40
K42C
2.3 Đ ánh giá thực trạng ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam
2.3.1. Những mặt mạnh của ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam
a) Điểm mạnh của ngành Bảo hiểm
- Thực tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu mở cửa cho các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài từ năm 1999. Nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đã có mặt ở thị trường Việt Nam. Thị trường bảo hiểm Việt Nam có lộ trình mở cửa khá nhanh: 16/30 doanh nghiệp có vốn nước ngoài (5 doanh nghiêp liên doanh, 11 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), trong đó, 9/22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 7/8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài tại Việt Nam góp
phần gián tiếp phát triển FDI, cung cấp thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, tăng sự lựa chọn cho khách hàng và tăng doanh thu bảo hiểm toàn thị trường. Như vậy thị trường bảo hiểm đã mở cửa nhanh nhưng hợp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh để từng doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước học tập được kinh nghiệm phát triển sản phẩm, phát triển kênh phân phối (qua môi giới và đại lý bảo hiểm) kinh nghiệm quản lý rủi ro, sử dụng công nghệ thông tin và thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã làm quen với luồng gió bên ngoài vào khi Việt Nam từng bước mở cửa thị trường bảo hiểm. Ngay từ khi thành lập, do tính đặc thù của bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã buộc phải tiếp cận và hội nhập với thị trường bảo hiểm quốc tế thông qua nghiệp vụ tái bảo hiểm. Đối với những sản phẩm bắt buộc phải tái bảo hiểm ra nước ngoài thì hầu như có sự thống nhất giữa các đơn bảo hiểm (quy tắc điều khoản) và biểu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm quốc tế.
Từ năm 1993 đến nay, sau gần 14 năm mở cửa, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã học tập được nhiều kinh nghiệm và tự nâng cao năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghịêp bảo hiểm Việt Nam vẫn phát triển mạnh và luôn dẫn đầu thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, PV Insurance, Bảo Việt nhân thọ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam
41
K42C
đã thích nghi với mở cửa hội nhập, chấp nhận cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Quá trình cạnh tranh càng làm cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trưởng thành và phát triển toàn diện hơn.
Bảng 4: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc của 15 doanh nghiệp
trong 6 tháng đầu năm 2006
Viễn Đ ông : 0.79 | |
Bảo Minh : 24 | AAA : 0.6 |
PVI : 22.3 | |
PJICO : 9.5 | QBE : 0.54 Samsung Vina : 0.53 |
UIC : 1.85 | Bảo Ngân : 0.4 |
Bảo Long : 1.6 | Bic : 0.34 |
VIA : 1.22 | Group pama : 0.004 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Cam Kết Về Ngân Hàng Và Lộ Tr Ình Thực Hiện
- Các Cam Kết Về Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Được Thể Hiện Trong Biểu Cam Kết Về Dịch Vụ Và Lộ Trình Thực Hiện
- Số Liệu Của Các Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Phi Nhân Thọ Năm 2005.
- Tác Động Từ Việc Thực Hiện Các Cam Kết Sau Khi Gia Nhập Wto Đối Với Lĩnh
- Cơ Hội Từ Việc Thực Hiện Các Cam Kết Đối Với Ngành Bảo Hiểm
- Tác Động Từ Việc Các Cam Kết Đối Với Ngành Ngân Hàng
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
(Nguồn: www.vneconomy.com.vn)
b) Những điểm mạnh của ngành Ngân hàng
+ Các ngân hàng Việt Nam có lợi thế về đồng cảm văn hóa kinh doanh. Đ ây là yếu tố rất quan trọng. Niềm tin và những đồng cảm văn hóa là sức hút chủ yếu của các ngân hàng thương mại trong nước trong việc tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với khách hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh tỏ rò ưu thế trên nhiều phương diện
+ Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó là những cán bộ trẻ, năng động để tiếp cận với công nghệ hiện đại. Có thể ghi nhận việc các ngân hàng Việt Nam đã và đang đầu tư nhiều cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
+ Như đã phân tích ở trên, hệ thống ngân hàng Việt Nam có mạng lưới rộng khắp (đặc biệt là các NHTM quốc doanh). Hiện tại, hệ thống phân phối của các NHTM Việt Nam rất rộng lớn, đặc biệt là thị trường nông thôn. Hiểu biết và khả năng thâm nhập thị trường sẽ vẫn là thế mạnh vượt trội của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài.
