắp xếp thành từng cặp quan hệ với hai yếu tố (quan hệ nhân quả). Thường có các mối quan hệ trong địa tổng thể:
- Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên. Có nhiều mối quan hệ nhưng chỉ có khả năng xét mối quan hệ chuỗi, vì đây là quan hệ vừa nhân vừa quả trong quá trình phát triển các địa tổng thể tự nhiên. Vì thế, trong một địa tổng thể thường gây ra phản ứng dây chuyền hồi tiếp. Chỉ có trên cở sở đó mới phát hiện các hệ địa sinh thái.
- Quan hệ chuỗi: Thực chất đây là quan hệ nhân quả.
- Quan hệ phản nghịch:
Hình 4.1. Mô hình quan hệ phản nghịch
b
c
- Quan hệ phức tạp:
a
Hình 4.2. Mô hình quan hệ phức tạp
Hiện nay, chưa có khả năng và cũng không cần thiết phải nghiên cứu tất cả các mối quan hệ; thiết thực nhất là nghiên cứu mối quan hệ chuỗi - mối quan hệ chủ yếu có tính quyết định. Với quan điểm đó cần xem xét hai mô hình tồn tại song song: