khoảng 4,5 triệu lượt khách. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa được dự báo sẽ đạt 7,2 triệu khách vào năm 2020.
Tổng lượng khách du lịch đến với Nha Trang ngày càng tăng & thời gian lưu trú của du khách kéo dài đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, lượng du khách Nga chiếm khoảng 24% lượng khách quốc tế đến với thành phố Nha Trang thường thời gian lưu trú dài nhất là 12 ngày trong khi lượng khách Trung Quốc thường ở lại từ 3-4 ngày.
Bên cạnh sự phát triển của các ngành dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách, thì sự gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động phục vụ cho ngành này đã góp phần làm tăng sự sôi động, sầm uất của Nha Trang cũng như sự phát triển chung nền kinh tế.
Đánh giá tiềm năng sinh lời bền vững & ổn định của ngành du lịch tại thành phố, các nhà đầu tư lớn trên cả nước cũng như các chủ đầu tư hàng đầu tại tỉnh Khánh Hòa đã nhanh chóng đầu tư vào các dịch vụ du lịch & nghỉ dưỡng có thể kể đến: Vinpearl Beachfront Condotel, Vinpearl Empire Condotel với mức giao dịch từ 50 - 85 triệu/m2 đã được thị trường hấp thụ hoàn toàn trong năm 2016... hay Eurowindow Holding với dự án Movenpick Cam Ranh Resort.
Bên cạnh những doanh nghiệp BĐS kỳ cựu thị trường cũng ghi nhận sự góp mặt của hàng loạt “người chơi mới” với những dự án Condotel quy mô. Có thể kể đến dự án Panorama Nha Trang có vị trí nằm trên khu đất 4 mặt tiền đường lớn là Nguyễn Thị Minh Khai - Hùng Vương - Phố Đi Bộ - Nhà hát thành phố. Đây là một trong những dự án Condotel có quy mô lớn với hơn 1.000 căn hộ khách sạn cao cấp có diện tích từ 33-70m2, giá bán từ 33 triệu đồng/m2.
Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt dự án quy mô khác như Ariyana, AB- Central Square, Diamond Bay Condotel. Nếu như năm 2015 - 2016 thị trường Nha Trang đón nhận làn sóng đầu tư các biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn thì cuối năm 2016 - 2017 là sự xuất hiện của các khu đô thị du lịch thuộc phía Tây thành phố. Đây là sẽ là nguồn cung đáp ứng nhu cầu về thời gian lưu trú & chỗ ở cho du khách cũng như lực lượng lao động ngày càng tăng về số lượng & chất lượng.
Thành phố Nha Trang, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh
Hòa đang được khai thác ngày một hiệu quả, một số khu đô thị mới: Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, Khu đô thị Lê Hồng Phong, Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Phước Long, Khu đô thị du lịch Hoàng Long… nhanh chóng hoàn thành và đưa vào khai thác.
Hạ tầng giao thông mở rộng
Bên cạnh giải pháp cụ thể đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm Nha Trang: đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Khu đô thị - hành chính; triển khai hạ tầng Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang); hoàn chỉnh đầu tư để triển khai việc chuyển đổi công năng Cảng Nha Trang thành Cảng phục vụ du lịch;
Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch - dịch vụ, hạ tầng thương mại, khu đô thị, khu dân cư; từng bước hoàn chỉnh hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng mở rộng thành phố về phía Tây… thì hạ tầng giao thông thành phố đang đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung.
Cụ thể, con đường ven biển Nguyễn Tất Thành nối trung tâm thành phố Nha Trang đến sân bay Cam Ranh hoàn thành & đưa vào sử dụng từ năm 2014 đã rút ngắn 20km so với tuyến quốc lộ 1A, giảm thời gian di chuyển còn khoảng 30 phút. Hay tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đã góp phần tăng thêm thời gian lưu trú cho lượng khách du lịch tại thành phố cũng như sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm này.
Với định hướng phát triển thành khu kinh tế trọng điểm phía Tây thành phố Nha Trang, sức hút từ khách du lịch trong, ngoài nước & vai trò đặc biệt của hạ tầng giao thông, thị trường BĐS Nha Trang dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện cơn lốc mới tại khu Tây thành phố ngay trong năm 2017.[33]
1.2.2. Bài học kinh nghiệmphát triển khu đô thị du lịch biển bền vữnghuyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn
thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch như hiện nay.
Kinh nghiệm phát triển bền vững đô thị du lịch ở trong và ngoài nước sẽ là bài học rất quý giá cho huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch và càng có giá trị hơn đối với các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo.
Từ những kinh nghiệm phát triển đô thị du lịch bền vững ở trong và ngoài nước có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các khu du lịch nói chung và khu đô thị du lịch Vân Đồn nói riêng như sau:
- Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch Thành phố Nha Trang.
- Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.
- Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao
nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch.
- Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững.
- Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường.
- Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ du lịch.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
- Thực trạng phát triển bền vững các khu đô thị du lịch biển tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thời gian qua như thế nào? Có những thuận lợi, khó khăn, hạn chế gì? Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế đó là gì?
- Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển khu đô thị du lịch biển bền vững của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là gì?
- Để phát triển bền vững các khu đô thị du lịch biển tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thời gian tới cần những giải pháp chủ yếu gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả thu thập thông tin bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
- Thu thập thông tin thứ cấp:
+ Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch viển ở các khu đô thị Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2015 - 2017.
+ Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tư, các Nghị quyết báo cáo của cơ quan, tổ chức... đã được công bố; các loại tài liệu, các báo cáo của cơ quan quản lý đô thị cấp huyện, tỉnh trong các năm.
+ Thu thập thông tin từ các loại sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đăng tải trên webside và internet...
- Thu thập thông tin sơ cấp:
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả thu thập thông tin bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
- Thu thập thông tin thứ cấp:
+ Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch biển ở các khu đô thị Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2015 - 2017.
+ Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tư, các Nghị quyết báo cáo của cơ quan, tổ chức... đã được công bố; các loại tài liệu, các báo cáo của cơ quan quản lý đô thị cấp huyện, tỉnh trong các năm.
+ Thu thập thông tin từ các loại sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đăng tải trên webside và internet...
- Thu thập thông tin sơ cấp:
Tác giả tiến hành thu thập thu thông tin sơ cấp thông qua khảo sát ý kiến người dân, người kinh doanh cơ sở lưu trú và khách du lịch đã đến các khu đô thị du lịch huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Căn cứ xác định cỡ mẫu điều tra: việc xác định cỡ mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên có thể liệt kê một số yếu tố chính sau: Phương pháp chọn mẫu, độ lớn của tham số được nghiên cứu, mức độ sai lệch tham số mẫu và tham số quần thể và khả năng thực thi. Trong khuôn khổ của luận văn, căn cứ theo nội dung khảo sát, số liệu các cơ sở lưu trú hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các dữ liệu khác. Tác giả sử dụng công thức xác định cỡ của Slovin n= N/(1+N*e2)
Trong đó: n cỡ mẫu, N tổng thể, e: sai số chọn ở mức 5%
Với quy mô dân cư khoảng 44.000 người, du khách đến tham quan, du lịch tại huyện Vân Đồn ước đạt 1.050.000 lượt người, cỡ mẫu điều tra khảo sát đối với người dân là 396,3 đối với khách du lịch là 399,8 người. Tác giả dự kiến điều tra 400 người dân và 400 du khách với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện.
Đối với các cơ sở lưu trú du lịch ngoài hệ thống khách sạn, nhà nghỉ (tổng số 96) còn có các hộ gia đình cho khách du lịch lưu trú, tác giả điều tra 50 cơ sở lưu trú, nơi có khách du lịch lưu trú.
- Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấntác giả sẽ tiến hành phỏng vấn thử để điều chỉnh nội phiếu điều tra cho phù hợp.
Nội dung khảo sát bao gồm:
+ Khảo sát công tác quy hoạch các khu đô thị du lịch
+ Khảo sát về quản lý hành chính các khu đô thị du lịch
+ Khảo sát về vấn đề môi trường của các khu đô thị du lịch
+ Khảo sát về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của các khu đô thị
2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Sau khi các tài liệu, số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê các thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin với mục tiêu nghiên cứu. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy vi tính và tổng hợp số liệu đó.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánhlà phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc), xác định mức độ biến động và xu hướng của các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số giữa hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) hoặc chỉ tiêu năm nay so với chỉ tiêu năm trước. Nó thể hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong trong một thời điểm cụ thể.
Y = Yi -Y0
Trong đó: Y: Mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối. Yi : Trị số của chỉ tiêu phân tích.
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc.
Phương pháp số tuơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
T = Y1/Y0* 100%
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt,
trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân yếu kém trong phát triển các khu đô thị du lịch biển từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế.
Sử dụng đồ thị để mô tả và phân tích các hiện tượng, quá trình biến động nhân sự với các dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ so sánh, biểu đồ theo dãy số thời gian, biểu đồ thống kê... Đồ thị biểu thị một cách rõ ràng, trực giác các chỉ tiêu nghiên cứu, các mối quan hệ của các chỉ tiêu, các kết quả phân tích, sự diễn biến của các hiện tượng.
Đối với kết quả điều tra, tác giả sử dụng thang đo likert để cho điểm đối với mỗi mức đánh giá của người trả lời:
Kém | Bình thường | Tốt | Rất tốt | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển các khu đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Yêu Cầu Đối Với Quá Trình Phát Triển Bền Vững Đô Thị Du Lịch Biển
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Khu Đô Thị Du Lịch Biển Bền Vững
- Tiềm Năng Phát Triển Các Khu Đô Thị Du Lịch Biển Tại Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Tình Hình Khách Du Lịch Quốc Tế Quý I Giai Đoạn 2015-2017
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Điểm trung bình của mỗi biến quan sát trong mỗi chỉ tiêu sẽ dùng để đo lường mức độ đánh giá của người dân hoặc khách du lịch
Kém/thấp/ít | Bình thường/chấp nhận được | Tốt/cao/ nhiều | Rất tốt/Rất cao/rất nhiều | |
1,0 - 1,8 | 1,81 -2,6 | 2,61 - 3,4 | 3,41 - 4,2 | 4,21 - 5,0 |
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động du lịch biển:
+ Chỉ tiêu sản phẩm du lịch biển:(Các sản phẩm du lịch chủ yếu đang được khai thác hiện nay là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển; Các loại hình du lịch văn hóa; Các chương trình du lịch đến Vân Đồn).
+ Chỉ tiêu về thị trường khách du lịch biển: (Thị trường khách du lịch quốc tế; Thị trường khách du lịch nội địa).
+ Chỉ tiêu về thực trạng cơ sở lưu trú du lịch (số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú, và phòng nghỉ; mật độ phân bố cơ sở lưu trú).
+ Chỉ tiêu về thực trạng khu vui chơi giải trí du lịch(số trung tâm vui chơi như quán coffee, karaoke.)