+ Thị phần tương đối ổn định, đối tượng khách hàng mục tiêu đã được định hình cũng là một lợi thế lớn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
c) Những điểm mạnh của ngành Chứng khoán
- Những quy định về mặt pháp lý đối với ngành chứng khoán ngày càng được hoàn thiện, tạo điệu kiện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các tổ chức
K42C
tài chính nói riêng, góp phần làm cho thị trường Chứng khoán Việt Nam ngày càng sôi động và chuyên nghiệp.
- Các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán, dưới áp lực cạnh tranh đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng những yêu cầu đặt ra của khách hàng.
2.3.2. Những tồn tại của ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam
a) Những tồn tại của ngành tài chính ngân hàng nói chung
- Quy mô hoạt động của thị trường tài chính ngân hàngViệt Nam còn nhỏ bé, đóng góp chưa đáng kể vào GDP.
- Tính cạnh tranh trên thị trường tài chính thấp, đôi khi phải áp dụng các biện pháp hành chính để điều tiết thị trường, do đó hoạt động của thị trường không tuân theo các quy luật kinh tế, ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia.
- Thể chế hoạt động thị trường tài chính nhìn chung còn chắp vá, không đồng bộ, vận hành kém kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hội nhập.
Những tồn tại nói trên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tính bền vững của ngành tài chính Việt Nam
b) Những tồn tại của từng ngành cụ thể
- Đối với ngành Bảo Hiểm:
* Về các quy đinh: Hiện còn tồn tại những điểm khác biệt trong các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực bảo hiểm so với các quy định trong Hiệp định GATS
Hiện tại, có hạn chế thâm nhập thị trường đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài. Còn tồn tại yêu cầu về số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của chính phủ về năng lực quản lý trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm của người quản trị, nhà điều hành (điều 63 và 106 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Các quy định mang tính hạn chế bao gồm:
- Dịch vụ qua biên giới: Nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài chỉ được phép cung cấp từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam một số dịch vụ bảo hiểm như: Tái bảo hiểm; Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; Môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; Dịch vụ tư vấn đánh giá rủi ro.
K42C
- Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài: Chỉ có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
mới có quyền mua bảo hiểm ở nước ngoài, các tổ chức cá nhân ở Việt Nam không được phép mua bảo hiểm ở nước ngoài cho các rủi ro phát sinh tại Việt Nam.
- Hiện diện thương mại: Người nước ngoài chỉ được tiến hành dịch vụ bảo hiểm theo các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài (điều 105 Luật kinh doanh bảo hiểm). Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế về đối tượng khách hàng, địa bàn kinh doanh, phạm vi kinh doanh (điều 39 Nghị định số 43/2003 ND-CP ngày 01/08/2001)
- Hiện diện thể nhân: Không có một thể nhân nước ngoài nào được phép thực hiện dịch vụ bảo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào tại Việt Nam
* Về các nhà cung cấp dịch vụ Bảo hiểm trong nước
- Các công ty Bảo hiểm Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm gốc và chưa có kỹ năng bảo hiểm các rủi ro phức tạp
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cũng như kỹ năng quản lý còn hạn chế
- Khả năng huy động vốn từ bên ngoài thấp, năng lực tài chính còn nhỏ bé chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường theo cam kết WTO.
-Ngoài ra, tình trạng vi phạm các quy định của Pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm vẫn thường xuyên xảy ra nhằm chuộc lợi cho bản thân các công ty Bảo hiểm
- Đối với ngành Ngân hàng:
* Về các quy định pháp luật: Còn tồn tại những điểm khác biệt trong các quy định của pháp luật việt Nam và quy định của GATS đối với lĩnh vực Ngân hàng trước khi gia nhập WTO
- Hạn chế về đối xử quốc gia: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh không được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, chỉ được bảo lãnh cho đối tượng là doanh nghiệp nước ngoài tham gia đấu thầu dự án tại Việt Nam và cho các đối tượng này vay để thực hiện dự án trúng thầu ở Việt Nam.
K42C
- Hạn chế trong dịch vụ nhận tiền gửi: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở tài
khoản và gửi tiền tại tài khoản ở nước ngoài khi được ngân hàng Nhà nước cho phép còn các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ được mở tài khoản ở nước ngoài để nhận vốn vay của nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của các cá nhân, pháp nhân Việt Nam với hạn mức không quá 50% vốn do ngân hàng nguyên xứ cấp, chỉ có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh mới được quyền cung cấp dịch vụ cho vay dưới mọi hình thức. Tổng dư nợ với 10 khách hàng lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay.
- Về dịch vụ thuê mua tài chính: Tổng tài sản cho thuê đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty thuê tài chính liên doanh hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài (Nghị định 64/NĐ -CP do chính phủ ban hành ngày 09/10/95 về công ty cho thuê tài chính).
* Về các Ngân hàng Việt Nam
+ Vốn của một số ngân hàng vẫn còn thấp so với yêu cầu hội nhập. Tổng vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh hiện nay mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Mức vốn tự có bình quân của các NHTM quốc doanh vào khoảng 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Trong khi đó, các NHTM cổ phần với mức vốn điều lệ bình quân cũng chỉ từ 250 đến 300 tỷ đồng. Vốn thấp là một yếu tố dẫn
đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam còn kém, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt trung bình 5.4% (so với chuẩn mực quốc tế là trên 8%). Rủi ro tín dụng sẽ càng tăng khi doanh thu chủ yếu dựa vào chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động, nợ xấu luôn hiện hữu. (Hiện nay trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM cổ phần có tới 75% là vốn ngắn hạn. Tuy nhiên các ngân hàng lại sử dụng 25-30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.
+ Sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa vào độc canh tín dụng. Các ngân hàng trong nước vẫn chỉ dừng lại ở việc khai thác các dịch vụ ngân hàng truyền thống được thể hiện trong cơ cấu doanh thu
K42C
hàng năm của ngân hàng từ cho vay chiếm 70% và dịch vụ khác chỉ chiếm 30% (NHTM trong nước chỉ cung cấp 300 dịch vụ so với con số 3000 của các ngân hàng nước ngoài).
+ Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và của các NHTM nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các NHTM
Việt Nam đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1.5 đến 2.5 lần, khả năng thanh toán bình quân mới chỉ đạt khoảng 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) chỉ đạt 6% so với 15% của các NHTM của các nước trong khu vực.
+ Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của các ngân hàng
+ Thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phối hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.
Hệ thống quản trị doanh nghiệp trong các NHTM Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là sự chưa tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng.
+ Thiếu chiến lược kinh doanh ở tầm trung và dài hạn. Các NHTM trong nước chỉ mới dừng lại ở tầm xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình, giải pháp thực hiện, giải pháp phát triển đồng bộ dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững.
Bảng 5: Chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng Việt Nam
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
1 | Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế | 27.69 | 23.24 | 30.39 | 27.96 | 26.24 | 22.5 |
2 | Tăng trưởng vốn huy động | 31.95 | 24.88 | 22.72 | 24.07 | 21.92 | 22.1 |
3 | Nợ xấu / tổng dư nợ | 10.76 | 8.53 | 4.96 | 4.8 | 2.84 | 3.85 |
4 | Tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn / tổng nguồn vốn | 26.7 | 28.4 | 30.7 | 28.1 | 29.4 | 30.2 |
5 | Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn / tổng dư nợ | 35.8 | 38.4 | 41 | 43.5 | 42.7 | 44.5 |
(Nguồn: Theo số liệu của NHNN tại tài liệu tập huấn triển khai đề án phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)
- Đối với ngành Chứng khoán