Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - 7

Trong những năm gần đây, những trường hợp vợ chồng yêu cầu ly hôn vì mâu thuẫn gia đình ngày càng tăng. Thông thường những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa vợ và chồng nhưng cũng có thể mâu thuẫn phát sinh giữa vợ, chồng với cha, mẹ, anh, chị, em của một trong hai bên. Những mâu thuẫn có thể rất nhỏ, chỉ là do bất đồng quan điểm trong sinh hoạt hàng ngày, trong việc đối xử với các thành viên trong gia đình, trong việc nuôi dạy con... nhưng do vợ chồng thiếu sự thông cảm, không thiện chí và cố chấp nên những mâu thuẫn ngày càng dầy thêm, dẫn đến một trong hai bên hoặc cả hai bên không thể chịu đựng được nhau và yêu cầu ly hôn. Chẳng hạn, có trường hợp nhà có thợ, chồng bảo vợ nấu cơm, vợ không nấu, chồng tát vợ một cái nên vợ bỏ về nhà mẹ đẻ, chồng không gọi về, vợ cũng không tự về, sau gần một năm vợ chồng không gặp nhau, không quan tâm đến nhau, ngưòi chồng đã yêu cầu ly hôn...

Như vậy, biểu hiện của tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là rất khác nhau, đa dạng và phong phú. Việc xem xét và đánh giá nếu không thận trọng sẽ gặp những sai lầm. Trước thực tế đó, cần có những qui định cụ thể trong việc xác định quan hệ vợ chồng đã đến mức trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài.

Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật HN & GĐ năm 2000 đã nêu rõ:

“8.a. Theo qui định tai khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng trầm trọng khi :

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, như: người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người

chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như: thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau, như: có quan hệ ngoại tình, đã được người chồng hoặc người vợ hay bà con thân thích của họ, hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình.

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1. mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng “đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài ” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Mục đích của hôn nhân đưới chế độ XHCN là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1 Luật HN & GĐ năm 2000). Tờ trình về dự luật HN & GĐ năm 1959 của Chính phủ trước Quốc hội đã chỉ rõ: “Mục đích của hôn nhân trong chế độ ta là xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người thương yêu, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và bảo đảm cho nòi giống được lành mạnh, tương lai con cái được tốt đẹp, cho xã hội được phát triển thịnh vượng và làm cho mọi người trong gia đình đều phấn khởi lao động sản xuất, cùng nhau cải thiện đời sống và kiến thiết tổ quốc”.

Điều đó thể hiện mối liên hệ hài hoà, gắn bó giữa mặt riêng tư và mặt xã hội trong quan hệ hôn nhân.

Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - 7

Mặt riêng tư trong quan hệ hôn nhân là hạnh phúc của bản thân vợ chồng trong quan hệ hôn nhân. Hạnh phúc của vợ chồng không phải chỉ có tình yêu giữa vợ chồng với nhau mà còn bao gồm nhiều mặt trong đời sống của vợ chồng nói riêng và của gia đình nói chung. Trong hạnh phúc của vợ chồng còn có niềm vui sướng, tự hào về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội mà họ đã làm tròn.

Lợi ích của xã hội trong hôn nhân thể hiện ở sự tồn tại vững bền của bản thân mối quan hệ hôn nhân của mỗi cặp vợ chồng. Không chỉ vợ chồng, các con mà cả Nhà nước và xã hội đều quan tâm tới việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân, làm sao cho hôn nhân được bền vững, gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Sự bền vững của hôn nhân là sự bền vững của từng gia đình và làm cho xã hội bền vững. Trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thì các thành viên của gia đình đều phấn khởi trong lao động, sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Con cái được chăm sóc, giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội.

Lợi ích của xã hội còn thể hiện trong hôn nhân qua việc bảo đảm lợi ích của các con. Dưới chế độ XHCN, “con cái vừa là thành viên của gia đình, vừa là thành viên của xã hội - chủ nhân tương lai của đất nước... ”. Vì vậy, nghĩa vụ của vợ chồng, của cha mẹ phải “thương yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình công dân có ích cho xã hội”... (Điều 34 Luật HN & GĐ năm 2000); và “phải làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con” (Điều 37 Luật HN & GĐ năm 2000)... Gia đình, Nhà nước và xã hội đều phải có nghĩa vụ trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, bảo đảm cho các

em trở thành công dân có ích cho xã hội. Qua thực tế và lý luận cho thấy những đức tính tốt đẹp của con người được phát triển trong một gia đình tốt thì chính trong tập thể gia đình đó sẽ mang lại cho xã hội những con người có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng, kiên định, dám vượt mọi khó khăn, xả thân vì nghĩa lớn, vì CNXH.

Trong chế độ XHCN, lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình, lợi ích của gia đình và lợi ích của xã hội gắn bó với nhau và có quan hệ hữu cơ với nhau. Bác Hồ đã dạy: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội tốt”.

