cảm cao “Đi rã chân đến chợ/ Chợ Rã chỉ rã chân/ Mế già ngồi đốt củi/ Hong áo chàm mưa rơi…/Áo mế già chưa khô?” (Đi chợ Rã). Trên cái nền không gian ảm đạm và hiu hắt đó, nhân vật trung tâm của bài thơ hiện ra: bà mế già người dân tộc, cũng như cái chợ nghèo kia, mế cũng rất nghèo. Đường xa, trời mưa, đến chợ người ướt nên phải đốt củi hong áo. Không dài lời, chỉ vài chi tiết tiêu biểu, với những nét phác họa bằng ngôn từ với thể thơ 5 chữ nhà thơ đã dựng lên thật sinh động chân dung người mế già trong một phiên chợ nghèo gây xúc cảm trong lòng người đọc. Hay hình ảnh người lính trở về sau cuộc chiến cứ ám ảnh bằng những kỷ vật còn sót lại của những người bạn đã hi sinh thân mình bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc “ Và anh ngồi nhẩm tính/ Có người bạn tên “Mình”/ Tặng anh chiếc cúc xinh/ Một đế giày của lính/ Rồi đến lúc hi sinh/ Chẳng còn ai thân thích” (Đế giầy và cúc xinh). Em bao dung và nhân hậu biết bao khi cùng anh cất giữ những kỷ vật, những tháng ngày không thể quên của anh, của người lính hậu chiến “Em từ từ ôm lấy/ Người lính hậu chiến tranh”. Bởi thế mà anh không hẳn ngạc nhiên về sự trẻ trung hay già đi của em, “Có phút giây anh ước/ Giá em đừng già đi/ Giá em đừng trẻ thế/ Cuộc sống như trời bể/ Vượt qua không dễ dàng” (Ngạc nhiên). Và với chị anh là tất cả những gì chị có “Em chẳng có thứ gì/ Ngoài anh và lối đi/Và cuộc đời cụ thể/ Để em còn đam mê/ Để em còn tốt nữa” (Cây me lá vàng). Thể thơ 5 chữ đã góp phần nói lên những nỗi niềm mà Việt Hằng cần chia sẻ và giãi bày.
Nhìn chung với thể thơ 5 chữ, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã khẳng định được tài năng và dấu ấn riêng của mình trong phương thức biểu đạt.
3.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca. Ngôn ngữ là công cụ,là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Gorki đã khẳng định “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Qua ngôn ngữ thơ, người đọc có thể hiểu được cảm xúc và phong cách của người nghệ sĩ. Bởi mọi cung bậc của tình cảm, mọi rung động của tâm hồn đều được thể hiện qua phương diện ngôn ngữ. Đến với ngôn ngữ trong thi ca, đó vừa là tiếng nói chân thật, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của lý trí, trí tưởng
tượng diệu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động, chiều sâu của sự suy nghĩ, tính mẫn cảm, tinh tế của sức sống lâu bền, những trạng thái rung động của tâm hồn… Tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng ta bắt gặp các kiểu ngôn ngữ sau:
3.2.1.Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm.
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của cảm xúc. Thơ là tiếng lòng và cùng với văn hóa của nhà thơ làm nên giọng hay phong cách riêng. “Tiếng lòng đó giống như những sợ tơ lóng lánh sẽ theo ngòi bút chảy xuống trang giấy hòa quyện thành các con chữ. Chữ viết là hình thức vật chất hóa ý nghĩ, tư tưởng. Ngôn ngữ thơ “photo” lại “tiếng lòng của nhà thơ” (Đào Duy Hiệp). Ngôn ngữ trong thơ của Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng là một thứ ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Trong “Tình lặng” ta bắt gặp sự hồi hộp xen lẫn lo âu của người phụ nữ đã có gia đình, đó giống như là một bản án chung thân của những người phụ nữ: “Nụ cười em lãnh đạm/ Đôi mắt em lơ đãng/ Đâu phải cho anh/ Mà để tự hành hình/ Chớ dừng chân/ Khi vô tình gặp em, anh nhé/ Em mang bản án chung thân gái đã có chồng”. Dẫu nhiều cay đắng xót xa, nhưng không thể thay đổi được, cảm xúc con tim bị dồn nén vào trong và không được phép biểu hiện chỉ bởi một rào cản vô hình nhưng không thể vượt qua “thân gái có chồng”. Các cụ ngày xưa đã từng nói “lấy chồng như đeo gông vào cổ” là vì thế. Hay như trong bài “Chị ấy” sự nôn nao xen lẫn ái ngại, bóng dáng của người xưa vẫn vương vất quanh đây, nó khiến cho em bị ám ảnh và không thể đón nhận tình cảm, và một sự nhún nhường bao dung đến lạ kỳ của người đàn bà “Đừng có em” khi đã có chị ấy. Ngôn ngữ đã thể hiện sắc thái cảm xúc của con người. Cũng giống như Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến có những biểu hiện sắc thái cảm xúc của tình yêu rât đa dạng và phong phú. Yêu, tin, ghen tuông hờn giận, hạnh phúc và khổ đau, cay đắng và ngọt ngào…đều được thể hiện qua một giọng thơ đầy biểu cảm. Hãy xem chị diễn tả cảm giác mong ngóng người yêu “Cứ mong anh đến nhà/ Dủ một lần ít ỏi/ Chẳng cần nghe anh nói/ Chỉ nhìn nhau, nhìn nhau…” nỗi nhớ thương cứ dài dần theo năm tháng, ước ao giản dị “mong anh đến nhà” để được nhìn, được ngắm, được cười, được nghe
anh nói… chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm nên hạnh phúc tròn đầy của người con gái khát khao yêu đương cháy bỏng như Lam Luyến. Để rồi nỗi nhớ thương cứ da diết và mãnh liệt “ Nhớ - thành cây cho đất/ Thương- thành hoa cho đời”và biến thành ngọn nguồn của sự sống. Hay là cảm giác ghen tuông đến tột cùng của những kẻ đang say đắm trong tình yêu “ Ghen như sôi và giận như điên/ Người đàn bà với trái chín trên tay/ vừa bị lăn xuống đất/ Ghen như sôi và yêu như điên/ Người đàn bà với ước mơ chưa thành sự thật”(Chiến tranh). Đó còn là cảm nhận được cái hữu hạn, và vô hạn của tình yêu, của cuộc sống con người, bởi ước vọng thì lớn lao nhưng sức mạnh của con người lại quá nhỏ bé: “Ta muốn ôm cả đất/ Ta muốn ôm cả trời/ Mà sao không yêu trọn/ Trái tim một con người” (Gửi tình yêu). Trong thơ chị giãi bày hết, tận cùng sâu thẳm tâm hồn mình.
Hoàng Việt Hằng cũng thế, đọc thơ chị cảm xúc cứ tự nhiên tuôn chảy theo những mạch, những ý mà ngôn ngữ giàu tính biểu cảm đã mang lại. Hãy xem cách chị cảm nhận và chia sẻ gần gũi xung quanh đô thị nhộn nhịp mà bồn chồn: “Ôi những ngõ của người nghèo Hà Nội/ Tôi thương yêu bạc tóc lúc nào/ Người đời bảo: nhuộm tóc lại cho xanh/ Tóc có thể nhuộm xanh? Nhưng vui buồn ngõ xuân/ Sao nhuộm lại?”(Ngõ Xuân).Phải là người có tấm lòng thương yêu đồng loại đến cháy bỏng mới cảm nhận được những điều tưởng chừng như nhỏ bé giữa đô thị ồn ào xe cộ ấy, vẫn có những nỗi niềm cần được trao gửi. Đó còn là tấm lòng thương cảm với bà mế già trong phiên chợ Rã vùng cao, với mảnh áo tơi hong ướt nhẹm vì mưa gió. Bàng bạc những nỗi niềm cần được trao gửi và cảm thông.
Ngôn ngữ biểu cảm ở đây giúp chúng ta cảm nhận được tâm hồn tinh tế và bay bổng của người thi sĩ. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gắn liền với những hình ảnh có sức gợi đã cho thấy một sự chân thành mà xúc động của các tâm hồn nhà thơ. “ Đến dây phơi cũng phải phơi sào/ Cây sào trong nhà thay tủ áo” (Ngưỡng dây phơi). Dọc Miền Trung,nơi những cơn bão tàn phá, Hoàng Việt Hằng nhói lòng bởi những chiếc dây phơi bất bình thường. Nhiều khi chính sự biểu cảm của ngôn ngữ đã gợi lên được những điều chân thực sinh động bằng một thứ ngôn ngữ mộc mạc đến nao lòng mà chẳng có ngôn từ hoa mỹ nào có thể thay thế được. Bởi những câu thơ đó được viết ra rất thực từ cảm xúc của người cầm bút.
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Tìm Đến Thiên Nhiên Để Đồng Cảm, Chia Sẻ
- Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng Nhìn Từ Phương Diện Nghệ Thuật
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 13
- Giọng Điệu Lo Âu, Hoài Niệm, Trăn Trở.
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 16
- Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Từ việt sử dụng một lớp ngôn từ giàu sắc thái biểu cảm mà Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến,Hoàng Việt Hằng đã trải hết nỗi lòng của mình trên trang giấy. Nó góp phần thể hiện cái tôi trữ tình của các nhà thơ, góp phần làm nên phong cách riêng của các nhà thơ không thể trộn lẫn được.
3.2.2. Ngôn ngữ giản dị đời thường.
Thơ bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm. Qua thơ, chúng ta biết được nỗi niềm tâm trạng của người nghệ sĩ. Nỗi niềm,tâm trạng ấy được diễn tả sâu sắc, lắng đọng hay nhạt nhẽo, hững hờ…Tất cả phụ thuộc phần lớn vào phương thức xây dựng thơ. Trong đó,ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho người nghệ sĩ sáng tạo những bài thơ hay. Bởi thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Thông qua đó, nhà thơ diễn tả mọi sắc thái tâm hồn, gắn liền với cuộc đời, từng hình ảnh khác nhau của nhà thơ. Với ba tác giả nữ mà chúng tôi khảo sát thì ngôn ngữ giản dị đời thường được sử dụng một cách rộng rãi, xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của cả ba tác giả. Nhìn chung thì với ngôn ngữ giản dị đời thường được cả ba nhà thơ tập trung khai thác ở khía cạnh kiệm lời khơi ý, ngôn ngữ tuy giản dị mộc mạc gần gũi với đời thường những không vì thế mà thiếu đi sự trau chuốt, tinh tế. Dư Thị Hoàn với lời thơ kiệm lời nhưng ý nhị, sâu sắc; Đoàn Thị Lam Luyến mộc mạc, chân chất nhưng tinh tế, gần gũi; Hoàng Việt Hằng với lối thơ khơi gợi những mạch nguồn cảm xúc từ chính tâm hồn nên lời thơ chất chứa nhiều nỗi băn khoăn, day dứt, dễ hiểu, dễ đồng cảm. Tuy vậy mỗi tác giả lại có cách sáng tạo riêng của mình, tạo được những dấu ấn riêng trong lòng độc giả yêu thơ.
Trong thơ Dư Thị Hoàn chúng tôi nhận thấy rằng, với lối thơ kiệm lời khơi ý, chị đã chú ý hướng vào thao tác kết hợp hơn là thao tác lựa chọn trong hoạt động ngôn ngữ. Với thao tác lựa chọn, thì từ ngữ được trau chuốt, được ướm thử sao cho năng lực liên tưởng của người đọc được vận động, được dẫn nhập đến một lý thú bất ngờ gần như hòa nhất với những liên tưởng của tác giả. Trở về cuộc sống đời thường, thơ của chị trở nên tự nhiên, gần gũi như chính sự biểu hiện của những tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Chị biết nắm bắt những hình ảnh, ngôn ngữ đời thường mộc mạc, thô ráp : giẻ lau, quả bóng…từ những hình ảnh bình thường, giản dị và thân quen ấy, chị đã gửi gắm những nỗi niềm tâm sự, những suy nghĩ về cuộc đời và triết
lý nhân bản. “Em lăn lóc kệt sức dưới bàn chân hiếu thắng/ Họ đá bật em từ phía này sang phía nọ để lưu danh/ Chỉ có mình anh thương em thôi/ Sao anh không làm thủ thành/ Cho họ biết tay/ Đợi cú sút làm bàn/ Em sẽ bay đến/ Ngọt lịm trong vòng tay anh…”(Tâm sự quả bóng đá).
