Trông ra cửa bể
…
Để em kiệt sức
Mòn mỏi trông anh Dẫu ngắt lá xanh Rồi lại ngắt lá héo
(Lá xanh)
Chị đã sống hết mình, yêu hết mình nên mọi đắng cay đều thuộc về mình hết. Mặc dù đã phải chờ đợi tình yêu với đủ cả hương vị của hạnh phúc và buồn đau của chính mình và cả người trong cuộc với những nỗi khó nhọc tưởng chừng như hóa đá từ rất lâu:
Có thể nào thành đá Có thể nào thành lá Có thể nào thành cây
Miếng trầu tôi thật cay
(Đợi)
Dù mong ước và khát khao thật nhiều nhưng khi đã đi đến gần với mùa thu của cuộc đời mà duyên phận đôi lứa hình như cũng không mỉm cười cùng chị. Và đằng sau con người tưởng chừng mạnh mẽ ấy vẫn là sự cô đơn, mong manh và những phút yếu đuối rất đàn bà:
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Trữ Tình Triết Lý, Chiêm Cảm.
- Cái Tôi – Người Tình Đam Mê, Mãnh Liệt
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 9
- Cái Tôi Tìm Đến Thiên Nhiên Để Đồng Cảm, Chia Sẻ
- Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng Nhìn Từ Phương Diện Nghệ Thuật
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 13
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Mà sung sướng mà khổ đau
Mà từng nhuộm trắng mái đầu đương xanh
Chị là vậy, phải tự an ủi, xoa dịu vết thương lòng mình:
Giá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm Khi tỉnh dậy, anh đã chia tay với người con gái ấy Em sẽ chờ như thể một tình yêu…
Như lúa đợi sấm tháng ba
Như hạt cải đơm hoa, đợi ngày chia cánh bướm Như cô Tấm thương chồng từ kiếp trước
Lộn lại kiếp này từ quả thị nhận ra nhau
(Huyền thoại)
Nhưng đó có lẽ là số mệnh của một người đàn bà tài hoa, đa đoan:
Đa tình cùng với đa đoan
Tơ duyên cứ nối lại càng đứt thêm
(Gọi Thúy Kiều)
2.2.3. Cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Việt Hằng
2.2.3.1. Cái tôi – cô đơn, đau khổ của một kiếp thi nhân – đàn bà
Tâm hồn nhà thơ là một nam châm thu hút tất cả những rung động của cuộc đời, của số phận riêng mình làm nên chất mật vừa đắng đót vừa dịu dàng. Đọc thơ ta như quên đi câu chữ nghệ thuật, chỉ thấy tâm hồn đa cảm, nhân ái. A.Musset nhà thơ lớn nước Pháp đã từng chia sẻ: “Nghệ thuật chỉ làm ra được những câu thơ. Chính tâm hồn mới là thi sĩ”. Hoàng Việt Hằng – người đàn bà biết “khâu những lặng im” để cất giữ như một thứ men rượu đời sống và chỉ để nó tỏa hương lên những trang viết của mình. Những trang viết làm ta rưng rưng nước mắt:
Một mình khâu những lặng im
Áo không vá cũng không kim chỉ điều Em khâu lá rụng như thêu
Khâu cay đắng với trớ trêu mỉm cười Em khâu tóc trắng thay lời
Mỗi khi cúi xuống rã rời nỗi đau
(Một mình khâu những lặng im)
Nếu nói rằng những nỗi đau, cô đơn là tài sản quý nhất của các thi nhân thì có thể nói rằng Hoàng Việt Hằng đã có tài sản đó và chị đã biết “khai thác” nó một cách triệt để, đầy ma thuật để người ta biết đến một người đàn bà đã sống hết lòng cho chồng con, tình yêu, hết lòng cho những câu thơ. Trong làng văn hầu như ai cũng biết mối tình nhiều thăng hoa và lắm đắng cay giữa Hoàng Việt Hằng và nhà văn Triệu Bôn. Sức khỏe của người chồng thương binh bị tai biến mạch máu não di chứng liệt nửa người và gánh nặng của cơm áo gia đình đã đè xuống đôi vai người đàn bà làm thơ nhọc nhằn. Phải chăng, đó là những “ẩn ức” để chị nương tựa vào trang giấy trắng lạnh lùng và bao dung:
Ngay cả đi bộ
Câu thơ lẽo đẽo theo sau Ngay cả lên tàu
Câu thơ chập chờn mưa tuyết
Ngay cả khi bay nghiêng, ẩn ức, chập chờn như ánh sao, chập chờn như ánh đèn
Tôi cầu cạnh bút nghiên Run rẩy viết
(Ẩn ức)
Với chị viết như là một lẽ sống, để giải tỏa những “ẩn ức”trong lòng không biết chia sẻ cùng ai. Và thơ là người bạn cứu cánh chị trong những lúc tâm hồn cảm thấy cô đơn và lạc lõng nhất:
Tôi tựa vào câu thơ Đứng vững trên đất đá Tôi tựa vào dịu dàng
Để vượt qua những gì tưởng như không thể vượt qua
(Những dấu lặng)
Dẫu cho chị chạy đôn chạy đáo viết báo để kiếm từng thang thuốc cho chồng thoát cơn bạo bệnh nhưng Hoàng Viêt Hằng vẫn không thể dành được nhà văn Triệu Bôn khỏi lưỡi hái định mệnh nghiệt ngã. Tóc chị bạc dần, mỗi sợi bạc hắt lên nỗi đau dằng dặc, hắt lên thi ca lênh đênh. Có lúc chị ngỡ mình chìm mãi vào bóng tối cô đơn và bất hạnh:
Tôi sụp lạy đơn côi
Bà lão với ngọn đèn lẻ bóng
Nếu kiếp này yêu thương chưa đủ rộng Tôi đổ dầu đong
Một cuộc đời…
(Đèn lẻ bóng)
Bởi một lẽ đa đoan, si mê với “anh” – người đàn ông của đời chị, và với Hoàng Việt Hằng thì người đàn ông đó được ví như hơi thở, như sự sống của tâm hồn chị:
Anh – của mỗi hơi thở của tôi Của nhiều nỗi vui và mất mát
Trên khoang thuyền một người trai đang hát Nước mắt tôi nhòa nhạt phía chân trời
(Buổi sớm ở Bến Đoan)
Dù cho anh có mang lại những nước mắt, những nỗi đau, những mất mát không thể tránh khỏi nhưng đã lỡ tin, lỡ yêu rồi thì chị biết làm thế nào được:
Những ngày thơ dại tin yêu
Những ngày chỉ ước được nhìn nhau thôi
(Thơ viết ở tuổi hai mươi)
Trái tim người con gái là thế, bởi tin, bởi yêu nên mới mang số kiếp long đong. Dẫu vậy chưa lần nào thấy Hoàng Việt Hằng hối hận và oán trách vì điều đó cả, chị hiên ngang chấp nhận, dũng cảm đối mặt với số phận. Bởi với chị - anh luôn luôn là một nguồn động lực to lớn giúp chị vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống:
Em chẳng có thứ gì Ngoài anh và lối đi Và cuộc đời cụ thể Để em còn đam mê Để em còn tốt nữa
(Cây me lá vàng)
Có những lúc chị cảm thấy chạnh lòng và xót xa cho mình khi anh lỡ có những phút giây hoài niệm về quá khứ, về những ràng buộc với người xưa. Vẫn biết “Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng” đấy, nhưng chị cũng chỉ là một con người bình thường mang theo những cảm xúc rất bình thường ấy thôi, vậy mà vẫn xót xa đến cùng cực khi nghĩ về cuộc đời trước của anh, để rồi chính nó đã làm tổn thương đến chị:
Ngỡ trái tim lâu ngày ngủ quên
Trước nỗi đau như vết thương khép kín
…
Ngày ấy
Em không biết anh nhớ con riêng và ngôi nhà cũ Anh đau xót
Và ghi thành chữ
…
Bây giờ những dòng di cảo Chỉ mình em đau xót
Trái tim em co ro…
(Tiếng vỡ của thủy tinh)
Ngày ấy chị đến với anh bằng mối tình đầu ngây thơ và trong trắng, còn anh đã từng có một bến đỗ với những đứa con riêng, vẫn biết sẽ chịu thua thiệt khi là người đến sau nhưng khi yêu có mấy ai tính toán được hơn thua ấy. Chị bất chấp tất cả để đến với anh bằng một tình yêu ở tuổi hai mươi trong sáng và đầy vụng dại. Mối tình éo le của cô gái mới lớn với nhà văn lớn tuổi đã trải qua biết bao ghềnh thác, kéo dài bao nhiêu năm rồi mới có một đám cưới. Hoàng Việt Hằng – người đàn bà yêu chồng hết lòng hết dạ, thương chồng một cách quyết liệt và tôn thờ chồng một cách cực đoan là thế mà cũng có lúc gánh nặng dồn hết lên đôi vai nhỏ bé ấy cũng có lúc phải thốt lên chua xót:
Con chồng vợ cũ đồng sâu
Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng Văn chương bảy sắc cầu vồng
Chuyện tình anh cũ em không biết gì?
Tình yêu: gây đọa đầy mà nhiều mật ngọt, lắm ngọt ngào mà cũng chứa bao chua cay. Chẳng những thế mà nó còn đòi hỏi quá nhiều hy sinh, quá nhiều bao dung “Lấy chồng lấy cả nỗi đau của chồng”. Câu thơ buông nhẹ tênh mà sao ám ảnh mãi thế. Tình yêu là thế, hy sinh âm thầm mà bền bỉ. Cái góc dĩ vãng kia của người, mình nào đâu hay biết. Niềm hạnh phúc rồi như mây viễn du. Mây viễn du
bay đi xa và hạnh phúc không trở về nữa. Một đời đơn lẻ được một thoáng sum vầy rồi lại sống tiếp một kiếp lẻ loi. Sự cợt trêu của số phận đấy ư?
Buồn phiền cũng thành có tuổi Lớn theo số phận mỗi người
(Phút giây)
Chị tự nhận mình thua trước số phận của chính mình:
Nhưng số phận ơi
Người chiến thắng tôi rồi
Tôi là kẻ thua trận duy nhất mỉm cười Trước tỉ số một đèn một bóng
(Hồ Bảy Mẫu)
Có lẽ chẳng ai như chị, thua mà còn “mỉm cười” không có tiếng kêu la khóc lóc thảm thiết, mà chỉ có thái độ dửng dưng chấp nhận và vượt lên nó. Và chị thua khi mọi sự cực nhọc, đắng cay chị đều dành hết, thế nhưng chị không giành được sự sống cho anh trước số phận nghiệt ngã ấy:
Nhưng dù em có sợ Và em không sợ Thì anh vẫn ra đi
(Dấu chấm than viết ngược)
Anh ra đi là một sự mất mát quá lớn không chỉ riêng với chị mà cả con trai chị nữa. Quanh đây là con, là cháu, là bạn bè, mà chỉ riêng em cô độc trong ồn ào. Em mất anh:
Một mai con gió se se
Buông xuôi anh nỡ vội về chốn quê Thấy đông con cháu bạn bè
Mà em đơn lẻ, mà em thu vàng Buông xuôi anh có mơ màng
Mà trăng gió với vỡ vàng đất đai Buông anh em đọc ban mai
Tung vần thơ với vắt vai chuyện đời
Sao trong âm ba của mấy câu thơ nghe như có gì trách móc? Thực tại đời sống đòi con người phải chui khỏi vỏ kén nỗi buồn. Để mà sống nữa chứ? Dù sao thì cuộc sống vẫn tiếp diễn, dù rằng: “Tung vần thơ với vắt vai chuyện đời”. Một nửa là thơ. Một nửa là đời. Còn sâu thẳm là nỗi buồn không chịu đi vắng. Vắng một người,vắng tất cả niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời. Thế nên, cuộc sống của một mai là:
Một mai góc biển chân trời
Viết nuôi con lớn nên người mới xong Một mai trăng sáng thong dong
Mình em khâu những mùa đông đời mình
Chiều buồn, lặng trong sự hồi nhớ của người thiếu phụ. Khâu những mùa đông đời mình là tiếng thơ đẹp. Đẹp và buồn, và khắc khoải, có tiếng thở dài của ai vang đâu đây khi đếm những mùa đông, những mùa đông của nỗi buồn dằng dặc trong đời. Những câu thơ trên như một trang đời của Hoàng Việt Hằng mở ra trước mắt người đọc. Chiến đấu và giành giật với số phận để cố níu giữ hạnh phúc của chồng bên cạnh con và mình không được, đã có lúc chị rơi vào trạng thái cô đơn, tuyệt vọng đến cùng cực:
Một ngày
Chỉ có một ngày thôi
Em nhìn thấy kim đồng hồ chết sao lại chết
kim đồng hồ sao lại chết
Hay là em đã chết đi một phút
Trong một ngày mệt mỏi chẳng ước ao…
…
Em chỉ muốn ngồi một mình vậy thôi Với nỗi buồn khi chết rồi vẫn nhớ…
(Đối mặt với cánh cửa)
Những vần thơ viết bởi phụ nữ lao lực và lao tâm, một người chỉ có thì giờ thảng thốt lặng đi trong một phút thấm tận cùng mọi nông nỗi dồn lên vai mình. Đôi vai mà ở bài Lục bát cho mình mượn lời nói với mẹ chị đã nảy sinh một so sánh bất ngờ đầy cứng cỏi:
Trời cao cao đất dầy dầy
Vai con ngang một đường cày thế gian
(Lục bát cho mình)
Bởi đôi vai ấy còn phải là chỗ dựa cho đứa con – kết quả tình yêu mà chị dành cho anh. Chị không thể gục ngã trước số phận được, anh đi rồi, chị còn con – chỗ dựa tinh thần duy nhất mà chị có kể từ những mất mát và đau đớn tưởng chừng chết đi được:
Tiếng con gọi chạm vào dây cót Và thời gian – phút chết – lăn đi
(Đối mặt với cánh cửa)
Hình ảnh thiên thần nhỏ cứ chập chờn, ẩn hiện – như là một nghị lực sống khiến chị không thể gục ngã được:
Phút giây trống trải cô đơn Có một thiên thần nhỏ tuổi Tay cầm nắm bỏng là vui
(Phút giây)
Trên những hành trình đi đến những miền đất xa lạ chỉ có một mình cô độc, nếu không bám víu vào những niềm an ủi tinh thần là cuộc sống của con chắc chị đã buông tay, rệu rã trước sự dồn nén của cuộc đời của số phận lâu rồi. Đúng như chị đã tự tổng kết:
Hành trình đi và viết nuôi con Mẹ chẳng dễ dàng gì
(Nhớ con ngoài vùng phủ sóng)
Không có người đàn ông làm trụ cột cho gia đình, một mình chị vừa lao động vất vả kiếm tiền nuôi con, vừa là cha – là mẹ của con quả không dễ dàng gì với người đàn bà trót mang nghiệp viết này. Có những lúc nhớ con giống như cơn