Nói cách khác, hạt nhân của xã hội tồn tại không bình thường và lành mạnh, quan hệ vợ chồng tồn tại không có lợi cho gia đình và cho xã hội thì ly hôn là tất yếu không tránh khỏi.

“Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” có mối liên hệ với nhau. Quan hệ vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả là mục đích hôn nhân không đạt được. Không thể có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc khi giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, họ không còn muốn sống chung, thậm chí không còn muốn nhìn mặt nhau nữa.

Thực tế cuộc sống vợ chồng rất đa dạng và phong phú. Do đó, biểu hiện của “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” cũng rất đa dạng. Qua thực tế xét xử cho thấy, việc đánh giá gặp khó khăn và phức tạp. Căn cứ ly hôn được pháp luật quy định rất chung chung, mang tính khái quát cao. Trong khi đó, mâu thuẫn vợ chồng và những nguyên nhân dẫn đến vợ chồng xin ly hôn là cụ thể. Vì vậy, có một số quan điểm cho rằng, cần quy định căn cứ ly hôn cụ thể hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử của Toà án. Theo chúng tôi, không thể quy định căn cứ ly hôn cụ thể. Bởi vì, nếu quy định căn cứ ly hôn cụ thể thì có nghĩa là phải quy định Toà án cho phép vợ chồng ly hôn trong những trường hợp nào và như vậy sẽ dễ dàng rơi

vào chủ nghĩa hình thức, giải quyết ly hôn dựa vào biểu hiện bên ngoài của quan hệ vợ chồng. Do vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong Luật HN & GĐ vẫn phải mang tính khái quát cao, và để cụ thể TANDTC đã có những hướng dẫn trong Nghị quyết số 02 đã được trình bày ở trên. Ở đây xin được phân biệt căn cứ ly hôn và nguyên nhân, lý do, động cơ ly hôn để làm rõ hơn qui định của pháp luật cũng như thực tiễn xét xử các vụ việc cụ thể của Toà án.

Nguyên nhân ly hôn:

Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự việc tác động đến hôn nhân làm cho hôn nhân tan vỡ.

Theo pháp luật hiện hành, khi giải quyết ly hôn, các Thẩm phán chỉ dựa vào căn cứ ly hôn đã được quy định trong pháp luật mà không dựa vào nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Điều đó có nghĩa là nguyên nhân dẫn đến ly hôn không phải là cơ sở để Toà án quyết định việc ly hôn. Mặc dù vậy, khi giải quyết ly hôn các Thẩm phán luôn làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến việc vợ, chồng yêu cầu ly hôn để từ đó có cơ sở đánh giá thực chất quan hệ vợ chồng.

Nguyên nhân ly hôn rất đa dạng và phong phú. Mỗi cặp vợ chồng có đơn xin ly hôn đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Có thể do các đương sự chưa có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của các quan hệ hôn nhân trong đời sống. Từ đó, họ không có ý thức chăm lo đến sự tồn tại ổn định của các quan hệ này, dẫn đến vợ chồng đối xử với nhau tuỳ tiện, không coi trọng tình cảm, nhân phẩm, uy tín, danh dự của nhau. Tình trạng đó kéo dài cho đến khi vợ chồng không thể chịu đựng được nhau và ly hôn sẽ xảy ra. Nguyên nhân ly hôn cũng có thể là do thiếu trách nhiệm của các bên vợ, chồng, là do sự xuống cấp về đạo đức. Trong một bộ phận dân cư, do quan niệm hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng bản thân, chạy theo những danh lợi tầm thường và những dục vọng thấp kém nên đã quên mất trách nhiệm với vợ, với chồng, với gia đình và với xã hội, quên mất nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm con, làm cháu. Từ đó

dẫn đến các thành viên trong gia đình cảm thấy bất hạnh mà đặc biệt là vợ chồng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ly hôn.

Bên cạnh đó, những yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vợ chồng ly hôn như sự phát triển về kinh tế, xã hội. Kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế đất nước phát triển, thu nhập của người dân cao hơn, cuộc sống sung túc hơn dẫn đến một bộ phận dân cư có sự thay đổi quan niệm về HN & GĐ . Họ coi hôn nhân chỉ là quan hệ nhằm thoả mãn sở thích nhất thời của họ, tình chồng, nghĩa vợ hoàn toàn lu mờ trong tâm hồn họ. Như vậy, ly hôn cũng dễ xảy ra. Hoặc những nguyên nhân khác cũng tác động không nhỏ tới sự tồn tại bền vững của hôn nhân và là nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn như do việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế, nhất là Luật HN & GĐ nên người dân chưa thấy hết được nghĩa vụ pháp lý của họ khi họ tham gia quan hệ hôn nhân cũng như chưa thấy được hậu quả của việc ly hôn.

Tìm hiểu nguyên nhân ly hôn không thể dựa vào các lý do đương sự đưa ra mà phải phân tích các lý do và xác minh thực chất mối quan hệ vợ chồng mới có thể có được nhận định chính xác về nguyên nhân ly hôn.

Lý do ly hôn

Lý do ly hôn là những sự việc hoặc tình tiết mà các đương sự viện dẫn ra để giải thích cho việc xin ly hôn của họ và đó cũng là cái cớ để họ yêu cầu Toà án cho ly hôn.

Lý do ly hôn cũng rất đa dạng và phong phú. Có thể là do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng: vợ hoặc chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nên người kia dựa vào đó để xin ly hôn. Lý do ly hôn cũng có thể là do có mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng không cùng quan điểm sống nên thường xảy ra xung đột trong quan hệ vợ chồng; một trong hai vợ chồng ngoại tình; một trong hai vợ chồng mất tích; một trong hai người không có khả năng sinh con; một trong hai người đi lao động, học tập, công tác ở nước ngoài nhưng hết hạn đã nhiều năm không trở về... Như vậy,

những lý do ly hôn có thể là chính đáng hoặc không chính đáng. Những lý do chính đáng tức là nó phản ánh rằng vì những lý do đó mà quan hệ vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, khi đó Toà án có thể cho phép vợ chồng ly hôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với qui định của BLDS. Điều 42 BLDS năm 2005 qui định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”.

Động cơ ly hôn

Động cơ ly hôn là những trạng thái tâm lý của đương sự, thúc đẩy đương sự xin ly hôn.

Thông thường, đối với lý do ly hôn thì các đương sự tự viện dẫn ra như trình bày trong đơn xin ly hôn hay trong lời khai trước Toà án. Nhưng với động cơ ly hôn thì các đương sự thường giấu kín, chỉ trong quá trình điều tra, xác minh, hoà giải... các Thẩm phán mới nhận biết được mà thôi. Ví dụ: người chồng xin ly hôn với vợ là nhằm để kết hôn với tình nhân, người vợ ly hôn người chồng để kết hôn với người khác giàu có hơn...

Động cơ ly hôn của vợ chồng có thể là tốt hoặc không tốt. Khi giải quyết ly hôn, các Thẩm phán không được định kiến với những động cơ không tốt mà phải xem xét và nhận định một cách thận trọng để có phương hướng giải quyết tốt nhất, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của các đương sự, phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân đó và phù hợp với qui định của pháp luật.

Như vậy, khi giải quyết ly hôn, các Thẩm phán phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến vợ chồng yêu cầu ly hôn là gì, lý do mà họ đưa ra như thế nào và động cơ xin ly hôn ra sao để từ đó có những nhận định, đánh giá chính xác về thực chất quan hệ vợ chồng. Từ đó cho chúng ta thấy, giải quyết ly hôn phải dựa vào những căn cứ ly hôn mà pháp luật đã qui định (Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000). Lý do ly hôn, động cơ ly hôn và nguyên nhân ly hôn chỉ là

yếu tố để từ đó đánh giá mức độ mâu thuẫn giữa vợ và chồng, trên cơ sở đó giải quyết ly hôn được đúng đắn chính xác.

Tóm lại: khi giải quyết ly hôn, Toà án phải đánh giá khách quan và đúng đắn thực chất quan hệ vợ chồng, chỉ khi nào quan hệ vợ chồng đã “trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” thì Toà án mới giải quyết cho ly hôn.

Theo qui định tại Điều 89 khoản 2 Luật HN & GĐ năm 2000: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.

Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Toà án cũng được coi là căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu được ly hôn. Trước đây, theo Luật HN & GĐ năm 1959 và năm 1986 của Nhà nước ta không quy định vấn đề này. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các án kiện ly hôn nhiều năm qua ở nước ta, khi chưa có BLDS năm 1995, Toà án vẫn giải quyết ly hôn theo yêu cầu của đương sự khi vợ, chồng của họ đã bị tuyên bố mất tích (mục 3 Nghị quyết số 03/1990/NQ/HĐTP ngày 29 – 10 - 1990 của HĐTP TANDTC).

Căn cứ ly hôn này rất dễ xác định. Chỉ cần có quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích và có đơn yêu cầu của người kia thì Toà án đã giải quyết cho ly hôn. Pháp luật về HN & GĐ quy định đây là căn cứ ly hôn là hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn nhân. Nếu một trong hai vợ chồng bị tuyên bố mất tích có nghĩa là họ đã biệt tích hai năm mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết. Chính sự vắng mặt đó của một trong hai vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân của họ tồn tại chỉ là hình thức. Giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền cho người vợ hoặc chồng ở nhà về các lợi ích nhân thân và tài sản đồng thời cũng nhằm củng cố mối quan hệ gia đình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022