Các Cam Kết Về Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Được Thể Hiện Trong Biểu Cam Kết Về Dịch Vụ Và Lộ Trình Thực Hiện

K42C

Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo đó, tại điều 11 và 12 của Nghị định số 22/2006/NĐ -CP ngày 28/2/2006, thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài của một tổ chức tín dụng nước ngoài không vượt quá 99 năm; thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài; và thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Thời hạn hoạt động được quy định cụ thể trong giấy phép được cấp và có thể gia hạn theo yêu cầu. Tuy nhiên, thời hạn được gia hạn tối đa không vượt quá thời hạn hoạt động trước đó được quy định trong giấy phép (các ngân hàng trong nước cũng phải xin phép gia hạn theo yêu cầu). Tuy nhiên, thời hạn được gia hạn tối đa không vượt quá thời hạn hoạt động trước đó được quy định trong giấy phép (các ngân hàng trong nước cũng phải xin phép gia hạn thời hạn hoạt động của mình). Thời hạn hoạt động của công ty tài chính liên doanh hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài tối đa là 50 năm và có thể được gia hạn.

1.3.3 Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng được thể hiện trong Biểu cam kết về dịch vụ và lộ trình thực hiện

a) Về loại hình tổ chức

- Các tổ chức tín dụng nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như: Văn phòng đại diện, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

- Từ ngày 1/4/2007, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài chính thức được phép hoạt động tại Việt Nam

b) Về loại hình dịch vụ

Việt Nam cam kết các loại hình dịch vụ được cung cấp theo như phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng của GATS, cụ thể như: Cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính,

K42C

kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính Trong đó, kinh danh các sản phẩm phái sinh và quản lý tài sản tài chính là những loại hình dịch vụ mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

c) Về huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 7

- Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.

d) Quy định về tỷ lệ tham gia góp vốn

Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phẩn của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại liên doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam (tức là không vượt quá 50% vốn điều lệ).

Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của

Việt Nam không được phép vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam đã cho phép công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty tài chính liên doanh với tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không được ít hơn 30% vốn điều lệ của công ty, được quy định trong nghị định 16/2001/NĐ -CP ngày 02/05/01 và thông tư 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005.



31

K42C

Việt Nam đã cho phép công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính

liên doanh với tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không được vượt quá 495 vốn điều lệ của công ty tài chính, quy định trong thông tư 06/2002/TT- NHNN ngày 28/12/2002).e) Quy định về năng lực tài chính

Để thu hút được các Ngân hàng lớn có uy tín vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong cam kết cũng đã đưa ra các yêu cầu về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (cam kết này đã được thể chế hoá trong Nghị định số 22 ban hành ngày 28/02/2006, có hiệu lực ngày 24/03/2006)

Các điều kiện để thành lập một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đôla Mỹ (USD) vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh.

Các điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 10 tỷ USD .

Các điều kiện để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh: Tổ chức tín dụng nước ngoài có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin phép.

1.4. Nội dung các cam kết về Chứng khoán và lộ trình thực hiện

Chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua năm 2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007. Khác với hầu hết các phân ngành khác thuộc Biểu cam kết dịch vụ, phân ngành Chứng khoán không sử dụng cách phân loại CPC (hệ thống phân loại sản phẩm) chủ yếu của Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, Biểu cam kết dịch vụ trong ngữ cảnh này được dựa trên định nghĩa về Ngân Hàng và các dịch vụ tài chính khác được liệt kê tại chương XXXVII - phụ lục các dịch vụ Tài chính đính kèm với GATS. Những cam kết của Việt Nam trong WTO được đánh giá phù hợp với Luật Chứng khoán được ban hành.

1.4.1. Nội dung các cam kết về Chứng khoán được thể hiện trong Báo cáo của Ban công tác

K42C

Việt Nam xác nhận các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đã được

thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các công ty chứng khoán nước ngoài muốn kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 114/2003/NĐ -CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như các luật lệ hiện hành khác. Ngoài ra, các công ty chứng khoán nước ngoài muốn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam phải chịu các hạn chế được quy định trong Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam. Việt Nam đã cung cấp thông tin về các tiêu chí cấp phép dịch vụ chứng khoán tại Phụ lục II của tài liệu WT/ACC/VNM/44.

Đối với trường hợp các tiêu chí cấp phép đối với giấy phép dịch vụ bảo hiểm và giấy phép dịch vụ chứng khoán tại Phụ lục II của tài liệu WT/ACC/VNM/44 không phù hợp hoặc không tuơng thích với các cam kết của Việt Nam trong Biểu Cam kết hoặc trong Báo cáo của Ban Công tác, Việt Nam xác nhận rằng các cam kết này sẽ áp dụng.

1.4.2. Các cam kết về mở cửa thị trường chứng khoán được thể hiện trong Biểu cam kết dịch vụ và lộ trình thực hiện.

a) Về loại hình tổ chức

Trước mắt, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài chỉ được phép được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam. Và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh đó không vượt quá 49%, được quy định tại Quyết định số 238/2005 QĐ -TTg.

Tuy nhiên, không mở cửa cho chi nhánh trong nước đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán và tham gia phát hành, cũng như không cam kết mở cửa đối với loại hình cung cấp dịch vụ thứ nhất và thứ tư.

b) Về loại hình dịch vụ

Trong 6 hình thức cung cấp dịch vụ chứng khoán qua biên giới, Việt Nam chỉ cam kết có 2 dịch vụ cung cấp tin tài chính và các dịch vụ tư vấn phụ trợ. Sau 5 năm kể từ khi

Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ được thành lập chi nhánh ở những loại hình như cung cấp dịch vụ quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác; dịch vụ tư vấn, trung

K42C

gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty.

Về quản lý tài sản và dịch vụ thanh toán bù trừ: Quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư dưới mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác, các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ phái sinh và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán, sẽ được áp dụng như sau:

(1) Cung cấp qua biên giới: Việt Nam được bổ sung, duy trì và hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia,

(2) Tiêu dùng ở nước ngoài: VN không được tạo ra bất kỳ hạn chế nào

(3) Hiện diện thương mại: từ 11/01/2007 đến 11/01/2012 các nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với đối tác Việt Nam, thành lập văn phòng đại diện (không có tư cách pháp nhân độc lập, không được tiến hành các hoạt động sinh lời, đơn thuần chỉ là đại diện cho công ty mẹ ở nước ngoài. Việt Nam cũng cam kết sẽ không hạn chế việc tiêu dùng dịch vụ chứng khoán ở nước ngoài.

Như vậy, thời điểm quan trọng nhất đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ đến trong ít nhất 5 năm tới, khi Việt Nam cho phép thành lập các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Đ ây sẽ là một áp lực cạnh tranh lớn đối với các công ty chứng khoán trong nước.

II. Thực trạng lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2.1. Thực trạng ngành tài chính ngân hàng nói chung trong bối cảnh thực hiện các cam kết WTO

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế, thành công này có sự đóng góp đáng kể của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam. Thị trường dịch vụ tài chính trong nước, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đã phát triển đa dạng và ngày càng có chiều sâu, qua đó thúc đẩy việc huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư và phát triển. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một thực tế là trong các ngành dịch vụ, đóng góp của dịch vụ tài

34

K42C

chính - ngân hàng luôn ở mức thấp. Đóng góp của dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (những dịch vụ có giá trị gia tăng cao và thể hiện sự phát triển của nền kinh tế thị trường phát triển) chỉ chiếm dưới 2% GDP, trong khi đó tỷ lệ này của Inđônêxia là 6- 9%, Malaixia là 1112%, Phillipin là 4-5% và Thái Lan là 6-8%.

Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của khu vực dịch vụ luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng dịch vụ ngân hàng - tài chính thấp là đặc điểm chung của nhiều nền kinh tế đang phát triển. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi cần có sự ưu tiên tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Do đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực ưu tiên này cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, vốn đầu tư vào ngành tài chính

- ngân hàng lại luôn ở mức thấp, chỉ duy trì ở mức gần 1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đ ây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự đóng góp và phát triển của dịch vụ tài chính ngân hàng trong thời gian qua

2.2. Thực trạng từng ngành cụ thể

2.2.1. Thực trạng ngành Bảo hiểm a) Khái quát về thị trường bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm phát triển góp phần đáng kể cho việc phát triển thị trường vốn trong nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể trở thành các định chế tài chính trung gian hữu hiệu, có chức năng chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn trong xã hội thành các nguồn đầu tư dài hạn.

Theo số liệu của Bộ Tài chính tháng 4- 2007, tính đến cuối năm 2006, tại Việt Nam có 37 doanh nghiệp bảo hiểm tạo ra 3 phân đoạn thị trường bao gồm Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm phi nhân thọ và môi giới bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau. Trong đó, 21 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 7 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm và 8 công ty môi giới bảo hiểm. Tổng doanh thu ngành bảo hiểm trong năm 2006 chiếm 1,82% GDP, đạt 17.752 tỷ đồng, tăng 14,08% so với năm 2005.

Số lượng sản phẩm bảo hiểm tăng nhanh. Hiện tại, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có khoảng 700 sản phẩm phi nhân thọ, 100 sản phẩm nhân thọ. Hệ thống phân phối

Ngày đăng: 07/06/2022