Con người tồn tại trong rất nhiều mối quan hệ xã hội, đặc biệt con người tình yêu trong thơ Dư Thị Hoàn mang nhiều mâu thuẫn, vừa có sự lựa chọn quyết liệt, vừa có những giọt nước mắt tủi thân mặc cảm, vừa có cái kiêu hãnh tự tin, vừa rụt rẻ lặng lẽ, vừa có cái nồng nàn táo bạo lại vừa có cái lạnh tanh của người từng trải. Ngôn ngữ trong thơ Dư Thị Hoàn chẳng bóng bẩy cầu kỳ, chẳng phải “mài câu giũa chữ” mà câu chữ như được trút ra từ tâm hồn phơi bày lên trang giấy. Đó là những sợi tơ ngôn ngữ vàng óng được rút từ ruột tằm tạo nên những dải lụa thơ vừa ngọt ngào, lại vừa thâm trầm sâu sắc. Một tâm hồn tinh tế, chân thật và rất dễ nhạy cảm được gói gọn trong những lời thơ dung dị. chân thật, tự nhiên đi vào lòng người và tạo nên một sức sống mãnh liệt: “Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ/ Bút viết xong không đậy nắp bao giờ/ Ôi anh yêu, lơ đãng đến là/ Con nai rừng của em…” (Tan vỡ). Ngôn ngữ không có gì là bóng bẩy, trau chuốt hay hoa mỹ, trái lại, nó như lời trách yêu đầy âu yếm, yêu chiều. Trách anh nhưng lại không hề yêu cầu anh phải thay đổi. Đó là cái dễ thương của người con gái, cô biến cái khiếm khuyết của người mình yêu thành cái lơ đãng thật dễ thương. Ngôn từ của tác giả tạo nên một hình tượng đẹp, ngôn ngữ gần gũi với con người, gần với đời thường nhưng lại không khô khan, dung tục, trần trụi. Chính điều đó đã làm nên một nét riêng trong thơ chị, tạo nên tính hình tượng cho thơ.
Thể thơ ngắn, kiệm lời nhưng mở ra bao điều mới mẻ, hấp dẫn, cuốn hút sự khám phá của người đọc. “Cũng may cho mẹ/ Không có lấy một mụn con gái/ Để rồi đến lúc phải cắt nghĩa ba chữ này” (Của hồi môn). Không có con gái sao lại may? Tác giả cũng đã có sự giải thích nhưng đọc lên ta vẫn thấy có sự bất ổn, bất bình thường. Đó chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả để nói lên cái mỉa mai, chua chat của một kiếp người cơ cực, đến cái ước mơ rất người của mình cũng không thể có được. Họ phải đánh lừa mình rằng như thế là may mắn, hạnh phúc. Một sự bất thường, dùng từ ngữ của vui vẻ, hạnh phúc để nói về cái bất hạnh đã tạo nên sự lay
động lớn trong lòng người đọc. Thơ Dư Thị Hoàn không rơi vào khuynh hướng hình thức chủ nghĩa, tạo ra sự ghép chữ vô nghĩa. Chị đã dùng ngôn ngữ để thể hiện khát vọng cao quý của người nghệ sĩ giàu tâm huyết muốn đem lại cho cuộc sống tẻ nhạt, đau buồn này một luồng gió mới, giúp cho người với người xích lại gần nhau hơn. Ngôn ngữ có một sức lay động lớn để con người hòa đồng nhân ái.
