Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 13

về số câu số chữ được chị sử dụng hầu hết trong các sáng tác của mình. Độ dài ngắn của câu thơ, dòng thơ dường như không được chú ý, những câu thơ cứ tuôn trào theo cảm xúc của chị, đan xen vào đó là những câu chuyện, những tâm sự của nhân vật trữ tình.

Khảo sát qua hai tập thơVệt trăng và cánh cửa, Một mình khâu những lặng im chúng tôi nhận thấy thể thơ tự do được chị đặc biệt sử dụng trải dài trong cả hai tập thơ. Những câu thơ hàm súc, ngắn gọn nhưng vẫn chất chứa biết bao nhiêu nỗi niềm và tâm sự của nhân vật trữ tình cũng như người viết.

Hoàng Việt Hằng thường sử dụng thể thơ 6 chữ, 7 chữ với những vùng cảm xúc riêng biệt. Trong một phút giây mệt mỏi và yếu mềm tưởng chừng nỗi buồn, nỗi cô đơn bủa vây lấy Việt Hằng thì hình ảnh đứa trẻ với những nét hồn nhiên đã níu kéo chị trở về với thực tại “ Bỗng nghe tiếng trẻ vòi vĩnh/ Cho con một nắm bỏng thôi…/Có một thiên thần nhỏ tuổi/ Tay cầm nắm bỏng là vui” (Phút giây). Hẳn nhiên là chị rất yêu thương con nên đứng giữa nơi sự sống và cái chết cách nhau gang tấc chị vẫn chập chờn không nguôi khi con chưa trưởng thành để chịu những giông bão cuộc đời “Thấy con bơ vơ chất ngất/ Mẹ đi mẹ ở sao đành” (Bên hành lang bệnh viện). Đó cũng là những phút giây bình dị và yên ả khi thả hồn về với làng quê trong buổi sương sớm “Chân trần giẫm lên sương ẩm/ Chốn quê đầy trời khói lam” (Làng quê trong sương sớm). Bao nhiêu mệt nhọc lo toan cùng gánh nặng cơm áo, nỗi đau nào cũng dần nguôi ngoai, người đi đã yên phận, người sống phải tiếp tục sống, tiếp tục lao động và cống hiến. Và cần lắm những phút giây nhìn lại mình và chiêm nghiệm “Làng quê yên ả phận người/ Bao năm tìm về chốn cũ/ Để nhìn lại mình mờ tỏ/ Trong cái giếng thơi cuộc đời”. (Làng quê trong sương sớm).

Đặc biệt trong thơ Hoàng Việt Hằng sử dụng rất nhiều hình thức đan xen những câu thơ dài ngắn khác nhau trong cùng một bài thơ. Cách ngắt nhịp đột ngột tạo nên những hiệu ứng mới mẻ trong hình thức thể hiện của bài thơ, truyền tải được những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Mạch cảm xúc cứ thế tuôn trào không bị gò bó hay theo khuôn mẫu nào cả, cứ tự nhiên chảy vào trong tâm trí bạn đọc khi tiếp xúc với thơ của Hoàng Việt Hằng. Theo như khảo sát của chúng tôi trong cả hai

tập thơ có tổng số 96 bài, thì có tới 50 bài thơ sử dụng hình thức đan xen số câu, số chữ với những độ dài ngắn khác nhau của câu thơ. Những tứ thơ bật lên từ cuộc đời thực, sự sống thực, cảnh ngộ thực. Hoàng Việt Hằng không làm thơ về những gì cao vời huyễn hoặc. Cuộc đời hàng ngày, hàng giờ từng phút từng giây vây lấy chị. Chị chiến đấu cật lực, và ở những khoảnh khắc trầm xuống, cảm xúc và tư duy dội lên, chị làm thơ. Phải trải qua những căng thẳng tột độ của đời sống mới bật ra chiêm nghiệm ấy:

Một ngày

Chỉ có một ngày thôi

Em nhìn thấy kim đồng hồ chết Sao lại chết

Kim đồng hồ Sao lại chết?

Hay là em đã chết đi một phút

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trong một ngày mệt mỏi chẳng ước ao…

…Em chỉ muốn ngồi một mình vậy thôi Với nỗi buồn khi chết rồi vẫn nhớ…

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 13

(Đối mặt với cánh cửa)

Phải là một người phụ nữ lao lực và lao tâm, một người chỉ có thì giờ thảng thốt đi trong một phút thấm tận cùng mọi nông nỗi dồn lên vai mình mới sáng tạo ra những tứ thơ hay như thế. Những cay đắng lặng đi sau những lời (Những dấu lặng), những day dứt không nguôi về số phận lam lũ, nghèo khổ (Day dứt, Chợ Hốc, Tính, Những dây phơi, Chị Klung Lang…) đều được hiển hiện trong thơ chị. Người đàn bà mạnh mẽ, bất khuất, người không sợ hao tổn hy sinh cho con, cho chồng, cho người thân (Dấu chấm than viết ngược, Ước, Con chơi cờ một mình, Bên nhau và lẻ nhau, Những vết thương không nhìn thấy, Tấm dù xanh, Thơ viết cho con, Những mùa xuân ám ảnh, Một nửa của dấu hỏi, Đi chợ quê với chị, Nhớ con ngoài vùng phủ sóng…) vẫn âm thầm “khâu cay đắng” để tỏa sáng.

Tôi cầu cạnh bút nghiên run rẩy viết

Câu thơ như tia chớp chợt lóe lên chợt tắt

với hơi thở của người leo dốc tựa vào mây trắng

tựa vào đá xám tựa vào cây

mà đi

(Ẩn ức)

Nhìn chung dù viết theo thể thơ nào, Hoàng Việt Hằng cũng thể hiện quan niệm sống bằng cả lòng tin yêu, dù cho người đàn bà ấy luôn phải bôn ba qua nhiều ngả phố, miền đất, chân bước đi nhưng trái tim cứ ngoảnh lại, xuyên vào những nỗi buồn thương nhân thế. Đó là những giá trị mà thơ chị đem lại khiến người đọc không dễ dàng lãng quên.

Nhìn chung, thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng là loại thơ trữ tình nội tâm, thơ phản ánh hiện thực, nắm bắt đời thường sôi động đang cuộn chảy. Những câu thơ theo thể thơ tự do đã tạo điều kiện cho các chị bộc bạch tấm lòng của mình theo một mạch nguồn tuôn trào, tạo cho hình thức câu thơ linh hoạt, phóng khoáng. Không phải thơ tự do đem lại cái tùy tiện, cẩu thả mà luôn có vẻ đẹp xác định, có tính cân đối và cấu tạo chặt chẽ của tổ chức kết cấu, tính hàm súc của ngôn ngữ thi ca. Cho đến nay, thể thơ tự do vẫn là thể thơ có sức sống diệu kỳ nhất, gần gũi cuộc sống hơn bất cứ thể thơ nào. Như vậy, với thể thơ tự do, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã diễn tả được tất cả những nỗi niềm, những tâm tư, những mạch nguồn cảm xúc trong lòng. Tất nhiên mỗi nhà thơ, một cá tính sáng tạo đã mang lại cho thể thơ tự do nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau, tạo nên dấu ấn nhất định trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

3.1.2. Thể thơ lục bát

Lục bát là thể thơ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, được hình thành từ văn học dân gian với mảng ca dao giàu chất trữ tình. Thơ lục bát có nhịp điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, thanh điệu của câu thơ nghiêng về bằng hơn trắc, hơi thơ cần liên tục ngắt quãng [17, tr.89]. Đã có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng với thể loại thơ

truyền thống này như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Huy Cận, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Tố Hữu… mỗi nhà thơ một phong cách, một dấu ấn khác nhau đã tạo nên những thành công nhất định ở thể loại thơ này. Hướng về những giá trị truyền thống các cây bút nữ trong giai đoạn văn học đổi mới cũng đã lựa chọn thể thơ lục bát để sáng tạo và tạo nên những cá tính riêng không dễ lẫn. Dư Thị Hoàn ít sử dụng thể loại thơ này để sáng tác, các sáng tác của chị hầu hết được viết theo lối thơ tự do, phóng khoáng và dễ biểu cảm. Riêng với Đoàn Thị Lam Luyến và Hoàng Việt Hằng ngoài việc sử dụng các thể thơ tự do, các chị còn tìm được sự đồng điệu của cảm xúc khi sử dụng thể thơ truyền thống này, và đã tạo được những thành công nhất định.

Với Lam Luyến thì “viết theo thể lục bát với tôi như là bản năng” bởi thế có thể nói những bài thơ hay và dễ đi vào lòng người nhất hầu như được viết theo thể thơ lục bát. Chị đã thổi vào trang thơ của mình hơi thở mới, âm điệu mới về tình yêu, góp thêm vào thơ những âm điệu ngọt ngào, trìu mến, sâu lắng dễ đi vào lòng người. Bằng ý thức lao động, sáng tạo nghệ thuật của mình Lam Luyến đã sử dụng thể lục bát linh hoạt, hiệu quả và tinh tế. Chỉ bằng cách gieo vần kết hợp với nhịp bằng – trắc mà chị đã đem lại cho người đọc những trải nghiệm thú vị về cuộc sống.

Đến với thơ tình, bằng âm điệu thiết tha, ngọt ngào, sâu lắng, tinh tế, xúc động, Lam Luyến đã bộc lộ những cung bậc khác nhau trong tình yêu. Khi thì là sự ngóng đợi “Giờ này anh đã đến chưa/ Mà em vẫn cứ đợi chờ mãi thôi?” (Không đề). Khi thì thấy hờn ghen với bóng người phía trước, chỉ là sự hờn ghen vu vơ nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi xót xa: “ Bóng người thầm kín trong ta/ Ái ân bên những xót xa nghẹn ngào/ Chiếc hôn vừa nhận vừa trao/ Thoảng như có vệt son nào của ai?” (Bóng người phía trước). Đó là khi tình yêu muộn mằn đến dẫu lắm nỗi tủi hờn cay đắng của kẻ đến sau, nhưng vẫn cố tỏ ra “thản nhiên” đón nhận với trái tim đầy bao dung; dám yêu, dám sống thì hẳn nhiên phải chấp nhận đó là lẽ thường tình của người đàn bà đầy cá tính như Lam Luyến “ Xưa thì chị, nay thì em/ Phải duyên chồng vợ nối thêm tơ hồng/…/ Chị thản nhiên mối tình đầu/ Thản nhiên em nhặt bã trầu về têm” (Chồng chị, chồng em). Cũng bởi đa đoan, tin yêu nên mạo hiểm đi tìm hạnh phúc dù cho nó chênh vênh lành ít dữ nhiều “Tôi mơ tát cạn biển

này/ Để tìm cho được “tháng ngày đôi ta”/ Nhưng rồi biển quá bao la/ Ai – bảo – làm – nhà – trên – lưng – cá – voi” (Trên lưng cá voi). Lam Luyến là thế dám sống, dám yêu và dám mạo hiểm để đạt được điều mà chị khao khát, không phải người phụ nữ hiện đại nào cũng dám sống như chị. Cứ ngỡ với người phụ nữ, có được tình yêu, được yêu là điều hiển nhiên, nhưng không phải thế, nó đến và đi cũng như sao đổi ngôi mà thôi “Tình yêu đến tự bao giờ/ Như hai sao sáng bất ngờ đổi ngôi” (Sao đổi ngôi). Dẫu biết yêu là khổ nhưng Lam Luyến vẫn mở lòng để đón nhận lấy nó “Nghe tim vạch chớp ngang trời/ Để cơn mưa hát những lời tình yêu” (Cơn mưa tình yêu). Sau những đau đớn, Lam Luyến lại ước trở về với ngày xưa “Ước sao được thế hả trời/ Ước gì ta lại thành người tự do/ Trắng trong như những ngày xưa/ Hồn thơm nắng mới như tờ giấy nguyên” (Ước). Để lý giải cho nguồn cơn của những bất hạnh của người đàn bà khát yêu, mà không bao giờ được yêu trọn vẹn ấy là bởi số phận, duyên phận, số trời, mệnh trời…và chị phải thốt lên rằng “Mẹ sinh em đêm hay ngày/ Mà sao như số trời đầy thế gian?” (Tích tịch tình tang). Đó là cách chị đồng cảm với số phận của những người em cũng đắm đuối yêu và tin “Em đầy ngộ nhận như tôi/ Cũng yêu chí chết cái người mình yêu” (Em gái) để rồi cũng nhận lấy những kết cục đáng thương “Rồi mai em giống chị mình/ Lấy bấy nhiêu cái thất tình làm vui!”. Hay là cách chị đứng ra bênh vực những đứa con sinh ra không được thừa nhận “Họ mẹ khác gì họ cha?/ Khác chăng, miệng tiếng gần xa chê cười/ Con là họa bố đánh rơi/ Là phúc của mẹ quãng đời mai sau” (Đứa con mang họ mẹ). Từ xưa đến nay có mấy ai cảm thông với những người con gái trót mang lầm lỡ như Lam Luyến, chị dám bênh vực đề đòi công bằng lại cho họ. Đó là nét mới và hiện đại trong thơ chị.

Bằng lối viết tự nhiên và mộc mạc của thể thơ lục bát Lam Luyến đã chạm vào những vùng mỹ cảm tinh tế và sâu sắc của người đọc. Nói chị thành công nhất với những bài thơ lục bát quả không sai. Hiện lên trong thơ chị là hình ảnh người phụ nữ một tấm lòng trung hậu, cởi mở với cuộc đời, dẫu trải qua nhiều đắng cay, đau khổ.

Với Hoàng Việt Hằng dường như cái chất nền nã Thăng Long được ký gửi ít nhiều qua những dòng thơ lục bát sâu lắng và đằm thắm như chính con người ấy.

Giai đoạn đầu sáng tác những dòng lục bát của chị nhẹ nhàng, bay bổng, say đắm lòng người. Thiên nhiên hiện ra thật nền nã, hòa lẫn vào trong không gian thơ mộng đó là “nỗi nhớ” được vắt ngược qua lưng đèo, hẳn là nỗi nhớ người yêu mới có những cung bậc cảm xúc khác lạ như thế “ Đám mây như chiếc khăn màu/ Bay hồng cả nỗi nhớ nhau lưng đèo” (Qua đèo Nai). Càng về sau, lục bát của Hoàng Việt Hằng không còn phiêu lãng nữa, mà dùng dằng âu lo trống trải, dẫu ở Thảo nguyên mênh mông: “Người chăn cừu hát cho tôi/ Rời rợi cỏ thảo nguyên trôi trong lòng” (Thảo nguyên), dẫu ở miền “Một mình khâu những lặng im” quạnh quẽ: “Em khâu tóc trắng thay lời/ Mỗi khi cúi xuống rã rời nỗi đau/ Con chồng, vợ cũ, đồng sâu/ Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng”. Tình yêu bất hạnh mà nhiều mật ngọt, lắm ngọt ngào mà cũng chứa bao chua cay. Chẳng những thế mà nó còn đòi hỏi nhiều hy sinh và bao dung. Câu thơ 8 chữ buông nhẹ mà thật ám ảnh. Tình yêu cần nhiều hy sinh. Tình yêu là thế, hy sinh âm thầm, mà tự nguyện, bền bỉ. Cái góc dĩ vãng kia của người, mình đâu hay biết. Bởi thế cho nên “lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng” là vì thế.

Lục bát của chị còn hướng đến những người lam lũ, bất hạnh. Đó là hình ảnh cậu Nghẹo, dặt dẹo, buồn phiền, cô đơn chỉ biết tìm đến rượu để an ủi: “Một mình một rượu tái tê nỗi buồn/ Chiều chiều xin chị mấy đồng/ Cơm rau thì ít rượu suông thì nhiều” (Thơ viết cho cậu Nghẹo), đó là người bán lịch rong mong kiếm chút tiền để về quê ăn tết được tươm tất “Thế là ế ẩm nỗi niềm/ Chỉ mong hết lịch về miền quê xa/ Kiếm vài trăm bạc gọi là/ Có tiền mua sắm cả nhà chờ mong” (Người gánh lịch bán rong)…Ngòi bút của chị còn nhạy bén chạm vào những góc khuất, những bất thường của cảnh vật làm bật ra những trăn trở, băn khoăn, day dứt. Cát Bà hòn đảo du lịch nổi tiếng với cát vàng, biển xanh, với rừng quốc gia, với các khách sạn, nhà hàng …sang trọng nhưng Việt Hằng chỉ chú ý đến những người gánh củi, các đảo nhỏ và những ngôi nhà đất thó : “Những người gánh củi lẫn mây rập rờn/ Cát Bà lắm đảo con con/ Nhiều nhà đất thó vẫn còn liêu xiêu” (Một ngày). Người phụ nữ làm thơ đã phải gánh nỗi buồn duyên phận, đã coi mình là một người vất vả và khổ đau tột bậc. Bởi vậy, nếu xét riêng dòng lục bát của Hoàng Việt Hằng thì thấy thơ chị phơi bày những vần điệu được khơi nguồn từ sự tha thứ và cam

chịu: “Mẹ ơi, khóc được là mừng/ Tủi hờn bỡn nhẹ lát gừng đỡ cay/ Buổi trưa nắng chiếu chốn này/ Mình con theo gót quan tài mình con” (Lục bát cho mình). Không hiểu sao hình ảnh đôi vai của chị cứ ảm ảnh trong tâm thức của tôi, đôi vai ngang, rộng đã gánh vác nhiều nhiệm vụ hệ trọng trên đời. Chính chị cũng đã từng thốt lên rằng “Vai con ngang một đường cày thế gian”, đôi vai của người thức khuya dậy sớm, lam lũ với đủ mọi bận bịu của một người đàn bà lo làm tròn bổn phận, thiên chức trong nhà và lăn lộn ngoài xã hội. Sau những lo toan bộn bề của cuộc sống, cùng những chuyến đi mưu sinh, lúc tĩnh tâm chị lại ao ước “Ước gì xuống núi thảnh thơi/ Nỗi buồn núi giữ niềm vui đem về” (Lên núi Thạch Lâm ước). Hẳn nhiên đó chỉ là liệu pháp tâm lý tạm thời mỗi khi tâm hồn chị cảm thấy mệt mỏi và rệu rã. Ta vẫn thấy một Hoàng Việt Hằng lạc quan với hành trình đi và viết không mệt mỏi.

Đối với Đoàn Thị Lam Luyến và Hoàng Việt Hằng thể thơ lục bát là mạch nguồn sáng tạo của cảm xúc. Lam Luyến thì bình dị, mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần tinh tế, nhạy cảm; Việt Hằng thì đằm thắm, dịu nhẹ và sâu lắng; các chị đã góp thêm thành công trong thể loại thơ truyền thống của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lâu đời.

3.1.3. Thể thơ 5 chữ

Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ (còn gọi là thơ ngũ ngôn), có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, có khi hai câu hoặc không chia khổ. Không gò bó theo một khuôn mẫu nhất định, thể thơ 5 chữ phóng túng trong cách biểu đạt, nhịp điệu phóng khoáng nên rất phù hợp với nhu cầu của nhịp sống hiện đại.

Với thể thơ 5 chữ, Dư Thị Hoàn nói lên bao điều trong nỗi lòng của con người, đồng thời mang tính triết lý cao. Nhịp điệu thơ ngắn gọn, có lúc chầm chậm trôi, có lúc hối hả. Dù tính triết lý đậm đặc trong bài thơ, song nó cũng nhẹ nhàng đi vào lòng người. “Ông vội đi thật ư?/ Cầu mong ông nán lại/ Từ xứ sở Liêu Trai/ Nơi thập loại chúng sinh/ Hiển linh và khắc khoải/ Có một người con gái/ Ông chưa hề biết mặt/ Bởi trùng trùng ngăn cách” (Một giọt nước mắt).

Các sáng tác về sau này của Lam Luyến chủ yếu sử dụng thể thơ 5 chữ với tần suất khá lớn, loại thơ này rất phù hợp với lối sống của con người hiện đại vì lời thơ ngắn, ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ chắt lọc, không kể lể dài dòng, có nhiều yếu tố bất ngờ và nhanh chóng đi đến kết luận. Nhất là những bài thơ diễn tả những cung bậc khác nhau của tình yêu, thể thơ 5 chữ dễ chạm vào mạch cảm xúc yêu đương với đầy đủ những xúc cảm khác nhau. Đó là sự nhớ mong, chờ đợi (Đợi bạn từ hoa sữa/ Bây giờ thơm hoa cau – Đợi) trăn trở với những yêu thương, hờn giận (Đã hai hôm nay rồi/ Không được nhìn nhau nữa/ Có bao nhiêu ngày đêm/ Trong nỗi niềm nhớ mong – Trăn trở); để khi nhìn thấy khuôn mặt người yêu với những nụ cười thì dường như mọi nỗi phiền muộn tan biến (Trên khuôn mặt người yêu/ Thấy nụ cười nở vội/ Ấy là lúc gặp nhau/ Sau những ngày mong đợi – Trên khuôn mặt người yêu); khắc họa chân dung của một “chiến binh” tình ái (Anh đã về đấy ư/ Dửng dưng và đói khát/ Khi đã ở bên em/ Sao vẫn còn biếng nhác … - Chiến binh); để thấy cả những nỗi niềm tủi hờn, xót xa khi trao gửi mà không được đáp lại (Ta đã gửi cho anh/ Cả con tim dào dạt/ Và anh trả cho ta/ Nỗi buồn đau tan nát – Gửi tình yêu); bởi trót đa mang, dại khờ, dại yêu không nghe theo lời cha để chuốc lại những nỗi đắng đót (Lại được nghe cha mắng/ Và trách con thật nhiều/ Như khi bé dại của/ Lớn rồi thì dại yêu – Dại yêu); để lại những hoài nghi và những vết thương lành sẹo nhưng không thể thôi nhức nhối khi niềm tin yêu đổ vỡ (Cứ dở dang dang dở/ Rồi ra biết thế nào – Miếng da lừa)… Phải chăng là bởi tình yêu trong cõi thực khác cõi mơ nên con người ta bị rơi vào tuyệt vọng khi nhận ra thực tế ấy? Lam Luyến thậm chí còn muốn vứt bỏ cả cõi thực để đến cõi mơ cốt là để tận hưởng phút giây hoan lạc của ái tình. (Em giã từ cõi thực/ Để đi vào cõi mơ/ Tình bằng là con nhện/ Lại cuống cuồng vương tơ – Cõi mơ, cõi thực). Giản dị và tự nhiên những mạch thơ cứ dồn tụ những nỗi niềm chất chứa lan tỏa đến tâm thức của người đọc, tự nhiên thuộc, tự nhiên nhớ và lẩm nhẩm theo những nỗi niềm ấy. Đó là một thành công của Lam Luyến khi sử dụng thể thơ 5 chữ đắc địa này.

Đối với Hoàng Việt Hằng thì thể thơ 5 chữ với những câu thơ lạ, ngắn, súc tích, sức biểu cảm cao luôn được sử dụng trong thơ của chị. Hình ảnh mế già trong phiên chợ Rã hiện lên bằng những nét phác họa mộc mạc, giản dị nhưng có sức gợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023