Giọng Điệu Lo Âu, Hoài Niệm, Trăn Trở.

một nhịp điệu riêng độc đáo và đằm thắm làm nên sự xúc động nội tâm. Mục đích cuối cùng của thơ là tính trữ tình làm lay động lòng người, tạo nên sự đồng cảm với người đọc. Và cả ba nhà thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã làm rất thành công điều đó. Những hình ảnh bình dị, gần gũi trong cuộc sống cũng như trong tính yêu đã đi vào thơ các chị một cách tự nhiên, đó chính là cách thể hiện tâm hồn nhạy cảm tinh tế, biết nắm bắt những khoảnh khắc giá trị giữa dòng đời đang cuộn trôi.

3.3. Giọng điệu

Giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật của thi pháp cũng như phong cách nhà văn. Giọng điệu văn chương vừa cho phép người đọc nhận ra vẻ đẹp của người nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định tài năng nhà văn. Người nghệ sĩ có tài năng phải tạo ra được một giọng điệu đặc trưng trong sáng tạo nghệ thuật của họ.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Giọng điệu là thái độ, tình cảm lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dung từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [24,tr.134].

Đối với thơ ca, nhất là thơ trữ tình, giọng điệu là một phần không nhỏ tạo nên nét riêng biệt cá tính của từng tác giả. Không phải thi sĩ nào cũng giống nhau về giọng điệu bởi mỗi người có một cách cảm thụ về con người và thế giới xung quanh khác nhau. Trong văn học Việt Nam ta thấy có vô vàn những giọng thơ khác nhau như: Giọng châm biếm đả kích của Tú Xương, giọng trữ tình cách mạng của Tố Hữu, giọng u sầu ảo não của Huy Cận….Thơ nữ là sự phản ánh tâm hồn, thế giới nội tâm của người phụ nữ, là cách nhìn đời thông qua lăng kính và trái tim người đàn bà. Bởi vậy, giọng điệu trong thơ của các chị cũng in đậm bản tính kín đáo, nhẹ nhàng ấy. Đó có thể là giọng điệu lo âu, hoài niệm, trăn trở, thương xót; cũng có khi là giọng điệu suy tư, trầm lắng; nồng nàn, ấm áp nhưng cũng rất cá tính.

3.3.1. Giọng điệu lo âu, hoài niệm, trăn trở.

Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng với ba cá tính nữ, ba cuộc đời, ba số phận khác nhau đều chất chứa những nỗi niềm mà chỉ khi tìm đến thơ các chị mới được giãy bày và chia sẻ.

Dư Thị Hoàn không phải là nhà thơ nổi tiếng như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ… song nếu ai đã đến với thơ chị thấy ở đó ít nhiều nỗi lòng của mình. Sự đồng cảm ấy cứ âm thầm ngấm vào ta như một mạch nước ngầm tinh khiết mát lạnh. Chị cần mẫn như con ong, cái kiến làm nên mật ngọt cho đời. Thơ chị xuất hiện chưa nhiều nhưng đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thi đàn. Ta tìm được ở thơ chị nỗi lòng của mình, nỗi niềm nhân tình thế thái. Thơ chị không ồn ào, mạnh mẽ, “đao to búa lớn” mà chỉ là những lời thủ thỉ - tâm tình từ những chiêm nghiệm cuộc đời và tự nhiên đi vào lòng người, chiếm cảm tình của độc giả yêu thơ. Giọng trữ tình hoài niệm thương xót, trở thành âm hưởng chủ đạo trong thơ Dư Thị Hoàn. Chị sử dụng giọng điệu này để đưa tâm tưởng ngược về quá khứ, để thương xót, day dứt, ám ảnh không nguôi về thân phận, về kiếp người trong cõi nhân sinh.

Dư Thị Hoàn có một tuổi thơ không mấy bình yên, tuổi trẻ đầy vất vả, côi cút, bởi thế, trong thơ chị phảng phất nỗi buồn thân phận ám ảnh không nguôi. Vì vậy, giọng thơ chị hòa quyện hương vị của nỗi buồn, sự cô đơn và sự từng trải. Cuộc chiến Trung – Việt 1979 đem đến khổ đau, mất mát cho nhiều người dân, trong đó có thân phận của chị. Cha chị ra trận hồi chị còn nhỏ, mẹ một mình tần tảo chăm sóc, nuôi dưỡng chị và các em. Chị chỉ kịp nghe lại từ lời mẹ kể.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ngày tôi cất tiếng

Chào đời Cha tôi ra trận

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 15

Người chỉ kịp nhìn tôi giẫy giụa khóc Từ đấy bặt tin

Mẹ tôi kể…

(Cầu nguyện)

Dư Thị Hoàn không quên được khoảnh khắc li biệt với người mẹ già của mình. Hình ảnh chuyến tàu “đêm” cứ hiện lên trong tâm trí của chị, bởi vì “chuyến tàu đêm ấy” đã chia cách chị và mẹ mãi mãi. Giọng thơ của chị trở nên trách móc, chì chiết.

Mẹ ơi

Sao mẹ giấu con không nói thật

Rằng chuyến tàu đêm ấy là chuyến cuối Chở bà con qua biên giới Việt – Trung Rằng lần ấy là lần cuối

Mẹ ơi, nỡ lòng nào nói dối Mẹ ơi!

(Mười năm tiếng khóc)

Dẫu chia lìa, cách xa nhưng trái tim nhỏ bé của chị vẫn luôn thổn thức, luôn hướng về những người thân của mình. Chia sẻ những vui buồn trong cay đắng, đau khổ, day dứt, chị thốt lên tiếng nói tận đáy lòng của chính mình.

Hỡi các em

Đang quây tụ bên bánh kem hình cây tháp Nhân ngày vui, dâng cây nến

lựa lời thay chị Xin mẹ bớt âu lo

Cho giọt máu xẻ chia miền đất xa tít tắp…

(Bức thư người Hoa)

Cảm nhận được nỗi buồn của chính mình, chị mới thấu hiểu được quy luật của thời gian đáng quý và trân trọng biết nhường nào. Nỗi buồn đó chính là tấm lòng vị tha, gắn bó thân thiết với đời, yêu đời và yêu cái đẹp. Ở bài thơ Khóc hoa quỳnh, chị gửi gắm thông điệp, làm người chúng ta phải sống sao cho xứng đáng, để không phải nuối tiếc quá khứ, hổ thẹn với hiện tại mà phải biết vươn lên cho một tương lai tốt đẹp.

Nhã hoa thoắt bỗng hiện hình

Dấu che sứ mệnh trời dành tang thương

Hương cô độc giận ngát thơm Chống đỡ đáy thẳm tâm can yếu rồi Phút giây tự diệt giờ đây

Dâng lên hết vẻ đẹp tươi tót vời Thề rằng chào vĩnh biệt rồi

Vẫn lưu lắng áng hương trời thanh cao

Nỗi buồn cứ tiếp nối dần trôi theo tháng ngày. Trở về quá khứ, chị tìm đến tha nhân, với thế giới bên kia, sẻ chia nỗi đau của con người, trò chuyện với “xác chết” để cứu rỗi tâm hồn, thương xót cho những kiếp người lầm than, bất hạnh trong cuộc đời.

Tôi tha thẩn với thế giới không người Trò chuyện với xác chết không thôi Ở đây

Bia mọc dầy như cỏ Không tạc tên họ Chẳng mang chữ số…

(Ngược chiều thời gian)

Dư Thị Hoàn viết nhiều về người phụ nữ, nói đúng hơn, chị viết nhiều về thân phận đàn bà. Ngay cả trong những bài thơ tình, hình ảnh người phụ nữ hiện lên bao giờ cũng phảng phất tiềng nói của thân phận. Bài thơ Đi lễ chùa như một câu chuyện được kể tự nhiên và hàm súc: “Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa/ Tay khư khư ôm đầy vật lễ”. Đi lễ chùa là một tín ngưỡng đã có từ rất lâu trong tâm linh người Việt, người đi lễ chùa muốn tìm đến cõi Phật để cầu mong có được hạnh phúc, có được sự thanh thản trong tâm hồn. Và trên con đường hành hương về cõi Phật ấy, người ta mang theo những “vật tế lễ”, mang theo những nỗi niềm và những nỗi đau. Có nỗi đau được nói ra bằng lời và có cả những nỗi đau không lời lẽ nào diễn tả nổi. Đó là nỗi đau của kiếp đàn bà. Bằng giọng điệu trăn trở, thương xót Dư Thị Hoàn đã cắt nghĩa những nỗi bất hạnh, những nỗi đau của thân phận đàn bà, nỗi đau trong cuộc sống nhân sinh. Qua đó chị cảm thông, sẻ chia với nỗi bất hạnh của kiếp người, của mỗi thân phận.

Cùng viết về thân phận người phụ nữ, nữ thi sĩ họ Đoàn lại thiên về tình yêu lứa đôi với những khao khát hạnh phúc hết đỗi bình dị của người phụ nữ. Hạnh phúc và khổ đau là hai cung bậc hoàn toàn trái ngược nhau nhưng cả hai cung bậc ấy đều được thể hiện đậm nét trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Có khi là hạnh phúc vô biên bởi tưởng đó là bên bờ hạnh phúc, bởi nghĩ dù là duyên muộn vẫn còn hơn không, bởi có duyên tơ hồng nối thêm vợ chồng. Nhưng cũng có khi trăn trở, xót xa, cay đắng khôn nguôi. Xót xa tột cùng khi người bạn đời thay lòng đổi dạ:

Chợt đến với anh

Cô gái tóc dài, cặp mắt long lanh Cập tai anh những lời nhỏ nhẹ

Và phút chốc anh quên người vợ trẻ

(Châm nỗi nhớ)

Người phụ nữ nào mà chẳng mong một tình yêu trọn vẹn? Người phụ nữ nào chẳng ước mơ về một gia đình hạnh phúc? Người phụ nữ nào chẳng muốn vị hôn phu của mình một lòng một dạ với mình? Đau đớn thay, tình yêu giờ đây bị san sẻ, không chỉ thế mà nó khiến anh – người chồng đa tình quên người vợ trẻ. Thậm chí có lúc anh ta còn lưu luyến cả những hình bóng đã là quá khứ khi nhà thơ chứng kiến anh nâng niu trân trọng những kỷ niệm xưa cũ.


Ghế người ta ngồi đấy Anh choàng để dành hơi Bàn người ta viết đấy

Đêm đêm ủ lấy hơi người.

(Chuyện về anh)

Đâu có phải ai cũng có được tình yêu êm đềm, trọn vẹn. Lam Luyến khổ hơn khi chị gặp nhiều đau đớn, mất mát trong tình yêu ngay từ mối tình đầu. Trải qua bao thăng trầm, bể dâu con đường của Lam Luyến cũng chưa thấy bến đỗ bình yên, vẫn miệt mài trong nỗi đau, nỗi cô đơn bởi những bi kịch tình yêu đến với cuộc

đời chị. Giọng thơ của Lam Luyến cũng bởi thể mà lo âu, trăn trở, thương xót và cay đắng. Bao nhiêu yêu thương chị đều đã dệt thành chiếc áo tình yêu, ấy vậy mà:

Người bỏ áo đi đâu Lỡ một thì con gái

(Lỡ một thì con gái)

Bao nhiêu tình yêu chị trao cả cho anh, nhưng kết quả là chị nhận lại một nỗi buồn đau tan nát. Để rồi ngậm ngùi, thương xót cho chính cái hữu hạn của mình:

Ta muốn ôm cả đất Ta muốn ôm cả trời

Mà sao không yêu trọn Trái tim một con người?

(Gửi tình yêu)

Khao khát tình yêu, đắm đuối trong những ảo tưởng tự tô vẽ, ở người đàn bà này, hình ảnh người tình luôn được “thiêng hóa”: “Anh đến như trời sai đến/ Em không giữ nổi phép màu/ Như có bàn tay định mệnh/ Bàng hoàng ánh mắt giao nhau (Lời anh trên biển)”. Nồng nhiệt và tự tin đến ngây thơ, bất chấp những cảnh ngộ thực tế, người đàn bà ấy sẵn sàng cao giọng “thách thức” với mọi thử thách khắc nghiệt nhất của đời sống: “Gian khổ hay cách trở/ Thương nhau thêm bội phần/ Và với em khi đó/ Tình yêu là phép nhân (Phép nhân)”. Và với tất cả sự đa cảm và vụng dại, chị sẵn sàng “thế chấp” tất cả niềm tin vào tình yêu, cho dù đó chỉ là tình cảm từ một phía và không hề được đền đáp. “ Dẫu chẳng được hẹn hò/ Em cứ đợi, cứ say/ Ngâu có xa nhau, Ngâu có ngày gặp lại/ Kim – Kiều lỡ duyên nhau/ Chẳng thể là mãi mãi/ Em cứ vẫn đợi/ Vẫn chờ/ Dẫu chỉ là huyền thoại một tình yêu! (Huyền thoại)”. Để từ đó bộc lộ nên giọng điệu thương xót và hoài niệm phảng phất một nụ cười giễu cợt của chị với chính mình, tạo nên một sắc thái rất riêng trong những câu thơ tình của Lam Luyến.

Thực tế đầy những bất trắc, hạnh phúc là điều khó nắm giữ và trong cuộc chiến giành giật ái tình dẫu người chiến thắng là chị, nhưng không hẳn những nỗi lo

âu mơ hồ vì thế mà mất đi, bởi “Em đã đoạt anh từ tay người đàn bà kia” nên cái dự cảm về sự mất mát luôn luôn tồn tại:

Em đã đón anh về

Nhưng chắc gì giữ được anh lâu hơn Rồi sẽ có một người đàn bà khác

Anh vốn yếu mềm và biếng nhác

Miếng mồi của chiến tranh man rợ diệu kỳ

Em sửng sốt nghĩ đến một ngày anh lại bỏ ra đi…

(Chiến tranh)

Bởi vậy mà giọng điệu lo âu và trăn trở luôn song hành cùng người đàn bà có trái tim khát yêu khát sống này.

