Ngôn Ngữ Đối Thoại Gần Với Tiếng Nói Quần Chúng


mô tả kéo dài và tỉ mỉ sự ăn uống hết sức khốn khổ, tội nghiệp, nhếch nhác của bà lão trước con mắt khinh bỉ của nhà chủ và sự xấu hổ của đứa cháu gái xưa nay vốn kính yêu bà nó. Đúng là miếng ăn là miếng nhục. Vẫn biết người ta lườm nguýt bà, bà lão cũng đã nhận biết đầy đủ, chính xác hoàn cảnh, biết “miếng ăn là miếng nhục” nhưng vẫn ăn. Điều đó khiến người ta cảm thông hơn là oán trách, thông cảm, xót xa cho cuộc đời bà lão.

Trong truyện “Trẻ con không được ăn thịt chó” thì chỉ vì miếng thịt chó mà người bố mất hết tư cách làm bố, thậm chí mất cả nhân tính lẫn nhân hình: hắn “dạng hai chân, khuỳnh hai cánh tay và thè lè cái lưỡi ra như một con chó về mùa nắng”.

Nhân vật anh cu Lộ trong “Tư cách mõ” cũng chỉ vì miếng ăn mà phải chịu làm mõ và cũng chỉ vì miếng ăn mà con người giàu lòng tự trọng như thế cũng trở thành “tư cách mõ”. Sự tha hóa, sự biến đổi nhân cách của Lộ bị tác động mạnh bởi hoàn cảnh. Tuy nhiên, xét đến cùng chính là do nhân vật đã tự lựa chọn con đường của mình. Lộ đã lựa chọn cho mình lối đi tồi tệ nhất. Theo y, người ta không thể vừa làm người lương thiện, vừa sống cho no đủ, nhu cầu tồn tại lớn hơn nhu cầu giữ gìn danh dự. Xuất phát từ suy nghĩ đó mà Lộ đã bán rẻ nhân cách của mình một cách nhanh chóng.

Quên điều độ hay Đòn chồng cũng vậy, sự đói khát cùng quẫn đã đẩy biết bao nhân vật của Nam Cao tới chỗ vì miếng ăn mà phải chịu nhục nhã…

Tình huống truyện của Nguyên Hồng cũng có những nét tương đồng với tình huống truyện của Nam Cao. Đó là tình huống mâu thuẫn giữa triết lý cao xa với bản năng ích kỉ. Người trí thức như Hưng trong truyện ngắnMiếng bánh” nhận thức được rằng “Miếng ăn là miếng nhục”. Anh cho rằng khi ăn ở đầu đường xó chợ thì “Cả ngoài đường nhìn chõ vào người ta, mặt thì cúi xuống, miệng xì xụp, nhồm nhoàm, tóp tép như thế, còn gì thể diện, nhân cách! Ấy là không kể sự bẩn thỉu ghê gớm trong sự ăn uống. Nào bát đũa, mẹt của họ đang nhớp nháp, họ chỉ lấy mảnh khăn vải đen rách mép chùi vét một cái rồi bày ngay thức ăn cho khách hàng. Còn khách hàng và vội lén lút, để cả nước canh sớt xuống áo, vụn rau dính bên mép, mỡ màng ngoen ngoen ra má, và vừa ăn xong vừa quệt miệng với bất cứ cái gì ….


Bệ rạc quá chừng!” [30,428].

Anh nghĩ thế nhưng mặt khác cái bụng đòi quyền sống một cách gắt gao trong khi túi thì rỗng. Ý nghĩ của Hưng lại xoay chuyển theo hướng thiết thực, anh nghĩ: “Nếu được ai bỏ tiền mời mình, hay mình có tiền, Hưng sẽ ngồi xuống ngay cái ghế mấp mé bên bờ hè kia mà ăn ít cũng hai bát. Canh họ nấu mới ngon làm sao! Nhác nom qua Hưng đã nghẹn nghẹn ở hai góc miệng” [30,429]. Như vậy, vẻ miệt thị của Hưng trước những cảnh ăn uống của những người dân nghèo lúc đầu chẳng qua chỉ là tình trạng của kẻ phải đứng ngoài “nhìn người ta sung sướng”. Nguyên Hồng rất tinh tế khi đặt nhân vật vào những tình huống thử thách của miếng ăn. Khi con người ta rơi vào cảnh bị cái đói hành hạ thì những miếng ăn quả là sự thử thách ghê gớm. Nguyên Hồng đã miêu tả kỹ lưỡng hành động lén lút của Hưng bị cái đói khuất phục mà quên trách nhiệm với vợ con. Hưng đã lấy hai hào đi mua bánh rồi vòng ra sau chợ ăn “nhồm nhoàm”, “nghiến ngấu”. “Hưng nuốt ừng ực miếng bánh nhai vội rồi đưa khía bánh mới lên cắn. Miếng này vừa hết, Hưng đã lại bẻ khía bánh thứ ba và cũng lăm lăm đưa lên miệng cắn. Mắt Hưng ngời lên…” [30,436]. Nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nguyên Hồng thường hay triết lý về một cuộc sống có ý nghĩa, sống có tâm hồn, có văn hóa, có nhân cách cao thượng. Nhưng khi đặt vào những tình huống cụ thể, nhân vật thường bộc lộ những ham muốn vật chất, những ý nghĩ ích kỉ. Quả đúng miếng ăn là miếng nhục!

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu của nhà văn là phương tiện để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nếu như tiếng nói của tác giả giúp người đọc hình dung được tâm lý của nhân vật qua cách kể lại sự việc, biến cố, miêu tả diễn biến nội tâm… thì tiếng nói của nhân vật gồm: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm qua đó sẽ giúp người đọc trực tiếp nhìn thấy tâm trạng của nhân vật. Nghiên cứu truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng không thể bỏ qua việc khảo sát ngôn ngữ.

3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại gần với tiếng nói quần chúng

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 12

Rất nhiều nhà nghiên cứu bàn về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao đều cho rằng ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ đối thoại gần với tiếng nói quần chúng, sử dụng nhiều khẩu ngữ…


Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật của Nam Cao rất gần gũi với cách nói năng trong cuộc đời thực. Trong rất nhiều truyện ngắn của ông ta thường bắt gặp nhiều câu nói vừa bốp chát, vừa tính toán… Cấu trúc những câu này thường ngắn, đó là thứ ngôn ngữ bình dân giản dị, dễ hiểu phù hợp với suy nghĩ của quần chúng trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ :

Hắn cười ầm ỹ:

- Đốc tờ! đốc tờ. Thôi đi.Tôi lạy các ông đốc tờ cả nón… Tôi bất cần đến các ông đốc tờ, tôi chỉ cần tiền thôi

- Tôi cứ đi dạy học [3, 368] Hay như :

- “Ấy! Tôi thì tôi chịu đấy. Có đói cho chết thì cũng chỉ siết chặt thắt lưng vào mà nhịn chứ làm thế thì bố tôi sống lại mà bảo tôi cũng không dám làm…” [3, 99].

- “Cho chết! Đói bỏ cha đi ấy, hãy ăn cho sướng đã ”. [3, 103].

Đọc những đoạn văn trên người ta không chỉ tiếp nhận ở đó nội dung của những lời đối đáp mà còn cảm nhận được sâu xa con người tham gia cuộc đối thoại ấy, cảm nhận được những vấn đề phức tạp trong hiện thực con người, hiện thực cuộc sống trên bước đường vận động chậm chạp của nó.

Những lời đối thoại của Nam Cao chủ yếu là thoại dẫn theo lời kể của tác giả. Nhà văn không nhất thiết phải giấu mình đi. Một mặt nhà văn cho nhân vật của mình thoại một cách tự do, khách quan nhưng mặt khác, tác giả để lộ rõ thái độ chủ quan tới từng nhân vật thông qua lời thoại và lời xen trong đối thoại. Đó là những lời bình giá, dẫn dắt sự kiện, tình huống cuộc thoại. Dường như tác giả chỉ để cho nhân vật nói những lời cần thiết chứa nhiều hàm ngôn. Về lượng thông tin, nó đã truyền đạt đến cho người đọc một hiệu quả đáng kể, nhưng dẫu sao thì nội dung chính vẫn nằm trong lời thoại nhân vật.

Nếu như nhiều nhà tiểu thuyết Việt Nam trước kia thường dùng ngôn ngữ nhân vật như là cái loa phát ngôn cho tác giả thì đến Nam Cao, lời nói của nhân vật


thực sự là một hiện thực về con người, là khách thể, là bản thân sự sống, là đối tượng của văn học. Mỗi hoàn cảnh, mỗi tính cách nhân vật đều được rọi sáng qua sắc thái ngôn ngữ sinh động.

Ngôn ngữ của người lao động thì giản dị rất gần gũi với khẩu ngữ, nhưng cũng mỗi người mỗi vẻ. Lời nói của Mô (Sống mòn) thật thà nhưng vì ít học nên thường hay ngắc ngứ, ngọng ngịu, lúng túng, ấp úng, khó diễn đạt tình cảm của mình. Nhưng khi bốc đồng cũng “mẹ cóc”, “cần quái gì” tỏ rõ một tay anh chị của dân phố…

Ngôn ngữ ông Học thì thô nhám nhưng chân chất như cuộc đời ông:

“ – Còn nghĩ ngợi gì? Tiền giai đưa gái có đòi được cái đếch người ta” [3, 682]. “ – Anh đòi thì tôi đập vào mặt anh đấy” [3, 684].

“ – Anh làm uế tạp nhà tôi ra” [3, 684].

Cái hoàn cảnh sống nghèo đói, tù túng và sự “thất học” mù tối của ông Học không cho phép ông nói được những lời lẽ tế nhị hay ngụ ý hàm ẩn nhiều tầng thông tin cảm xúc nhưng từ trong tiềm thức, bao giờ ông cũng coi trọng nhân cách đạo đức của con người. Chính vì vậy khi bàn luận đối thoại về vấn đề này, ông thường tỏ ra hiểu biết và thường hậm hực, phẫn nộ trước những điều trái với luân thường, đạo lý:

Đời bây giờ người ta cứ hay văng tê! Thử ngày xưa xem, cứ gọi là voi giày ngựa xé” [3, 683].

Ngôn ngữ của người trí thức cũng mang màu sắc cá thể sinh động. Họ chất vấn nhau, có khi hòa hợp tâm sự, cũng có khi gay gắt đối lập nhau về quan điểm. Nhưng điều cơ bản là, ở mỗi cuộc thoại người trí thức đều bộc lộ được một khía cạnh tâm tính của mình.

Đối thoại với Mô có thể thấy rằng Oanh là người rất chi li về miếng ăn. Trao đổi với Thứ về việc nhà trường, việc thu xếp chăm lo cho Đích, Oanh thể hiện rõ là người so đo, tính toán, nhiều khi thiếu trung thực. Chất vấn với Oanh về các khoản chi tiêu hàng ngày “tính rành mạch cho Oanh nghe từng xu rau, từng hào đậu, từng tí nước mắm trong một bữa cơm”, San tỏ ra là con người nông cạn, phàm tục, “quá


để ý đến miếng ăn” [3, 568]. Chỉ trích Thứ bằng những lời lẽ cay độc, San hầu như không có ý thức giữ gìn nhân phẩm…

Cuộc sống với những lo toan, bức xúc hàng ngày vì cái đói, cái rét, sự nhọc nhằn, người ta không thể nghĩ được những điều sáng sủa hơn, bình tĩnh hơn. Mặc dầu bản chất của họ là tốt đẹp, giàu tình thương (họ vẫn thường mong ước được như thế), nhưng những kích động trực tiếp của đời sống bí bách thường nhật đã khiến cho trái tim và khối óc những gã trí thức trẻ tuổi dường như không còn đủ sức để chất chứa thêm những nỗi buồn phiền. Vì vậy, ngôn ngữ của họ trở nên thô lỗ, cục cằn.

Hắn quắc mắt lên và nghiến răng:

- Im ngay! Câm cái mồm!

- Câm… Câm cái gì!

- (…)

- Cho nó chết! Cho nó chết!

Sống làm gì nữa? Nay ốm mai đau thì chết đi cũng phải!... Sống lắm thì cũng chỉ khổ và làm người ta khổ thôi, được gì? Chết đi! Mày chết đi…” [3, 383].

Những lời lẽ tàn nhẫn và độc ác ấy dường như đã bỏ được hết những bực bội, tức tối trong người, “Điền thấy hả giận”. Và ta thấy, ngôn ngữ nhân vật ở đây không chỉ mang chức năng thể hiện một nét tính cách nóng nảy, bất lực, thiếu tự chủ của người trí thức tiểu tư sản nghèo, mà còn mang thêm một chức năng mới: giải tỏa những chất chứa dồn nén do cái đói cái nghèo gây ra, trả lại cho họ cái bản tính mà “thường ngày nó bị che lấp đi!

Chính nhờ sự tiếp nối, đuổi bắt, xô đẩy của ngôn ngữ đối thoại, quá trình tâm lý của nhân vật được hình thành. Đối với Nam Cao, ngôn ngữ đối thoại đã trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu để ông thể hiện quá trình tâm lý, tính cách của nhân vật.

Đây là một đoạn đối thoại giữa hai cha con anh đĩ Chuột:

Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu:


- Thầy bảo gì con ạ?

Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?

Gái gượng cười cãi:

- Ăn chè đấy chứ.

- Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ…

- Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu, với sợi dây thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này cao quá” [3, 21].

Ở đây, ngoài việc nắm bắt được nội dung lời thoại (xác minh lại một lần nữa về sự thật bữa ăn của ba mẹ con), người đọc có thể hình dung ra một cuộc đối thoại gồm hai con người khốn khổ: cái Gái rách rưới, gầy guộc đang lúng túng muốn che giấu sự thực vì thương cha, và người cha khốn khổ với đôi mắt “ầng ậng” nước, buồn rũ rĩ vì thương con. Có biết bao là đau xót, cảm thương qua giọng nói yếu ớt chìm dần trong nỗi tuyệt vọng nhục nhằn của người cha. Chính cái lời phủ định gượng gạo cùng với cử chỉ cúi đầu của cái Gái đã làm sáng tỏ và khẳng định thêm một lần nữa ý nghĩ nghi ngờ của bố nó. Do vậy, nó đã làm tăng thêm tính bi kịch của anh đĩ Chuột, góp phần đẩy anh nhanh chóng đến quyết định chọn cho mình một giải pháp: cái chết. Và như vậy, sự tiếp nối, đuổi bắt của ngôn ngữ đối thoại đã tham gia trực tiếp vào quá trình tâm lý của nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của tâm lý và tính cách.

Và đây nữa là một đoạn đối thoại giữa “hắn” và “thị” trong truyện ngắn Cười:

- Không đi nữa

- Cứ đi

- Cứ đi là thế nào. Tôi có để cho mình đi thì tôi chết

- Cho mình chết

- Ô hay! Mình rủa tôi đấy à? Mình mong tôi chết lắm?

- Tôi mong lắm. Sống mà cứ cau có như khỉ thì cũng nên chết đi cho rảnh. (…)


- Chết thì chết. Mình tưởng tôi sướng lắm đấy mà còn cần sống lấy mười năm nữa kẻo thế này chưa già đời. Thị oán chồng vậy. Thị muốn nói cho chồng biết: chính vì chồng mà thị khổ. Sự ấy lại hình như đúng mới chết anh chồng chứ. Anh ngẫm nghĩ. Anh cực, cực quá…” [3, 364].

Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật này như một sự kiện tác động vào tâm lý nhân vật khác, kích thích phản ứng của nhân vật khác khiến cho tiếng bấc, tiếng chì đưa lại. Cuộc sống đã buồn, mỗi con người lại thiếu đi sự thông cảm, quảng đại, tha thứ cho nhau. Vắng thiếu tình thương, sự đồng điệu tâm hồn, mỗi người đuổi theo một ý nghĩ chua chát của mình, vì “người này cứ tưởng vì người kia mà mình khổ”, cuộc sống như càng tăng thêm nỗi u buồn, mòn mỏi…

Nam Cao còn cho người đọc biết được quan niệm mới về đời, về người, về cuộc sống của các nhân vật. Quan niệm ấy trước hết được bộc lộ gián tiếp qua nội dung lời thoại. Đây là lời đối thoại giữa Mô và Hà vào một đêm khuya trời lạnh:

Người nhân tình sụt sịt:

- Sao tệ thế anh Mô

- Tệ làm sao?

Người con gái nói những gì nho nhỏ, Thứ không nghe rõ. Chỉ biết là thị khóc. Mô nói to hơn:

- Tôi có ý gì thì tôi chết bằng này tuổi? Nội tôi có dám chê cô hay đứng núi này trông núi nọ thì có giời vật chết. Nhưng tôi xem bói mấy ông thầy cùng bảo số tôi sát vợ, nếu cô lấy tôi, nhỡ cô chết thì…

- Cho chết! Xin cho ngay rằng chết, tôi cũng bằng lòng!

- Cô đã vậy nhưng còn bà cụ? Giá bà cụ được đôi ba người con thì mình còn có thể nghĩ liều. Nhưng bà cụ chỉ được có mình cô. Nếu có phải ông giời ông bắt cái số tôi phải như vậy thật, cô cứ nhất định lấy tôi mà nhỡ cô thế nào thì bà cụ biết trông cậy vào ai? Thật tôi cũng không chắc gì tôi có thể thay cô mà phụng dưỡng mẹ già. Đã đành rằng cứ như cái lòng tôi thì tôi cũng nghĩ được thế nọ thế kia, nhưng biết rằng ông giời ông ấy có cho mình nghĩ hay không? Tình cảnh tôi nó bó buộc tôi lắm.


- Anh không phải nghĩ xa xôi như thế. Sống chết đã có giời anh ạ!” [3, 560].

Qua ngôn ngữ giản dị giữa Mô và Hà, ta thấy được cái quan niệm cao và đẹp về cuộc sống, về tình yêu của những người nghèo khổ “Chúng hi sinh tuy chưa bao giờ nghe nói đến hai chữ hi sinh. Kẻ thì biết hi sinh cái hạnh phúc được lấy người yêu, chỉ vì nghĩ đến yêu. Kẻ thì biết khinh hẳn sự sống của mình để mà yêu có lẽ cũng lờ mờ nhận thấy rằng tình yêu còn quí gấp mười lần sự sống” [3, 558]. Hiểu được điều ấy, con người đã sống một cuộc sống đích thực của con người.

Nhưng vào cái thời buổi mà con người “làm quần quật suốt ngày mà không kiếm đủ thức ăn đổ vào mồm”, cái đói, cái rét luôn rình rập họ thì những vấn đề được đưa ra để giao tiếp đối thoại cũng không thể vượt xa được những chuyện sinh kế hàng ngày.

Nhân vật Thứ trong Sống mòn “hằn học” nói với San:

- “ Kiếp chúng mình sao tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện đến thế! Không bao giờ dám nhìn cao hơn một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, mòn mỏi tài năng trí óc, giết chết những mong muốn đẹp, những hi vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói! Lúc nào cũng lo làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?” [3, 704].

Như một sự trốn mình, nhà văn đã mượn lời nhân vật để phát biểu lên những suy nghiệm, nghiền ngẫm của mình về hiện thực cuộc sống, hiện thực con người và những khát khao cháy bỏng vì nhu cầu phát triển của loài người.

3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu lắng

Độc thoại nội tâm có vai trò đặc biệt trong cấu tạo lời văn nghệ thuật và là một trong những thủ pháp nghệ thuật được các nhà văn thường sử dụng để xây dựng tính cách, tâm lý nhân vật và để bộc lộ quá trình tự nhận thức của nhân vật. Độc thoại nội tâm bao giờ cũng động chạm đến chiều sâu ý thức tâm hồn nhân vật. Độc thoại nội tâm thích hợp với nhân vật có đời sống tinh thần phong phú, có nhu cầu

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí