được sự nhẹ nhàng, tha thiết ở giọng thơ khẳng định chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả. Thơ chị viết về tình yêu với những biến thái và góc cạnh của cuộc sống. Đó là nỗi đau chỉ trái tim nhạy cảm mới cảm nhận được. Chị quan niệm tình yêu là một quá trình tìm hiểu cho nên mỗi một con người phải biết vun đắp, tha thứ cho nhau, phát hiện và hoàn thiện bản thân mình. Không thể ngồi chờ một tình yêu viên mãn hão huyền. Tưởng đó là điều cũ xưa nhưng mấy ai ý thức đầy đủ, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay (Viên mãn). Để có được “niềm vui hoang thai” trong khát vọng làm mẹ, đôi lúc người phụ nữ phải nếm trải những đắng cay, hạnh phúc của đời mình, đồng thời chính bản thân họ phải thật sự vượt qua để có được niềm vui trọn vẹn (Người sáng tạo). Xuất phát từ bản thân mình, chị đề cập đến nhiều về phái nữ, với cái nhìn nhân ái bao dung, nhưng không dễ dãi. Chị phát hiện ở họ những đức tính tốt đẹp còn tiềm ẩn (Người mẫu).
Nều tập thơ đầu tay chị nói nhiều về tình yêu đôi lứa, chú trọng đến tình yêu thì tập sau có vẻ “lý trí” hơn, giọng thơ trầm lắng hơn. Chị nói về cuộc đời với nhiều biến động, góc cạnh của nó, nhất là trong đề tài tình yêu. Và đề tài tình yêu cũng không còn háo hức, sôi nổi đam mê như trước đây. Giờ đây, tình yêu đã lắng lại, mang tính triết lý sâu sắc. Tình yêu không chỉ xuất phát từ tình yêu một phía mà là sự hòa hợp của hai trái tim cùng chung nhịp đập, tình yêu còn lớn lên từ tình thương, từ sự chia sẻ, cảm thông.
Ngồi bên em Cái bóng héo úa
Phủ kín tuổi hoa niên
Hàng mi ghìm lại giọt cay lăn xuống má Cổ họng tắc nghẹn những ngày qua…
(Nói đi em)
Đó là tiếng nói được chắt lọc từ con tim bật lên thành thơ. Cùng có tâm hồn nhạy cảm nhưng không phải tất cả đều trở thành nhà thơ. Bên cạnh một tâm hồn bộc lộ chiều sâu của tình cảm, bộc lộ khát vọng vươn tới lý tưởng cao đẹp còn đòi hỏi người đó phải có tài năng văn chương thực thụ.
Cái tôi Dư Thị Hoàn luôn khát tìm chân lý cuộc sống, vì thế xuyên suốt trong những sáng tác của chị là hành trình đi tìm sự thật trong cuộc sống từ những
vấn đề lớn lao đến nhỏ bé, từ cuộc sống chung đến con người cá thể. Và bao trùm lên hành trình đó là giọng điệu suy tư. Đó có thể là hành trình nhận thức lại về lịch sử dân tộc từ điểm nhìn của con người mang dòng máu Trung Hoa nhưng gắn bó với mảnh đất Việt: “Dải đất này chao đảo/ Chẳng riêng mình chị cơi đốm lửa nhọc nhằn/…/Nếu bài thơ được viết/ Từ ngôn ngữ của một dân tộc đau khổ” (Bức thư người Hoa); cũng có thể là hành trình nhận thức lại về con người trên phương diện cá thể với cái tôi khát tìm mình – một gương mặt không thể lẫn với những kẻ khác. Thơ Dư Thị Hoàn là vậy, không lấp lánh vẻ đẹp của câu chữ mà lung linh vẻ đẹp của tâm hồn, của giọng điệu thể hiện một tâm hồn đam mê cuồng nhiệt và cảm xúc dồi dào. Bằng giọng thơ trữ tình suy tư, trầm lắng Dư Thị Hoàn đã bộc lộ một cái tôi trữ tình đầy tính nhân văn và sâu sắc.
Với Đoàn Thị Lam Luyến thì giọng điệu suy tư, trầm lắng là giọng điệu bao trùm lên khá nhiều trong những bài thơ tình của chị, nó tha thiết, nồng nàn, say đắm, nó nồng nhiệt đền độ cuồng say.
Có thể bạn quan tâm!
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 13
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 14
- Giọng Điệu Lo Âu, Hoài Niệm, Trăn Trở.