Những bài thơ của Dư Thị Hoàn đều được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ tự do gắn với hiện thực cuộc sống, biểu đạt được những góc cạnh phong phú của cuộc sống cũng như tâm hồn một cách giàu hình ảnh, mang đầy chất khỏe khoắn và đa dạng của tiếng nói đời sống. “Thiên sứ ơi/ Có đi tuần giờ này/ Xin cúi xuống đây/ Lượm cho hết tiếng thở dài của mẹ…” (Cầu nguyện). Khi muốn che đậy một cảm xúc “Đừng bắt tôi kể về một đêm trăng”, tác giả đã dùng hình ảnh âm thanh khác để khuấy động cảm xúc khác “Đàn ơi rung lên đi/ Khèn ơi cứ réo rắt/Ở nơi xa rất xa/ Có giấc ngủ nóng ran/ Tình yêu tháng ba ngày tám…”(Trăng sáng quá). Nhịp điệu sống tạo sự cộng hưởng với phần bên trong của tâm hồn. Chính vì thế ngôn ngữ trong thơ chị trầm lắng, thiết tha làm cho nhịp điệu thơ như ẩn vào trong âm hưởng bên trong sâu lắng, dào dạt của bài thơ; một nhịp điệu riêng độc đáo và đằm thắm làm nên sự xúc động nội tâm. Ngôn ngữ đời thường mang tính chất văn xuôi là kiểu ngôn ngữ thô ráp, gần gũi với đời sống hàng ngày, dễ đi vào đời sống hơn. Nói chung, ngôn ngữ trong thơ Dư Thị Hoàn cụ thể, gần gũi với đời thường song thật sinh động, giàu nhịp điệu,hình ảnh tạo nên một chất thơ lắng đọng, sâu sắc. Những hình ảnh bình dị, gần gũi trong cuộc sống cũng như trong tình yêu đã đi vào thơ chị một cách tự nhiên tưởng như dễ dàng, lại chính là thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, biết nắm bắt những khoảnh khắc giá trị giữa dòng đời đang cuộn trôi.
Cũng chọn cho mình ngôn ngữ giản dị đời thường để biểu cảm những sắc thái của trái tim, Lam Luyến đã tạo cho mình một địa hạt riêng biệt và khá thành công khi sử dụng nó. Đọc thơ của Lam Luyến chúng tôi nhận thấy thơ chị có xu hướng đưa ngôn ngữ đời thường gần gũi vào thơ để đối thoại, để độc thoại. Nó được thể hiện ở cách lựa chọn ngôn từ, cách tổ chức câu thơ, dòng thơ, các phương thức diễn đạt, nhịp điệu …trong thơ của Lam Luyến. Bởi thế nên Lam Luyến đã từng nói “Làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân”. Thơ chị thực hiện nhu cầu
tự bộc lộ, dù sử dụng thể thơ nào đi chăng nữa thì những mạch thơ nhẹ nhàng như đang tự trôi theo một nguồn cảm xúc từ trái tim của chính chị. Nhất là mảng thơ tình, với những lời bộc bạch, tâm sự chất chứa khao khát yêu thương của người đàn bà “dại yêu”. Mang nhiều yếu tố đời thường, thơ Lam Luyến bộc bạch lòng mình, cũng trải lòng mình với trời đất, với con người, với anh và với tất cả chúng ta. Ở thơ Lam Luyến ta bắt gặp cả những biểu hiện rất đỗi thân quen, quen đến độ có khi người đọc quên mất đó là thơ, cứ nghĩ nó là lời nói thường ngày. Bởi nhiều khi nghe chanh chua như thể thách thức. Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại hai lần trong câu thơ càng khiến câu thơ gần hơn với đời thường. Lại cộng thêm hai động từ mạnh “phải” và “cứ” đầy thách thức càng làm tăng tính hiệu quả trong cách dùng từ của Lam Luyến: “ Ai bảo mẹ sinh em đẹp/ Ai xui cha muốn con giầu? … Em phải vu oan Thị Kính/ Em cứ lẳng lơ Thị Mầu” (Hát theo Thị Mầu).
Cũng có khi nó mộc mạc như lời kể chuyện tâm tình, lời tâm sự về hoàn cảnh sống, về tình cảm mẹ con, về sự vất vả của cuộc sống và những chăm sóc mẹ dành cho chị. Cũng có khi chị coi mình như Nô lệ - một kiểu nói rất hiện đại gần gũi mà vẫn làm chất thơ Lam Luyến độc đáo (Có một ngày). Rồi cũng có khi là cái nhìn rất thật về cuộc sống, một góc nhìn với kiểu nhìn mà bấy lâu nay các nhà văn nhà thơ vẫn nhìn (Chảy dở). Đó còn là khát vọng rất đỗi bình dị, đơn sơ của cuộc sống hàng ngày, là khát vọng làm vợ, làm mẹ với những hạnh phúc tròn đầy của người phụ nữ. “Gái trai cũng thèm một đứa/ Cho anh bế bế bồng bồng” (Thiên tình cuối). Và cũng có khi cơn giận dữ lên đến tột cùng của sự ghen tuông, ích kỷ của một tình yêu không cho phép sự san sẻ. (Chiến tranh). Để rồi đầy chua xót, và cay đắng khi chợt nhận ra đó chỉ là những ước mơ không có thật, huyễn hoặc giống như giấc mơ “làm nhà trên lưng cá voi” vậy. Cũng bởi cả tin nghe, cả tin nói, cả tin yêu đến khờ dại đã khiến cho người đàn bà chuộc đầy những đau khổ, và vẫn mãi cô đơn (Châm khói). Tất cả đều được Lam Luyến diễn tả bằng thứ ngôn ngữ hết sức đơn giản, bình dị pha chút nỗi niềm đau đớn, chua xót của số phận.
Khác với Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng cũng sử dụng ngôn ngữ mộc mạc,giản dị đời thường để phản ánh những thân phận con người lam lũ trong xã hội, nhưng ngôn ngữ trong thơ Hoàng Việt Hằng thấm đẫm
những cảm xúc thương mình, thương người với một tình thương vô bờ bến của trái tim nữ nhi lấy nghiệp viết để kiếm sống như chị. Cũng viết về tình yêu với những cung bậc cảm xúc hết sức khác nhau, lúc e ấp dịu dàng của cô gái mới tuổi đôi mươi lần đầu chập chững yêu đương; lúc thì dữ dội, cồn cào, chua xót nhưng luôn luôn thủy chung son sắt của người đàn bà từng trải qua nhiều mất mát lớn lao trong cuộc đời. Hoàng Việt Hằng là người thành phố, nhưng chị lại chọn cho mình, cho lối sống và cách viết của mình hơi hướng nhà quê: “Bạn từ tỉnh lị/học làm người thành phố/Tôi người thành phố/học làm nhà quê” (Đối thoại). Chính vì thế mà ngôn ngữ thơ của chị rất mộc mạc, bình dị gần gũi với những người lao động nghèo khổ. Ngay khi viết về thành phố chị cũng chọn cho mình cách nhìn, cách cảm nhận hết sức bình dị và dân dã. Đó là hình ảnh vạt cải vàng ven sông, là cây sưa Đỏ, là cái ngõ Xuân nho nhỏ giữa lòng Hà Nội chen chúc (Hoa cải mùa đông, Cây sưa đỏ, Ngõ Xuân…) tất cả hiện lên trong thơ chị thật gần gũi và quá đỗi thân thương. Đó còn là thân phận những người dân lao động nghèo lam lũ lần lượt xuất hiện đầy “ẩn ức” trong mỗi chuyến đi xa của chị: là chị Thứ với túp lều vịt nghèo,là bà mế già ở phiên chợ vùng cao, là người đàn bà góa trong khe sâu, là chị Seo Mây địu con chơi với ở Mũi Lèng, là chị Klung Lang trong chập chiều quét lá…tất cả làm nên những điệu buồn man mác cứ chập chờn ẩn hiện trong tâm trí người đọc. Đó còn là tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả của chị dành cho đứa con trai thiếu thốn sự dạy bảo của người cha, là những nỗi nhớ con dài dặc theo những chuyến đi, là những phút chạnh lòng khi nhớ về người chồng đã khuất… Tất cả đã được Hoàng Việt Hằng gửi gắm qua ngôn từ hết sức giản dị, gần gũi nhưng không quá thô sơ, cẩu thả. Khiến cho người đọc day dứt và không quên. Đó là một thành công trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ngôn ngữ của Hoàng Việt Hằng.
Như vậy, nhịp điệu ngoài đời sống tạo sự cộng hưởng với phần bên trong của tâm hồn, tạo nên những vần thơ mang âm hưởng và dấu ấn của đời thường. Ngôn ngữ đời thường man tính chất văn xuôi thô ráp, gần gũi với đời sống hàng ngày, dễ đi vào đời sống hơn. Chính vì thế nó được sử dụng hầu khắp trong những sáng tác của cả ba tác giả. Đó một thứ ngôn ngữ trầm lắng, thiết tha làm cho nhịp điệu thơ như ẩn vào trong âm hưởng bên trong sâu lắng, dào dạt của mỗi bài thơ;