Cấm Phân Biệt Đối Xử Về Việc Làm Và Đào Tạo Nghề

động nữ; Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ; Thông tư 23/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23/06/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương; Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;…

Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc nội luật hóa các quy định của một số Công ước quốc tế vào các văn bản pháp luật quốc gia cũng như thực hiện các mục tiêu phù hợp với các Công ước quốc tế về cấm phân biệt đối xử trong lao động. Việt Nam cũng đã thực hiện trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc thực hiện các Công ước quốc tế về cấm phân biệt đối xử trong lao động.

Song, vẫn có thể thấy rằng tiến trình nội luật hóa vào trong pháp luật Việt Nam, ở một vài khía cạnh vì những nguyên nhân khác nhau vẫn còn chậm, một số nội dung chưa được nội luật hóa và không có nhiều biến động lớn trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để phù hợp với nội dung của Công ước quốc tế về cấm phân biệt đối xử trong lao động sau khi đã phê chuẩn nhiều năm. Dưới đây là nghiên cứu cơ bản thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử.

2.1. Cấm phân biệt đối xử về việc làm và đào tạo nghề


* Về việc làm


Trong thời kỳ phong kiến, theo quan niệm “tam tòng tứ đức” hà khắc, người phụ nữ chỉ có vai trò thứ yếu trong gia đình và xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông. Xã hội chỉ đề cao vai trò của nam giới và có những định kiến nặng nề, khắc nghiệt đối với người phụ nữ. Điều đó đã khiến người phụ nữ bị thiệt thòi và tụt hậu so với nam giới. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, những tư tưởng phong kiến lạc hậu đã bị lỗi thời, bị xóa bỏ thì việc làm trở nên quan trọng đối với cả nam giới và nữ giới. Vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại đã có sự thay đổi, bởi vậy, cơ hội tìm kiếm việc làm, có được việc làm cũng có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Không những có được việc làm mà phụ nữ ngày nay còn tạo cơ hội việc làm cho những người lao động khác nữa. Theo cuộc điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới được công bố vào tháng 6 năm

2014 thì Phần trăm Doanh nghiệp với sự tham gia của phụ nữ trong việc sở hữu ở một số nước chiếm tỉ lệ cao (Xem thêm tại Phụ lục 2). Như vậy, có thể khẳng định phụ nữ và nam giới bình đẳng với nhau, phụ nữ ngày càng phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội.

Điều 26 Hiến pháp năm 2013 của nước ta có quy định về vấn đề này như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

sau:


Cấm phân biệt đối xử trong pháp Luật lao động Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị - 6

“1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo

đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.


2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.


Như vậy, mọi công dân không phân biệt nam nữ đều được bình đẳng với nhau ở mọi phương diện, mọi lĩnh vực.

Hiến pháp năm 2013 cũng có quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (Khoản 1 Điều 35) và “Nghiêm cấm phân biệt đối xử” (Khoản 3 Điều 35).

Quy định này được thể chế hóa rõ hơn tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012: “Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không bị phân biệt đối xử ”.

Bên cạnh đó Nhà nước phải có trách nhiệm: “Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà...” (Điều 153 BLLĐ năm 2012). Đồng thời cấm phân biệt đối xử được coi là nguyên tắc của luật Lao động: “Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn” (Khoản 1 Điều 8 BLLĐ năm 2012).

Bên cạnh những quy định bảo vệ lao động nữ thì pháp luật lao động Việt Nam còn hướng tới sự bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm, nghề nghiệp đối với những NLĐ thuộc dân tộc, màu da, tôn giáo, tín ngưỡng, lao động khuyết tật, lao động là người nhiễm HIV... Cụ thể như: Khoản 1 Điều 8 BLLĐ năm 2012 có quy định nghiêm cấm các hành vi “Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”. Nhà nước có trách nhiệm “Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên” (Khoản 7 Điều 4 BLLĐ năm 2012).

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Bởi vậy, nhà nước nghiêm cấm “kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật” (Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Luật Người khuyết tật năm 2010). NSDLĐ phải có trách nhiệm “bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ” (Khoản 1 Điều 177 BLLĐ năm 2012).

Đối với lao động cao tuổi, NSDLĐ không được sử dụng những lao động này “làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi” (Khoản 3 Điều 167 BLLĐ năm 2012).

Đối với lao động chưa thành niên, pháp luật cũng quy định cấm NSDLĐ sử dụng họ “làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ” (Khoản 1 Điều 163 BLLĐ năm 2012).

Cũng thuộc trong nhóm lao động yếu thế là NLĐ bị nhiễm HIV/AIDS, đây là nhóm lao động rất dễ bị tổn thương về tinh thần, nhân phẩm khi tham gia quan hệ lao động. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm

miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 ra đời nhằm đảm bảo quyền, lợi ích cho đối tượng này trong quan hệ xã hội, cụ thể: nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV; NSDLĐ phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng đối với người bệnh HIV/AIDS trong tuyển dụng và quan hệ lao động; không yêu cầu báo cáo xét nghiệm HIV/AIDS khi tuyển dụng; không được từ chối tuyển dụng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS, ép buộc NLĐ chuyển sang làm công việc khác khi họ vẫn còn đủ sức khỏe để làm công việc đang đảm nhiệm, từ chối nâng lương, đề bạt, gây khó khăn trong quá trình làm việc của NLĐ hoặc chấm dứt HĐLĐ khi phát hiện NLĐ nhiễm HIV/AIDS (Khoản 3 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006).

Những quy định trên đã góp phần hài hòa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi công dân đều có quyền làm việc và phát triển đầy đủ nhất. Qua đó, Nhà nước có những chính sách hợp lý để ưu đãi về giải quyết việc làm, có những chính sách thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người chưa thành niên... đảm bảo bình đẳng về cơ hội việc làm, về chế độ, chính sách khi tham gia quan hệ lao động với nhóm người lao động yếu thế trong xã hội.

Trong Luật việc làm năm 2013 cũng đưa ra các nguyên tắc “bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc” (Khoản 1 Điều 4) và nguyên tắc “bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập” (Khoản 2 Điều 4), đồng thời cũng nghiêm cấm hành vi “phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp” (Khoản 1 Điều 9).

Hướng tới mục đích bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần, BLLĐ năm 2012 đã đề ra mức tuổi tối thiểu được tham gia quan hệ lao động. Theo tinh thần tại Khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2012, độ tuổi tối thiểu được tham gia lao động là 15 tuổi; tuy nhiên, người lao động dưới mức tuổi này có thể được làm một số công việc được quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/06/2013 quy định về danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc nhưng việc tiếp nhận và sử

dụng những trẻ em này NSDLĐ phải thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 2 Thông tư này. Cùng với đó Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/06/2013 ban hành danh mục công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên để bảo vệ nhóm lao động này.

Như vậy, pháp Luật Việt Nam đã có những quy định phù hợp với Công ước 111 thể hiện rõ nét nguyên tắc xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa ghi nhận đầy đủ tất cả các căn cứ so với Công ước 111. Cụ thể ILO quy định nguồn gốc xã hội là cơ sở để xác định sự phân biệt đối xử. Theo đó phân biệt đối xử dựa trên vùng miền (hộ khẩu) là một trong những hình thức phân biệt đối xử dựa trên cơ sở nguồn gốc xã hội, bị cấm theo Công ước 111. Pháp luật Việt Nam mới chỉ ghi nhận tiêu chí “thành phần xã hội” mà không đưa ra khái niệm “nguồn gốc xã hội”. Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội có rất nhiều căn cứ của sự phân biệt đối xử như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, định hướng giới tính... điều này cũng được ILO công nhận thêm là những căn cứ để phân biệt đối xử. Ví dụ như sự phân biệt đối xử về tuổi tác trong lao động đã được quy định trong pháp luật về quyền con người. Australia, New Zealand, Nam Phi, và Canada đã mở rộng pháp luật về quyền con người bao gồm sự phân biệt tuổi tác. Phân biệt đối xử về tuổi tác cũng tồn tại trong pháp luật lao động của Australia, Canada và New Zealand, nhưng bị hạn chế hơn so với pháp luật về quyền con người. Các quy định trong vấn đề phân biệt đối xử về độ tuổi trong pháp luật lao động ở các nước này áp dụng đối với những người đang ở trong một mối quan hệ lao động hoặc thời gian gần đây mối quan hệ này bị gián đoạn (tức là do sa thải bất công). Sự phân biệt về tuổi tác trong các luật về quyền con người ở Australia và New Zealand đã mở rộng cho những người đang tìm việc làm và những người đang có việc làm, và cũng bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn của các mối quan hệ lao động. Tại Canada, tuy không có luật liên bang giải quyết một cách rõ ràng vấn đề phân biệt đối xử về tuổi tác nhưng một người có thể viện dẫn những quy định trong Hiến chương về Nhân quyền và Tự do của Canada để bảo vệ cho mình [97, tr.19]. Như vậy, pháp luật Việt Nam nên quy định thêm những hình thức phân biệt đối xử cho phù hợp với Công ước 111 và pháp luật các quốc gia khác.

Hàng năm, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đều bố trí kinh phí để đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hoá 40 Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hỗ trợ các địa phương tổ chức hội

chợ việc làm, sàn giao dịch vi ệc làm. Số lao đôṇ g bình quân đươc

tuyển thông

qua sàn giao dic̣ h từ 400 - 500, trong đó số đươc

tuyển trưc

tiếp qua sàn chiếm

70%, số đươc

[67].

hen

phỏng vấn taị doanh nghiêp

sau phiên giao dic̣ h chiếm 30%


Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay các doanh nghiệp từ chối cơ hội được làm việc của các lao động có hộ khẩu tại Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, Cà Mau. Trên thực tế sự kì thị trên đã xảy ra nhiều năm nay tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt tại Bình Dương có nhiều công ty treo biển tuyển dụng có ghi: “Không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cà Mau vào làm việc”. Tuy nhiên một số quan chức địa phương lại khá lúng túng khi xử lý sự kì thị của các doanh nghiệp trong thời gian qua. Họ cho rằng luật lao động còn thiếu hướng dẫn về cấm phân biệt đối xử liên quan đến vùng miền [85].

Bên cạnh đó ngay cả những căn cứ mà pháp luật đã quy định cấm phân biệt đối xử thì thực tế việc phân biệt đối xử vẫn diễn ra, các doanh nghiệp từ chối cơ hội có được việc làm của những người khuyết tật, người nhiễm HIV, người đã từng tham gia hoặc thành lập công đoàn, lao động nữ, lao động là người chưa thành niên cho dù họ đáp ứng điều kiện của công việc…

* Về học nghề


Trong quan hệ lao động, đối với NLĐ quyền học nghề chính là cơ sở để đảm bảo quyền tự do việc làm, nghề nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về việc làm trong thị trường lao động, với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức, để đảm bảo việc làm thì điều kiện tiên quyết là NLĐ phải không ngừng học nghề, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Điểm a Khoản 1 Điều 5 BLLĐ năm 2012 có quy định về việc người lao động có quyền tự do lựa chọn học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Đồng thời tại Điều 59 quy định cụ thể: “Người lao

động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Như vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thể thể hiện quyền tự do, bình đẳng trong đào tạo nghề của NLĐ, pháp luật cũng không có sự phân biệt nào về tôn giáo, giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội, người thuộc dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, người khuyết tật… tham gia học nghề.

Trong Điều 3 Luật dạy nghề năm 2006 quy định: “Hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Như vậy điều luật này đã khẳng định hoạt động dạy nghề không được trái với pháp luật quốc tế và luật quốc gia có liên quan đến dạy nghề. Do đó luật này cần tuân theo nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong đào tạo nghề. Quy định này lại tiếp tục được kế thừa trong Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 (có hiệu lực ngày 01/07/2015, thay thế Luật dạy nghề năm 2006). Đồng thời trong Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng: “Luật này áp dụng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng; doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam” (Điều 2). Như vậy đối tượng áp dụng không có sự phân biệt, không có sự loại bỏ bất cứ NLĐ nào khỏi hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Với lao động nữ, để đảm bảo và nâng cao quyền lợi cho họ trong lĩnh vực học nghề, Khoản 5 Điều 153 BLLĐ năm 2012 quy định trách nhiệm của Nhà nước phải: “Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ”. Như vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực học nghề và đào tạo nghề cho lao động nữ, tạo nên sự bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, nâng cao chất lượng lao động nữ, bù đắp cho những hạn chế của lao động nữ do trách nhiệm mà họ phải thực hiện.

Luật bình đẳng giới năm 2006 còn quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ (Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 14). Thêm vào đó là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật (Khoản 5 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006).

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định riêng đối với một số nhóm lao động đặc thù như: “Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác” (Khoản 1 Điều 32 Luật Người khuyết tật năm 2010). Đối với lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động phải “tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề” (Khoản 5 Điều 181 BLLĐ năm 2012).

Nhà nước cũng quan tâm đến đào tạo nghề, tại 40 Trung tâm giới thiệu

việc làm do nhà nước tổ chức thì số lao đôṇ g đươc

tư vấn về viêc

làm, học nghề,

pháp luật lao động tại sàn từ 600 - 700; số lao đôṇ g đăng ký hoc nghề taị sàn tư

400 - 500. Giai đoạn 2006 - 2010, các Trung tâm giới thiệu việc làm dự kiến tư vấn, giới thiệu việc làm cho khoảng 4,8 triệu lượt người, trong đó 50% là lao động nữ [67].

Theo báo cáo tổng kết năm 2013, Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ 3 tỷ đồng để thí điểm mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho gần 925 người khuyết tật tại các tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng [14]. Cũng theo báo cáo này Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022