Còn với Hoàng Việt Hằng những nỗi niềm và đau đớn mà chị trải qua cũng dồn nén lại và ném vào những trang thơ ngân ngấn nước mắt trước cuộc mưu sinh đầy cực nhọc của người đàn bà trót mang nghiệp cầm bút. Cũng khát yêu, tin yêu, dại yêu như Lam Luyến nhưng chí ít Việt Hằng cũng có được một người đàn ông trọn vẹn để trao gửi yêu thương, dù yêu thương đó phải đánh đổi bằng những cực nhọc nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nèn lên đôi vai vốn mong manh và yếu đuối của phận nhi nữ. Số phận của chị giống như một trận đấu bóng, dũng cảm đấu tranh và giành giật với số phận nhưng rốt cuộc chị vẫn thua và mọi đắng cay, đau khổ, cực nhọc đều dồn lại phía chị. Người đàn ông là lẽ sống của chị cũng bị số phận cướp mất, chị trắng tay nhưng những hồi ức về anh, những hoài niệm về năm tháng hạnh phúc gian nan của chị luôn chập chờn hiện về bên chị, là động lực để chị vươn lên và tiếp tục hành trình đi, viết, nuôi con khôn lớn thành người. Bao trùm lên toàn bộ sáng tác của chị là giọng điệu hoài niệm những ký ức về anh – người đàn ông của chị, về những năm tháng của anh, của đồng đội anh – những người đã đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt và oai hùng. Đó có thể là cái “đế giày và cúc xinh” còn sót lại sau cuộc chiến của anh; hay cái bàn cờ mà anh đánh cùng con những ngày còn sống, là cây sưa đỏ - nơi gắn liền kỷ niệm của anh chị, là cái ngày ba mươi tháng tư hào hùng….hay cái dáng ngồi của anh như dấu chấm than viết ngược ẩn hiện trong

suốt cuộc đời chị… tất cả là một nghị lực sống để chị tựa vào sống và “run rẩy” viết.

Từ những mất mát riêng tư, Hoàng Việt Hằng dễ dàng đồng cảm với những thân phận thua thiệt. Chị thảng thốt chia sẻ gần gũi xung quanh đô thị nhộn nhịp mà bồn chồn: “Ôi những ngõ của người nghèo Hà Nội/ Tôi thương yêu bạc tóc lúc nào/ Người đời bảo: nhuộm tóc cho xanh lại/ Tóc có thể nhuộm xanh/ Nhưng vui buồn ngõ xuân/ Sao nhuộm lại?” và dằn vặt thương xót bà lão lầm lũi ở túp lều liêu xiêu vách núi vắng vẻ: “Một đời người bao lần trông đợi/ Nay tóc hắt sương thì chẳng đợi gì/ Chỉ mong trời đừng bắt tội ốm đau chi/ Để trồng lá trồng rau đủ sống/ Chốn tam quan, sân chùa, sông nước/ Chốn mùa đông lặng một phận người”. Chị xao xác tính giùm người phụ nữ nông thôn tên Thứ một phép toán đầy ái ngại giữa kẻ ăn không hết người lần không ra thời kinh tế thị trường: “Nếu tôi không ngủ ở khách sạn năm sao một đêm/ Đỡ cho chị Thứ một năm không ra làm đồng”. Giọng điệu lo âu, trăn trở, thương xót cứ trải dài trong thơ Hoàng Việt Hằng như thế, rất khó phân biệt chị đang viết cho thiên hạ hay khóc cho bản thân. Phải chăng với giọng điệu lo âu, trăn trở, băn khoăn, thương xót đã làm cho thơ Hoàng Việt Hằng đến gần hơn với công chúng và những người cần lao.

Như vậy, với mỗi một nhà văn, một đối tượng được nhà văn hướng tới lại mang những sắc thái giọng điệu riêng biệt, đó có thể là những tiếng than thở thương xót đối với những thân phận nhỏ bé lam lũ trong xã hội, hay là những trăn trở, lo âu trước sự mong manh dễ vỡ của tình yêu đôi lứa; cũng có khi là những hoài niệm về một bóng hình đã khuất… tất cả đều được dồn nén và làm nên thành công của Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng. Người đọc đồng cảm và chia sẽ cùng các chị tạo nên những sức sống bền bỉ trong thơ. Nó tạo thành những vạt thơ riêng hòa chung cùng dòng chảy của nền thơ Việt Nam hiện đại.

3.3.2. Giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng.

Xu hướng trở về cái tôi cá nhân, là xu hướng nổi bật hơn cả trong thời kỳ đổi mới, nó gắn với cảm hứng nói thật, nói một cách riết róng những cảm xúc chủ quan của người viết. Giọng thơ Dư Thị Hoàn có khi mạnh mẽ gấp gáp, có lúc nồng nàn quyết liệt hay suy tư trầm lắng. Vì thế khi đọc thơ Dư Thị Hoàn ta cảm nhận

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí