Số Liệu Của Các Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Phi Nhân Thọ Năm 2005.

K42C

sản phẩm nhanh với 100.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ, 50.000 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ nhằm thúc đẩy việc tuyên truyền giới thiệu về các doanh nghiệp bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm, cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến người tiêu dùng.

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng lên rò rệt. 90% doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Bảng 1: Số liệu của các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ năm 2005.

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Khối

Số

lượng

22


7

Vốn

Điều lệ

4.945


4.380

Vốn chủ sở

hữu

3.689


3.150

Quỹ dự

phòng

4.078


24.484

Tổng tài

sản

9.090


30.388

Đầu tư vào

nền kinh tế

5.943


25.533

Phi nhân thọ


Nhân thọ

Cộng

29

9.325

6.840

28.563

39.478

31.476

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 8


(Số liệu trên chưa tính đến các công ty môi giới bảo hiểm)


Hiện nay, trong tổng dân số trên 82 triệu người, Việt Nam đã có hơn 6, 5 triệu người mua bảo hiểm nhân thọ, 15 triệu người tham gia bảo hiểm học sinh, 5 triệu người mua bảo hiểm con người và khoảng 5 triệu người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới... Theo đánh giá của các nhà kinh doanh bảo hiểm, thị trường vẫn còn đang tiếp tục rộng mở trong vài năm tới nên nhiều công ty lên kế hoạch đầu tư thêm. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã lên đến 8.110 tỷ đồng. Tất cả đều có vốn điều lệ cao hơn vốn pháp định, trong đó Bảo Việt 1.500 tỷ đồng, Prudential

75 triệu USD…


Thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao đạt 20%/năm, đảm bảo cơ bản nhu cầu bảo vệ rủi ro, tấm lá chắn về kinh tế cho nền kinh tế xã hội và rất hấp dẫn với các nhà đầu tư tài chính nước ngoài đang được hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006 ước đạt về bảo hiểm nhân thọ 8.500 tỉ đồng, bảo hiểm phi nhân thọ 6.500 tỉ đồng, bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước đạt 7.500 tỉ đồng. Trong quý I/2007 bảo hiểm phi nhân thọ đã khai thác được 250.661 hợp đồng mới (trong đó có

K42C

120.034 hợp đồng sản phẩm chính) tăng 13% so với cùng kỳ năm 2006. Kết quả trên đưa đến tổng số hợp đồng có hiệu lực đến cuối quý I/2007 lên con số 6.836.656, tăng 1,04% so với năm 2006.

2.2.2. Thực trạng ngành Ngân hàng

Theo phạm vi đối tượng cam kết trong lĩnh vực Ngân hàng, người viết sẽ đề cập chủ yếu đến các ngân hàng thương mại.

a) Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại

Về mặt số lượng, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay bao gồm 4 NHTM Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần, chiếm 63,9% tổng số NHTM hoạt động tại Việt Nam. Những NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm 70%. Phần các ngân hàng nước ngoài (hiện có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Hệ thống NHTM Việt Nam có mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh, thành trong cả nước. Đ ây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn và mở rộng tín dụng tại các khu vực tiềm năng. Chẳng hạn như, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 1611 chi nhánh trên toàn quốc và có trên 450 ngân hàng đại lý; Ngân hàng Ngoại thương có 25 chi nhánh cấp I và 23 chi nhánh cấp II, có quan hệ đại lý với trên 1200 ngân hàng tại 85 nước; Ngân hàng công thương có 106 chi nhánh cấp I, II, 160 phòng giao dịch, 358 quỹ tiết kiệm, có quan hệ đại lý với 430 ngân hàng; Ngân hàng đầu tư và phát triển có trên 102 chi nhánh và quan hệ với 565 ngân hàng. Chỉ riêng các ngân hàng thương mại Nhà nước đã có 309 chi nhánh cấp I; Các NHTM cổ phần cũng hiện diện ở hầu hết các trung tâm lớn của cả nước với bình quân mỗi ngân hàng có 20-30 chi nhánh...


37

K42C

Về mặt thị phần, các NHTM Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất cả về huy động

vốn và cho vay. Khách hàng chủ yếu của các NHTM Việt Nam là các doanh nghiệp lớn, các Tổng công ty.

Bảng 2: Thị phần huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

(Đơn vị: %)


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

NHTM Nhà nước

77

80.1

79.3

78.1

75.2

NHTM Cổ phần

11.3

9.2

10.1

11.2

13.2

NHTM liên doanh

1.1

1.2

1.3

1.5

1.5

Chi nhánh NH nước ngoài

9.2

8.8

8.1

7.8

8.2

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Bảng 3: Thị phần cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

(Đơn vị: %)


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

NHTM Nhà nước

76.7

79

79.9

78.6

76.9

NHTM Cổ phần

9.2

9.3

9.5

10.8

11.6

NHTM liên doanh

1

1

1.1

1.2

1.2

Chi nhánh NH nước ngoài

11.3

9.5

7.7

7.7

8.3

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

2.2.3 Thực trạng ngành Chứng khoán

a) Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

- Về hoạt động thị trường:

+ Về thị trường niêm yết: Tính đến ngày 31/12/2006, theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam có 193 công ty niêm yết / đăng ký giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán (107 công ty niêm yết trên TTGDCK thành phố HCM (HoSTC) và 86 công ty niêm yết trên TTGDCK Hà Nội (HaSTC) so với con số 41 công ty tại thời điểm cuối năm 2005).

38

K42C

+ Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường là 221, 156 tỷ VND

(tương đương 14 tỷ USD) chiếm 22.7% GDP năm 2006 (tăng 20 lần so với năm 2005),

24.4 tỷ USD quý I/2007 (chiếm khoảng 40% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Quy mô thị trường cổ phiếu tăng nhanh do số lượng cổ phiếu giao dịch tăng gần 8 lần và quy mô công ty niêm yết, đăng ký giao dịch và giá cổ phiếu tăng (2.5 lần).

Năm 2006 và quý I/2007, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-

Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (Hostc) tăng 144% năm 2006 và 40% trong quý

I/2007, tại sàn giao dịch Hà Nội (Hastc) tăng 152,4% và 41% trong quý I/2007.

+ Về nhà đầu tư: Tính đến 31/12/2006, số lượng tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán là trên 100.000 (tăng gấp 3 lần so với 2005 và 30 lần so với lúc mới mở thị trường). Con số này đã tăng lên là 158, 376 tài khoản giao dịch vào thời điểm cuối tháng 3/2007 và dự kiến có thể tăng gấp 3-4 lần hiện nay vào năm 2010. Trong đó, có 1.87% (1, 870 tài khoả n) và 25-30% số lượng cổ phiếu niêm yết do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao gồm một số nhà đầu tư chứng khoán quốc tế như JP Morgan, Merry Lynch, City Group

Về các nhà đầu tư thể chế, hiện đã có 35 quỹ đầu tư, trong đó có 23 quỹ đầu tư nước ngoài quy mô vốn đầu tư đạt 2.3 tỷ USD và 12 quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra, có gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức uỷ thác qua các công ty chứng khoán

+ Bước đầu hình thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế: Năm 2006 có 27 doanh nghiệp niêm yết huy động được qua thị trường chứng khoán trên 1.300 tỷ đồng, 15 công ty cổ phần đăng ký với UBCKNN phát hành 250 tỷ đồng vốn cổ phần ra công chúng. Các ngân hàng và các tổng công ty gia tăng phát hành trái phiếu. Điển hình như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) phát hành 3.350 tỷ đồng trái phiếu; Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN): 2.600 tỷ đồng; Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI): 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.



39

K42C

Đến tháng 12/2006, trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức 17 phiên đấu

giá, bán được hơn 645 triệu cổ phiếu đạt 84% tổng số lượng chào bán thu được 12.880 tỷ đồng.

- Hệ thống các tổ chức trung gian: Trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Hiện có 55 công ty chứng khoán đang hoạt động hoặc được cấp giấy phép hoạt động, 3 công ty đã được giao dịch cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán, 35 quỹ đầu tư (23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước), 18 công ty quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức ủy thác qua các công ty chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký (2 ngân hàng trong nước, 4 ngân hàng nước ngoài), 8 công ty kiểm toán độc lập.. Năng lực tài chính của các công ty chứng khoán dần được nâng cao, vốn điều lệ bình quân đạt 77 tỷ đồng / công ty tăng 26% so với năm 2005.

- Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK : Khung pháp lý đang từng bước được hoàn thiện, Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.

- Cùng với thị trường tập trung, giao dịch các cổ phiếu của khoảng 6, 700 công ty cổ phần được thực hiện trên thị trường phi tập trung, hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là những cổ phiếu được phát hành theo Luật Doanh nghiệp là chính. Trên thị trường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên Hostc.

Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam cũng không thể tách rời xu thế đó. Thị trường chứng khoán (TTCK) hình thành và phát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một số dự báo đưa ra trước thềm Việt Nam gia nhập WTO, giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có sự đột phá mạnh, chiếm tới 20-30% GDP của Việt Nam trong 5 năm tới thay vì chỉ khoảng 6% như hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022