Cái Nhìn Nghệ Thuật Giàu Lòng Nhân Hậu Về Con Người Làng Quê Việt Nam


Trong sự khốn cùng đó, người ta chỉ còn biết nương nhờ vào tình ruột thịt, thân thiết. Với Tư thì ngược lại: “Anh em họ mạc thì thờ ơ lạnh nhạt, họ coi hình như không có mẹ con Tư trong gia đình nữa” [37,tr.13]. Mỗi lần người anh trưởng đi chợ xa cùng vợ về, anh Tư trở thành kẻ sai vặt. Một hôm đói đến vàng mắt, nằm dài ra, bụng ép da lưng phải độn bụng một cái gối. Anh trưởng xui đi mua phở, phải mang theo hai cái đĩa một cái bát chiết yêu loe miệng, đĩa nhỏ để bát bưng tránh nóng. Tay bưng bát phở, mùi phở phả ra qua kẽ đĩa thơm ngon phổng lỗ mũi, anh thèm quá. Anh muốn nếm một chút xíu nước suýt cũng chịu không dám. Nỗi nhục con thêm, con nếm bao bọc lấy anh.

Đó là những trang văn đầy sức ám ảnh người đọc trước hiện thực cuộc sống làng quê qua cái nhìn của Kim Lân. Điều đáng quý là, cái nhìn của nhà văn không chỉ nghiêng hẳn về một chiều mà trong khổ đau bất hạnh của con người, nhà văn vẫn nhìn thấy ánh sáng của tình đời, tình người. Sự có mặt của anh Thân- một người bạn đã an ủi Tư, đã giúp đỡ Tư những lúc khó khăn tuyệt vọng nhất. Người bạn ấy đã cho Tư ăn để Tư qua được những ngày đói rét.

Cái nhìn cuộc sống của Kim Lân thật trĩu nặng yêu thương trong mọi nỗi khốn khó khôn cùng của người nông dân sau lũy tre làng.

Trong bối cảnh đời sống Việt Nam những năm 1930-1945 của thế kỷ trước, đói là một hiện tượng xã hội, một thực tế khổ đau mà con người phải ghánh chịu lúc đó và còn gây ấn tượng mạnh cho đến tận bây giờ. Trước thực tế ấy, nhiều nhà văn đã viết với cảm hứng phổ biến là tố cáo, lên án thực dân phong kiến đã làm cho người ta đói và qua đó đặt vấn đề thay đổi trật tự xã hội để khẳng định rằng cách mạng là tất yếu. Còn truyện Đứa con người vợ lẽ của Kim Lân lại khác, ở đây ông không chỉ phơi bày nỗi khổ, nỗi cơ cực bần hàn của con người là cái đói, cái rét hoành hành mà nhà văn còn đi sâu miêu tả những con người do hoàn cảnh mà bị coi khinh, coi thường. Viết về cảnh đời như vậy chắc hẳn Kim Lân không chỉ xót xa cho những cảnh đời lầm than


mà nhà văn còn thể hiện nỗi niềm cảm thông sâu sắc đối với họ. Khi có dịp bộc bạch, tác giả không ngần ngại kể: Truyện ngắn của tôi có tên đầu tiên là Đứa con người vợ lẽ, in ở tờ Trung Bắc chủ nhật, khoảng năm 1940-1941. Đúng là truyện của mình, với tất cả nỗi hờn tủi của mẹ con tôi” [22,tr.288].

Trong cái nhìn hiện thực cuộc sống ấy ngời sáng một giá trị nhân văn cao đẹp ở Kim Lân. Nhà văn cho rằng cái đói không làm giảm giá trị tình người mà nó làm cho người gần người hơn.

Dịch đói năm 1945 đã cướp đi nhiều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái li tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh xã hội đó, nhà văn Kim Lân đã thể hiện cái nhìn đầy thương cảm đối với cuộc sống làng quê trong nạn đói 1945 qua truyện ngắn Vợ Nhặt.

Mở đầu truyện là mẩu hồi ức “trước kia mỗi chiều” có vẻ yên ả nhưng cái hồi ức này quá ngắn, trôi qua quá nhanh. Hiện tại là cái cảnh đói khát ủ rũ, cảnh người ăn xin “xanh xám như bóng ma”, cảnh thây người chết “ nằm còng queo bên đường”. Nhà văn tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác khắp nơi: “Cái đói đã tràn xuống xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiều lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.” [37, tr.189].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của sự sống thì tính cách và số phận của họ sẽ được bộc lộ. Trong những năm 1945, chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Cái


Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 4

đói tạo lên bi kịch cho cuộc sống nhưng dưới cái nhìn của Kim Lân cái đói lại nảy mầm cho sự sống. Chính vì thế miêu tả cái đói trong Vợ Nhặt, Kim Lân đã mang đến cho người đọc những cảm nhận phong phú và đa dạng.