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Ta trao cả cho anh
Một tình yêu bỏng cháy Như một cánh buồm xinh
Nghiêng mình ra biển rộng
(Gửi tình yêu)
Với thủ pháp so sánh độc đáo và cách dùng tính từ “bỏng cháy” Lam Luyến đã diễn tả sâu sắc niềm khao khát dâng hiến hết mình cho tình yêu giống như cánh buồm kia được sinh ra là để nghiêng mình ra biển rộng.
Cũng bằng thủ pháp so sánh và điệp từ “yêu” được lặp lại liên tục trên dòng thơ Lam Luyến còn cho độc giả thấy cái sâu lắng của hồn thơ cháy rực tin yêu. Chưa thấy có ai định nghĩa về tình yêu, ví von về tình yêu đa dạng, đa chiều và độc đáo như chị so sánh. Tình yêu mà anh dành cho chị như tình yêu cho thiên nhiên đất trời, và tình yêu mà chị dành cho anh cũng chẳng kém gì…thế mà kết thúc thì thật buồn, đau đến tột cùng. Chị chỉ xin anh “Hãy trao nhau chính trái tim chân thật/ Với con người và cuộc sống của ta thôi”.
Anh yêu em như yêu gió, yêu mây, yêu trời, yêu đất Như yêu ruộng, yêu đồng, yêu nhạc, yêu thơ
…
Em cũng yêu anh như yêu sông, yêu bể Như ánh mặt trời, như thể vầng trăng
Đôi ta yêu nhau trời đất chẳng sánh bằng!
Đã yêu phải khát khao và nồng nhiệt như thế mới đáng để cho chị “dại”, “tin” chứ? Nhưng số phận lại là sợi dây oan nghiệt dẫn đến những đổ vỡ và đau khổ của người đàn bà “dại yêu” Lam Luyến. Trong thơ của mình, chị nhắc nhiều đến “số phận”, duyên phận”, “số trời”, “mệnh trời”, “phận trời”…Ngẫm lại phần đời đã trải với bao cay đắng, tác giả đã phải thốt lên:
Cái phận trước, cái duyên sau Nào ai tính được dài lâu với trời?
(Chồng chị chồng em)
Mẹ sinh em đêm hay ngày
Mà sao như số trời đày thế gian?
(Tích tịch tình tang)
Là số phận, cho nên không “có số được vàng” là số phận cho nên “duyên thiên cách trở muộn màng nhau”, cho nên “tơ duyên đã nối lại càng nối thêm”…Số phận, trong triết lý dân gian như một sợi dây trói buộc vô hình mà con người khó lòng vượt ra được. Với Đoàn Thị Lam Luyến, một người đàn bà hiện đại, số phận còn mang ý nghĩa như một thử thách để qua đó con người bộc lộ được bản lĩnh và nhân cách sống của mình. Dẫu không hề muốn nhưng đứng trước những éo le của cảnh ngộ, những éo le mang tên “số phận”, người đàn bà ấy không trốn tránh, hay chỉ biết than thân trách phận, mà còn biết can đảm đối diện và vượt lên bằng một thái độ ứng xử đầy mạnh mẽ và chủ động. Phải là người đàn bà từng trải qua những đắng đót trong cuộc đời mới nhận thức được những triết lý sâu sắc về cuộc đời và số phận như thế. Cùng với giọng điệu suy tư, trầm lắng mới có thể bật lên những tứ thơ ngân ngấn lệ về chính cuộc đời và số phận mình.
Không sôi nổi, nồng nhiệt đến độ có lúc ước được “tan” thành “trăm con sóng” đề ngàn năm vùng vẫy với biển tình mênh mông như Xuân Quỳnh. Hay cái dịu dàng nhưng vẫn toát lên cái nồng nàn say đắm của Lâm Thị Mỹ Dạ khi bộc
bạch khát khao được cùng người yêu chia sẻ những vần thơ tình lãng mạn. Không đắm đuối, khát yêu đến độ dại khờ như Đoàn Thị Lam Luyến. Hoàng Việt Hằng thâm trầm, tinh tế và lặng lẽ thể hiện tình yêu tha thiết và chung thủy qua những nẻo ngược xuôi trên khắp mọi miền đất nước qua những chuyến đi không ngừng nghỉ.
Phải là một người phụ nữ đa cảm, nhiều khổ đau, bất hạnh và lầm lụi mà thơ Hoàng Việt Hằng rất hay đề cập đến những phận người cô đơn, lam lũ bằng một giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng. Khổ đau như là số phận, như là định mệnh đã buộc cuộc đời chị với cuộc đời một người lính – nhà văn “như dấu chấm than viết ngược” lặng lẽ viết những trang bản thảo ố vàng…Và vì thế chăng, vì những nỗi nhọc nhằn, lo nghĩ khác mà thiếu nữ tóc xanh thành thiếu phụ đầu bạc. Tóc bạc là hình ảnh hơn một lần ám ảnh trong thơ chị:
Em khâu tóc trắng thay lời
Mỗi khi cúi xuống rã rời nỗi đau Con chồng, vợ cũ đồng sâu
Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng
(Một mình khâu những lặng im)
Chị suy tư về chính cuộc đời vất vả và khổ đau tột bậc bằng những câu thơ ngân ngấn lệ:
Tôi sống cuộc đời vất vả
Có đau khổ lớn hơn cả đau khổ
(Những dấu lặng)
Hay một mình độc hành trên hành trình đi, viết và nuôi con:
…lữ thứ tha phương Đi viết nuôi con
Như người mẹ đi nương Rắc ngô và rắc lúa
Ta cày trên đồng chữ
(Dốc Cun)
Cũng có khi sâu lắng, ý vị khi bắt gặp vạt cải vàng ven sông, không sang trọng và rực rỡ như những loại hoa cắm bình, nhưng vẫn hiện lên với những vẻ đẹp
riêng: “Hoa cải vàng/ rực rỡ/ Hoa cải vàng/ Nở bên nước sông trong”. Vẫn hiu hắt những nỗi niềm riêng: “ Mùa đông hoa cải cũng nở hoa/ Mà thương nhớ của con người/ Không dễ dàng trở lại”. Phải có những trải nghiệm sâu sắc mới phát hiện ra được những triết lý bình dị nhưng không phải ai cũng làm được.
Nhìn chung, với giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã tạo cho mình một địa hạt riêng để thể hiện cá tính sáng tạo và tỏa sáng cùng những câu thơ lấp lánh, để lại trong lòng độc giả những niềm riêng không thể trộn lẫn.
3.3.3. Giọng điệu nồng nàn, ấm áp.
Bên cạnh giọng điệu lo âu, hoài niệm, trăn trở, thương xót; giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng; còn xuất hiện giọng điệu nồng nàn, ấm áp khi các nhà thơ thể hiện những tình cảm cá nhân. Đó là tình cảm dành cho con, cho chồng, cho người tình.
Khi viết về con, giọng thơ Dư Thị Hoàn lại dịu ngọt, nồng ấm và đậm chất thiên tính nữ. Ngày con còn bé, tình mẹ là sự vun vén, chăm sóc, dõi theo từng bước đi con, giọng thơ ấy ngọt ngào như trải dài tình thương yêu:
Bao nhiêu tháng năm mẹ rong ruổi Theo nét mặt nhỏ xíu buồn vui Theo những cơn mưa bóng mây
…
Chỉ mong mỏi một ngày như buổi chiều nay Con mê mải với bầu trời xanh thẳm
Như cánh diều cao vút khỏi vòng tay
…
Lần đầu tiên mẹ ngỡ đời thanh thản
Nhìn con thả diều với lũ trẻ triền sông…
(Mẹ có lỗi)
Một người mẹ trải qua bao nhiêu sự vất vả, đớn đau của cuộc đời hẳn chất chứa rất nhiều nỗi niềm, nên khi con lớn, chị xem con như một người bạn để sẻ chia tâm tư và những vui buồn, nhưng rồi chị lại lo hạnh phúc cho các con.
Nhưng con ơi
Mẹ lại thấy yên lòng
Trong con, tình yêu thương đang tiếp nối Như đàn chim xây tổ xà cừ ngoài ngõ Tiếng ríu rít vang đầy khung cửa
Hạnh phúc các con – Một tia sáng cuối đời mẹ Mẹ chỉ lo rồi vụt tắt đi
Một mai con lại thành xa lạ Với người đàn bà non nớt kia
(Chớ vội vàng hỡi con trai yêu)
Với một người mẹ, con là hy vọng, là hạnh phúc, là tương lai, mẹ có thể hy sinh tất cả vì con. Bởi vậy, những vần thơ viết về con là những vần thơ ấm áp và chan hòa yêu thương nhất đặc biệt là đối với Hoàng Việt Hằng, hành trình đi với những ẩn ức chập chờn về đứa con thơ ngây luôn ám ảnh trong thơ chị.
Con giúp mẹ đi hết đường văn chương không bờ bến
Mùa xuân
Mẹ neo thuyền nơi con
(Thơ viết cho con)
Ngày nhỏ mẹ là chỗ dựa cho con đi qua giông bão của cuộc đời, đến lúc con trưởng thành thì mẹ lại neo lại bên con, dựa vào con để đứng vững và tiếp tục hành trình. Hình ảnh đứa con thơ dại chưa cảm nhận được hết nỗi đau về sự ra đi của người cha, vẫn hàng ngày ngồi chờ cha về đánh cờhẳn sẽ làm nhiều người đọc rớt nước mắt thương cảm:
Chủ nhật này
Con vẫn ngồi chơi cờ một mình Nước xe đi
Chiếu tướng
Không có bố ngồi trước
Không có bố quét lá vàng trong vườn
(Con chơi cờ một mình)
Hoàng Việt Hằng hay đi nên trong mỗi chuyến đi chị phải xa đứa con yêu dấu, và có những lúc nỗi nhớ con da diết và cháy bỏng:
Hành trình đi và viết nuôi con Mẹ chẳng dễ dàng gì
…
Có nỗi nhớ con còn hơn khát nước
(Nhớ con ngoài vùng phủ sóng)
Bởi thế mà có những cơn bão lòng của con chị không thể cùng con chống đỡ và sẻ chia “Bão lòng/ mẹ không chống đỡ được cho con”. Với giọng điệu nồng nàn, ấm áp người đọc dễ dàng nhận thấy tình yêu thương vô bờ bến của những người mẹ dành cho những đứa con của mình. Hẳn thế mà tình mẫu tử luôn thành một đề tài hấp dẫn với các thi sĩ từ xưa đến nay.
Không chỉ viết về những đứa con mới có sự cưng nụng và yêu thương, khi viết về người tình, người chồng thì giọng điệu nồng nàn ấm áp lại được thể hiện rất sâu sắc trong thơ của các chị. Nhất là trong những trang thơ của Lam Luyến người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy giọng điệu nồng nàn, ấm áp, thủ thỉ, yêu thương bằng cách sử dụng ngôn từ giàu tình biểu cảm như lời gọi: ơi, ạ… Chỉ một tiếng gọi “anh ơi”, “anh à” mà ta thấy ở đó biết bao nhiêu những thiết tha, bao nhiêu những nồng nàn, say đắm…dành cho nhân vật trữ tình:
Cầm tay anh xiết chặt: “Em thương anh nhất đời!” Những lời đó anh ơi
Cũng là lời hoa lá Chỉ lúc này anh ạ
Lúc ta thương nhau rồi Lúc đợi chín chờ mười
….
Dù em nói rằng không Anh cứ tin là có!
(Nói với anh)
Cuộc sống vợ chồng cũng có lúc nảy sinh xích mích, giận nhau âu cũng là chuyện bình thường cũng phải chín bỏ làm mười mới mong giữ được hạnh phúc bền lâu. Thế nên chị lại gọi chồng hai tiếng “mình ơi’’ ngọt ngào, ấm áp: “Hãy xích lại mình ơi/ Giận chi mà giận mãi!” (Giận chi mà giận mãi). Thế thì làm sao mà không yêu, mà không thương được chứ. Đó phải chăng là sự khéo léo, tinh tế của Lam Luyến khi yêu.
Nhìn chung, giọng điệu trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng thấm đẫm cảm xúc của người phụ nữ Á Đông đậm chất truyền thống. Mỗi người, mỗi phong cách, mỗi giọng điệu khác nhau, muôn màu muôn vẻ đã làm nên vườn hoa văn học ngát hương và rực rỡ sắc màu, làm phong phú và độc đáo cho dòng văn học đương đại Việt Nam. Cùng với cái tôi trữ tình đa dạng và độc đáo đi từ hiện thực cuộc sống và cảm hứng sáng tác, từ việc xây dựng cho mình một tư duy thơ, hình tượng thơ cho đến sự thống nhất và đa dạng của giọng điệu thơ – các chị đã tạo cho mình một hồn thơ rất riêng và mang lại những hiệu quả thẩm mỹ cho người đọc mỗi khi đến với thơ các chị.