Nhà văn Nam Cao viết về cái đói trong xã hội cũ ở khía cạnh tối tăm và bất lực, ở vấn đề nhân cách của con người. Trong tác phẩm Một bữa no nhân vật bà cái Tí đã đánh mất nhân cách của mình vì một bữa ăn. Mặc dù bị khinh bỉ, chì triết suốt bữa ăn nhưng bà vẫn không thấy xấu hổ và ăn một cách ngon lành. Trong khi mọi người đã xong bữa, bà vẫn miệt mài ngồi ăn, ăn như chưa bao giờ được ăn vậy. Bà tự an ủi mình: “ Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói?” [6,tr.274]. Dường như vì lâu quá không được ăn cơm (trước đó hơn ba tháng bà chỉ ăn toàn bánh đúc), nên bà ăn mãi vẫn không thấy no. Vì thế bà thấy tiếc mấy hạt cơm còn xót lại trong nồi: “Ừ, thì bà ăn nốt vậy. Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt.” [6,tr.275]

Người bà trong Một bữa no cuối cùng ra đi trong đau đớn. Cái đói chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tha hoá và cái chết thảm thương của bà. Họ vốn là những người lương thiện, chịu khó lao động nhưng sự hà khắc của chế độ phong kiến cùng với sự bóc lột dã man của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha hóa, tuyệt vọng.

Cùng viết về cái đói nhưng Kim Lân lại có sự thể hiện khác. Trong Vợ nhặt, những người nghèo đói khổ đau dù thế nào vẫn luôn khao khát một cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng, dù hiện tại họ đang bên bờ vực thẳm. Vì thế bối cảnh của truyện Vợ Nhặt là cái đói hoành hành khắp nơi nhưng ở vào thời khắc đó, các nhân vật của truyện được đặt vào một tình cảnh đặc biệt và họ sẽ bắt đầu một cuộc sống mới tốt đẹp dù là rất mong manh.

Bằng cái nhìn cuộc sống đầy nhân hậu, Kim Lân đã khám phá niềm khao khát hạnh phúc trong tận cùng sự sống bi thảm của con người. Nhà văn


luôn thấu hiểu những mong ước khát khao của họ. Trong tận cùng của cái đói lắt lay, tội nghiệp ấy, nhà văn đã tìm được một cơ hội hiếm hoi để thể hiện sự bất diệt khát khao được sống, được yêu thương và hy vọng của con người. Niềm ước ao hạnh phúc không thể một lúc diệt trừ cái đói hay sự u tối, nhưng nó thắp sáng lên niềm tin vào cuộc sống không gì lay chuyển được. Trong sự thể hiện của Kim Lân, niềm ao ước ấy cứ âm thầm vươn lên từ đói khát, từ tối tăm. Nhà văn đã dành những tình cảm trân trọng yêu thương nhất của mình đối với nhân vật Tràng trong hoàn cảnh éo le nhất của của sự sống qua việc Tràng lấy vợ. Một quyết định tưởng giản đơn đối với một sự việc trọng đại nhất của đời người. Trong sự cùng cực, Tràng chặc lưỡi như đã đánh cuộc cùng cái đói để có được hạnh phúc. Những câu văn tha thiết được viết ra từ một trái tim nhân hậu chan chứa yêu thương của nhà văn Kim Lân trước những khát vọng nhỏ nhoi, bình dị trong cuộc sống của những người lao động khốn khó. Với Kim Lân sự đói khát không làm giảm giá trị của tình người. Bao giờ cái hạnh phúc được yêu thương cũng quý hơn tất cả. Phải chăng niềm hạnh phúc của cuộc đời nhân vật cũng chính là niềm hạnh phúc của nhà văn. Đó cũng là những ao ước của những người nông dân luôn mong có được một gia đình hạnh phúc.

Kim Lân đã đưa vào tác phẩm những điều giản dị và tiếng nói đầy tính nhân bản tạo nên sự đồng cảm thiết tha cho người đọc. Chính mối đồng cảm đó đã làm Vợ Nhặt hòa vào được vào tiếng nói nhân bản mạnh mẽ thiết tha. Và văn học chỉ thực sự cất lên đôi cánh nhân văn cao đẹp khi biết tìm thấy mình trước những tình cảm cao đẹp của con người trong cuộc sống bình dị đời thường nhất.

Cuộc sống làng quê luôn hiển hiện trong thầm lặng với những mưu sinh thường ngày đầy nhọc nhằn, vất vả vì miếng cơm, manh áo. Đó là nỗi vất vả, chịu đựng của chị Đoàn con dâu ông lão chắt Dự trong tác phẩm Ông lão


hàng xóm của Kim Lân. Sống trong cảnh “Suốt chín, mười năm trời kháng chiến, chồng đi bộ đội vắng, một mình chị lặn lội đầu hôm, sớm mai, nuôi bố chồng, nuôi con chưa bao giờ chị thấy khó khăn như bây giờ, người đàn bà gầy và khô ấy càng gầy rạc đi. Nước da đen sắt lại. Hai con mắt nâu sáng, tư lự, lúc nào cũng như phảng phất một nỗi buồn gì sâu kín. Chị không còn cái vẻ nhanh nhẹn đảm đang ngày trước nữa chiều chiều đi làm làm về chị cúi đầu đi chầm chậm” [37,tr.377], của chị Đoàn khiến người đọc nhói lên sự cảm thông chia sẻ nỗi vất vả cùng đức hi sinh của nhân vật.

Cái nhìn của Kim Lân không chỉ phản ánh cuộc sống nghèo khổ của người dân Việt Nam trước Cách mạng, mà còn là sự thấu hiểu cảm thông của nhà văn trước bao nỗi thấp thỏm, lo âu của họ vì chiến tranh, áp bức, bóc lột.

Cuộc sống của Bố con ông lão gác máy bay trên núi Côi Kê trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân tưởng chừng có gì mà viết ngoài cái việc đánh kẻng báo động, báo yên giữa những đợt oanh tạc của máy bay giặc thời chống Pháp. Nhưng với nhà văn thì không được quyền nghĩ giản đơn thế. Xung quanh những tiếng kẻng của sự yên động ấy có bao nhiêu cuộc sống, có bao nhiêu tâm trạng, có bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, niềm hi vọng, lo âu, nỗi nghẹn ngào. Kim Lân đã khiến người đọc xúc động và bị lôi cuốn trước những trang văn ấy: “Ngồi gác máy bay với đứa con trong hốc đá ngoài đầu núi này, Ông Tư Mủng là người chứng kiến từng trận ném bom. Ông nhớ từng ngày, từng tháng, từng quả bom rơi xuống.

Những cảnh chết chóc hoang tàn bỗng lại bầy ra trước mắt ông. Những cảnh máy bay giặc gầm rít bắn phá, bỏ bom. Những đám nhà cháy, lửa khói rần rật. những tiếng tre nứa nổ loạn xạ. Những tiếng đàn bà trẻ con kêu khóc, chửi bới thất thanh…” [37,tr.421].

Cuộc sống con người không những phải đối mặt với bao nỗi khốn khó vì miếng cơm, manh áo mà sự sống của họ còn luôn bị đe dọa từng ngày từng


giờ bởi máy bay địch, cả làng quê xơ xác, tiêu điều vì giặc bắn phá. Nỗi ám ảnh kinh hoàng đã khiến ông Tư Mủng tối sầm cả tâm trí, không dám nghĩ, không muốn nghĩ nữa.Vậy mà bố con ông Tư Mủng vẫn miệt mài, đều đặn với công việc đào hầm, gác máy bay, báo động, báo yên trong niềm khao khát cuộc sống bình yên cho dân làng. Những việc làm giản dị đó mang ý nghĩa cao đẹp vô cùng.

Nhà văn hình dung người nông dân trong những hành động và ước muốn bình thường như đã có ngàn xưa-ước muốn có một đời sống no đủ, ước muốn có đất trồng cấy, có nhà có cửa, có vợ chồng, có con cái, có đường hướng để nghĩ tới tương lai. Với cái nhìn đôn hậu dành cho cuộc đời trong truyện Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, giọng kể của nhà văn đã hòa vào giọng kể nhân vật để bộc lộ cuộc đời của ông Tư Mủng: “Ông Tư Mủng vốn là người làm ruộng không có đất. Thèm ruộng đất xưa nay. Từ đời người ông nội đến đời ông, mấy đời người ao ước có được mảnh đất mà sinh sống. Mấy đời người bỏ làng quê, mồ mả ông cha xiêu bạt khắp đó thì đây đi tìm đất…

Cái hôm đầu tiên vợ chồng ông lên khai phá trên quả núi này, ông đã khóc như mưa, như gió. Mười một người trong gia đình bỏ làng ra đi tìm đất, bây giờ có đất rồi thì chẳng còn ai” [37, tr.447-449].

Từ ước muốn có đất đến ý định bán đất của ông Tư Mủng rồi sau đó là cái hành động bình thường gác máy bay cho bà con trong thị xã, câu chuyện đi lên theo hướng người tốt việc tốt, truyện anh hùng một cách tự nhiên giản dị, vừa dân dã vừa bộc lộ tình cảm nhà văn đối với nhân vật.

Những cảnh sống vất vả, tan hoang vì chạy giặc, sơ tán với trăm ngàn nỗi thiếu thốn vật chất vì phải tản cư theo kháng chiến cũng được Kim Lân khắc họa qua những tác phẩm như Con chó xấu xí hay qua truyện ngắn Làng. Bên cạnh cái nhìn cuộc sống người nông dân với những khổ đau vì chiến tranh loạn lạc, cái nhìn của nhà văn còn nghiêng về bao nỗi khổ đau, bất hạnh


của họ vì giai cấp địa chủ. Thằng Khang trong tác phẩm Nên vợ nên chồng hiện lên thật rò nét qua lời kể của nhân vật Thế với Vân về một người mà anh đã thương yêu trong nỗi đời cơ cực đó: “Hồi ấy Thế còn ở trong nhà thằng Khang. Chị cũng ở trong nhà thằng Khang. Mẹ chị bán chị có một đồng bạc cho nó hồi chị mới lên tám. Tiếng là con nuôi nhưng thằng Khang đối xử với chị tàn tệ không khác gì người ăn người ở, trong cảnh cơ cực nhà địa chủ anh chị thương yêu nhau… nhưng vợ chồng thằng Khang không muốn cho hai người lấy nhau. Nhưng nó sợ không có người làm chúng nó tìm cách phá…nó bảo chị lấy thằng cháu nó. Dỗ dành không được nó chửi, nó đánh.. cuối cùng nó cho mấy thằng tay sai uống rượu thật say, nửa đêm cầm con dao vào chỗ chị nằm lần lượt thay nhau hãm hiếp. Một đêm, rồi hai ba đêm liền…” [37, tr.244]. Biết bao cảnh đời khổ đau cùng cực như thế vì bọn đia chủ “ người ở đây hay ở dưới xuôi lên, ở đâu cũng bị địa chủ áp bức bóc lột” [37,tr.247]. Thằng Khang giết bố Hòa vì nghi cho bố Hòa dắt đất, giết em Hòa, nó còn định đêm nay sẽ sang sông giết nốt mẹ con Hòa. Mẹ Hòa thương chồng, thương con đêm ngày chỉ khóc mà lòa cả hai mắt. Rồi mẹ Hòa ốm chết. Bao tội ác của tên Khang nữa mà Thế và Hòa đã kể trong buổi tố khổ điển hình. Trong lòng những con người đau khổ ấy luôn mang một ý thức đấu tranh loại trừ những cái ác, chống lại và xóa bỏ giai cấp địa chủ và bóc lột để xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Như vậy, với cái nhìn cuộc sống đầy nhân hậu, Kim Lân đã đem đến cho người đọc những trang viết đầy ắp tình cảm thương yêu, trách nhiệm của một nhà văn một đời gắn bó với sự sống của con người. Bức tranh hiện thực mà Kim Lân phản ánh không chỉ thể hiện cái nhìn sắc sảo của nhà văn mà còn thể hiện cái nhìn nhân hậu của tác giả.

1.2.1.2. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về con người làng quê Việt Nam

Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đến các tác phẩm sau


này, chúng ta dễ dàng nhận ra những nét riêng của ông qua cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về con người. Dưới một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mỉ luôn cố gắng đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con người, từng số phận, Kim lân đã khắc hoạ biết bao hình ảnh con người làng quê Việt Nam bao dung độ lượng. Từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trong nền văn học hiện đại. Về phương diện này, nhà thơ Trần Ninh Hồ viết: “Tất cả, tất cả dường như được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lòi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [61,tr. 94].

Với cái nhìn những người nông dân nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào cách mạng, Kim Lân đã phát hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn họ. Nhân vật ông Hai qua truyện ngắn Làng là một hình tượng tiêu biểu. Ông Hai là người nông dân điển hình ở làng quê Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Hình tượng nhân vật ông Hai tiêu biểu cho giai cấp nông dân có sức sống tiềm tàng, có suy nghĩ sâu sắc, có niềm tin mãnh liệt vào Đảng và cách mạng.

Truyện biểu dương lòng yêu nước ở một người nông dân dù sao cũng là một “Tư tưởng thời đại” như người ta vẫn nói, vả chăng cũng là một sự thật phổ biến đương thời. Phần tâm đắc và nỗ lực của nhà văn thể hiện ở cái nhìn nhân vật thật cụ thể, thật sống động với tất cả diện mạo, tâm lí, ứng xử trong những tình huống cụ thể. Nhà văn nhìn thấu đáo tính cách một người nông dân, do vậy ông đã đi sâu vào những nét tâm lí, tình cảm có gốc gác sâu xa của họ. Nhà văn phát hiện cái thói khoe làng ở ông Hai nơi tản cư thật đặc biệt. Từ “cái nhìn văn xuôi”, Kim Lân đã phát hiện tất cả những nét đáng yêu ở nhân vật. Cái nhìn của nhà văn thật tinh tường nên ông phát hiện ở người nông dân Việt Nam trước và sau cách mạng, trước và sau một cơn tỉnh thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022