Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 13


giãi bày sẻ chia những suy nghĩ của mình nhưng không được điều kiện khách quan cho phép. Nhân vật tự đối thoại với chính mình qua dòng suy tưởng, dòng suy nghĩ tự nó vốn đa dạng và phức tạp, qua độc thoại nội tâm của nhân vật, tính cách nhân vật hiện lên rõ nét hơn. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật được Nguyên Hồng sử dụng phổ biến và đã có những thành công nhất định, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Với các nhân vật trong các tác phẩm trước cách mạng tháng Tám của Nguyên Hồng, độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện nhiều ở những “con người tình nghĩa”, con người nhỏ bé dưới đáy của xã hội cũ mà ông hết lòng yêu thương và trân trọng. Độc thoại nội tâm thường xuất hiện trong hoàn cảnh tâm tư của họ có nhiều điều day dứt, trăn trở hoặc trong trạng thái xúc động mạnh mẽ. Nguyên Hồng khám phá thế giới nội tâm của nhân vật ở góc độ tình cảm, tâm trạng. Nguyên nhân chính hình thành độc thoại nội tâm là sự phát triển nội tại của tính cách. Nhân vật của Nguyên Hồng thường sống trong trạng thái căng thẳng, cùng quẫn của cuộc sống nghèo đói dưới chế độ cũ, để kiếm được miếng cơm manh áo, hoặc họ bị thử thách trong những tình huống dữ dội, những bất hạnh liên tiếp… Những xung đột gay gắt giữa con người và cảnh ngộ đã tạo nên những đoạn độc thoại nội tâm phản ánh tâm trạng căng thẳng, bức bối của con người trước đời sống. Vì nhân vật của Nguyên Hồng thường là những “con người tình nghĩa”, “con người đạo lý” luôn hy sinh bản thân mình vì người khác, cho nên dòng độc thoại nội tâm của các nhân vật đó thường bộc lộ sâu sắc mọi tình cảm tốt đẹp vang lên trong suy nghĩ của các nhân vật. Ít khi Nguyên Hồng xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội tâm ở dạng trung tính mà thường mang sắc thái biểu cảm rõ rệt hoặc là ngùn ngụt nóng hổi, hoặc là đằm thắm thiết tha hay là khát khao hy vọng.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm dạng thuần túy trong các tác phẩm của Nguyên Hồng được phân biệt với lời trần thuật và lời đối thoại bằng các dấu hiệu hình thức, có lời giới thiệu của tác giả qua các cụm từ: “tự nhủ”, “nhủ thầm”, “thầm nghĩ” hoặc bằng dấu ngoặc kép kèm theo lời giải thích của người kể truyện, khi chuyển dòng để bắt đầu lời độc thoại thường có gạch đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm


cảm. Độc thoại nội tâm dạng này thường ngắn gọn. Nội dung độc thoại thường liên quan trực tiếp tới hoàn cảnh xuất hiện độc thoại nội tâm, thể hiện sự phản ứng tức thì trước thực tại khách quan.

Đây là tâm trạng băn khoăn, dằn vặt của Hưng, một anh giáo nghèo thất nghiệp đang suy đi tính lại để tiết kiệm tối đa những đồng hào cuối cùng trong túi.

Hưng nhắc đi nhắc lại rồi lẩm bẩm:

- Mình cứ đi xe ca. Đi xe buýt lợi được ba hào đấy nhưng lỡ ra xe chậm hỏng việc và mình quần áo nhất bộ, ngồi chen chúc bẩn thỉu, nhàu nát thì thật chết!

… Hưng lại nảy ý nghĩ khác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Không! Tội gì mất ba hào! Mình dậy sớm đi chuyến xe buýt lúc năm giờ thì dù xe chạy như rùa chín giờ cũng phải đến Hà Nội kịp với xe ca” [30,434].

Qua những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật, Nguyên Hồng đã giúp người đọc thấm thía và cảm thông hơn với những tâm trạng tủi cực, xót xa trong những cảnh ngộ bi đát của người trí thức tiểu tư sản nghèo dưới chế độ cũ. Ở đây nhà văn cũng đã đề cập đến một vấn đế có ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc: Vấn đề đấu tranh để bảo vệ những giá trị nhân phẩm, đạo đức của con người trước cái đói và miếng ăn. Đây là tấn bi kịch thảm thương kéo dài của những người trí thức tiểu tư sản nghèo được nhà văn thấu hiểu và diễn tả lại qua những dòng độc thoại nội tâm thống thiết đó. Nếu đối thoại đã phát huy thế mạnh của nó là bộc lộ tính cách một cách sinh động mối quan hệ của nhân vật với thế giới bên ngoài, thì độc thoại nội tâm có sức mạnh đặc biệt – nó biểu hiện chân thật nhất bộ mặt tinh thần phức tạp của nhân vật và có sức lay động tình cảm của người đọc. Đây chính là phương tiện quan trọng, là thế mạnh của Nguyên Hồng trong việc phân tích tâm lý nhân vật. Nguyên Hồng luôn thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật với một trái tim sôi nổi, cho nên việc sử dụng độc thoại nội tâm một cách rộng rãi là một điều tất yếu. Độc thoại nội tâm đã mang lại sức sồng bền bỉ và nét độc đáo hấp dẫn riêng cho nhân vật của ông.

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 13

Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật có sức mạnh đặc biệt trong việc thể hiện chân thực nhất thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người. Lời độc


thoại nội tâm có thể phơi bày cả những ý nghĩ tình cảm thầm kín riêng tư, những gì nằm ở miền sâu thẳm khuất tối của tâm hồn. Độc thoại nội tâm là cơ sở để Nguyên Hồng mô tả, giải thích, đánh giá chính xác các quá trình chuyển biến tâm lý phức tạp của con người trước tác động của cái đói và miếng ăn. Đó cũng là cách để cho nhà văn thể hiện tình cảm thương xót của mình đối với con người. Việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm làm cho nhân vật của Nguyên Hồng có tầm vóc lớn hơn và sinh động hơn trong tác phẩm.

Giống như Nguyên Hồng, nhân vật của Nam Cao cũng có thế giới bên trong lắt léo, phức tạp. Trong cái xã hội mà chỉ chăm chăm chực chờ con người có một phút yếu lòng, một giây sa ngã là vội vàng nuốt chửng, nhấn chìm ngay thì các nhân vật của Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tinh thần, sự tự ý thức để chống lại sự tha hóa để bảo vệ lấy bản chất nhân đạo của con người.

Ý thức là sản phẩm đặc trưng của con người, để cho con người tách mình ra khỏi thế giới loài vật. Còn tự ý thức là giai đoạn cao của ý thức, là sự đào sâu mổ xẻ bản thân nội tâm để tự cải tạo, hoàn thiện. Nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận sự thật bao giờ cũng khó khăn, nhưng nhìn thẳng vào lương tâm tâm hồn mình thì lại càng khó khăn hơn. Thứ trong Sống mòn ý thức được tình trạng sống không ra sống của mình nhưng anh không thể làm gì để thay đổi hoàn cảnh vì những lo âu về cái ăn, cái mặc đã níu giữ không cho Thứ dám làm điều mà mình mong muốn “Y đã sợ đi, y đã sợ sự khó khăn, y sẽ chẳng bao giờ tự ý rời nổi cái trường này. Cuộc đời ở đây cố nhiên là chẳng đẹp gì nhưng chắc chắn là y có ăn, có mỗi tháng ít nhiều để giúp gia đình. Đi, là đến những cái chưa thấy đâu, sự bấp bênh, một cuộc đời chưa biết đến thế nào mà chắc chắn” [3,531].

Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nam Cao đã xé toang lớp vỏ hào nhoáng bề ngoài của con người tiểu tư sản để đi vào những vấn đề thực chất bên trong. Nam Cao đã mạnh dạn mổ xẻ tất cả như một nhà phẫu thuật tài ba, ông đã bình tĩnh đưa nhát dao sắc bén của mình lọc ra những máu mủ, những phần thối nát của vết thương, tuy đau đớn nhưng mau lành bệnh. Nhân vật của ông cũng vậy. Thứ nhận ra được sự chết mòn của tâm hồn mình. Là người mang nhiều hoài bão cao đẹp,


khinh bỉ lối sống tầm thường vị kỷ nhưng có lúc Thứ lại muốn được hưởng sự sung sướng, giàu sang. Anh coi thường cách sống tẻ nhạt đôi khi sa đọa của San, Oanh nhưng có lúc cũng hành động giống như họ. Thứ không ngại mổ xẻ, phân tích, đi sâu vào tận hang cùng ngõ hẻm của tâm hồn mình, phơi bày hết những suy nghĩ thầm kín nhất của mình. Điều đó càng làm anh trở nên đáng quý hơn.

Đó là lúc con người tiểu tư sản trí thức đang trở nên yếu đuối, dễ ngã lòng vì chứng kiến được hạnh phúc bong bóng xà phòng mà mình thì không được hưởng vì hoàn cảnh chỉ vì đói nghèo. “Lòng y rối loạn, mắt y hoa lên những dòng chữ lung linh, chập chờn. Người y mỏi mệt, một thứ mỏi mệt ê chề, đầu y nặng chình chịch nhuãng ý buồn. Óc y mụ mị tư tưởng chậm chạp u ám, mịt mù”xóa nhòa đi rồi lại hiện ra, rồi lại xóa nhòa đi. Đầu y nóng rực lên, y vùng dậy mặc quần áo, xỏ giầy mở cửa ra đi, y thẫn thờ không mục đích” [3,580].

Một số nhân vật tiểu tư sản của Thạch Lam cũng biết đấu tranh với mình nhưng thường là trước những tác động nào đó của hoàn cảnh. Còn ở Nguyên Hồng sự thức tỉnh thường đi kèm với một sự thay đổi nào đó trong hoàn cảnh sống, trong nhận thức có khi khá đột ngột của nhân vật. Nhân vật trí thức của Nam Cao sự tự ý thức dẫn tới độc thoại nội tâm dường như tự nhiên, thường trực trở thành bộ phận không thể thiếu trong tính cách. Thứ đã đổ không ít nước mắt cho cuộc đấu tranh chống lại sự han gỉ trong tâm hồn mình “Một ý vụt hiện đến óc và y vội vàng xóa đi ngay; giá Đích chết ngay đi! Và đột nhiên y thấy buồn rầu và lòng y đã cằn cỗi đến mức ấy rồi ư? Trên mắt y một chút nước mắt ứa ra trơ trơ trước cái chết của một người thân, y đã khóc cho cái chết của chính tâm hồn mình” [3,580]

Dòng ý nghĩ liên tục chảy trong óc Thứ để rồi anh luôn luôn phải đối diện với chính mình, với chính nỗi khổ và cay đắng của cuộc đời. Thứ luôn đứng mấp mé ở bờ vực thẳm giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái cao quý và cái thấp hèn, giữa sự tự do và những ràng buộc vô lý. Tâm trạng tuyệt vọng, sự giằng xé trong tâm hồn của một con người luôn tự đấu tranh để vươn lên được thể hiện trong những độc thoại nội tâm dai dẳng và liên tục. Chính những độc thoại nội tâm này đã bộc lộ tính cách nhân vật một cách sắc sảo và hợp lý.


3.3. Giọng điệu

Nghe giọng nói nhận ra con người. Từ giọng điệu nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu trong văn chương không đơn thuần là tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù mà là giọng điệu mang nội dung tình cảm xã hội thẩm mỹ, thể hiện thái độ, quan điểm của tác giả trước các hiện tượng đời sống. Giọng điệu do cảm hứng chủ đạo của nhà văn chi phối. Bên trong cảm hứng là thái độ của nghệ sỹ với đối tượng được miêu tả.

3.3.1. Giọng triết lý

Văn thật sự là văn tất phải có giọng điệu cụ thể. Giọng văn làm nên linh hồn của tác phẩm. Điều này phụ thuộc vào cách sử dụng ngôn từ của người cầm bút. Nam Cao hay nói nhiều đến sức mạnh hủy hoại hoặc xói mòn nhân cách của cái đói, của miếng ăn, của toan tính vụn vặt nhỏ nhen vì nghèo túng. Từ đó ông triết lý: “Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao” [3, 226], “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát làm sao được” [3, 85], “Có lẽ chết đói là một cách chết mà chúng ta đáng sợ nhất trong bao nhiêu cái chết” [3, 368], “ai cũng phải nghĩ đến mình để sống. Chừng nào còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người phải dẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài người còn xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỷ. Chất độc ở ngay trong sự sống… cái sống lầm than nó bắt người ích kỷ, nó đã tạo ra những con người tàn nhẫn, tham lam…” [3, 571]. Những đoạn, những câu triết lý này đã giúp ta hiểu rằng vì sao Nam Cao viết nhiều về cái đói, miếng ăn đến vậy.

Đói sinh ra hư, nghèo sinh ra nô lệ cũng là điều Nam Cao thường xuyên nghĩ đến. Vì vậy, ông triết lý: “Khi người ta khổ quá thì người ta cũng chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất” [3, 255]. “Người ta không phải là thánh, sự khổ sở khiến lòng dễ chua chát”, “Cái nghèo nó cũng chẳng có ích cho ai. Nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo nên những con người nô lệ… Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát loài người… Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét” (Sống mòn).


Nghèo sinh ra khổ, nghèo sinh ra hèn – người ta đã quan tâm nhiều về điều đó. Còn nghèo đói sinh ra nô lệ, không phải ai và lúc nào cũng nghĩ được sâu xa như thế. Người ta thường chú ý đến nô lệ giai cấp, nô lệ ngoại xâm chứ mấy ai nghĩ đến nô lệ bởi cái nghèo, cái đói. Ấy thế mà nó lại là thứ nô lệ không kém phần ghê gớm và khủng khiếp, nó đang hàng ngày, hàng giờ hành hạ, ăn mòn, hủy diệt biến con người thành một động vật thảm hại, đáng cười.

Nói đến mối quan hệ giữa hoàn cảnh với nhân cách con người, Nam Cao còn triết lý về sự ứng xử giữa con người với con người. Trong quan hệ gia đình ông viết: “Ngay bố con anh em mà còn có sự ganh ghét, thì sự tử tế trên đời này, biết tìm ở đâu?(Sống mòn). Tự vấn lương tâm mình trước tình bạn, nhân vật Thứ của Nam Cao tự nguyền rủa mình: “Y đã ích kỷ đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến thế ư? Trên mắt y, một chút nước mắt đã ứa ra. Trơ trơ trước cái chết của người thân, y đã khóc cái chết của chính tâm hồn mình” (Sống mòn).

Với người xung quanh, Nam Cao viết: “Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách người khác nhiều lắm, nhiều người không biết gì là tự trọng chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện” [3,212]. Trong truyện ngắn Lão Hạc, ông nói rõ hơn điều đó: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn” [3,405].

Có thể nói, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào dù nhỏ nhất, Nam Cao cũng suy tư, trăn trở, khái quát thành tâm niệm của riêng ông về người, về đời, về sự sống và lẽ sống. Triết lý trong văn ông không quý phái, không kinh viện, ông nghĩ về con người một cách giản dị và sâu sắc vì tất cả được kết tinh từ trong bụi bặm lầm than, đẫm máu, mồ hôi, nước mắt, đầy những sự đói khát và sự bị lăng nhục của một thế giới chúng sinh nhọc nhằn, dúm dó mà ông là một trong số đó.

3.3.2. Giọng cảm thương thống thiết

Hiếm thấy một nhà văn nào lại tự bộc lộ mình trong sáng tác một cách hồn nhiên và quá ư thành thật trong cảm xúc như Nguyên Hồng. Nhận xét về giọng văn


của ông, nhà văn Xuân Diệu dùng hai chữ “rên rỉ”. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh dùng hai chữ “thống thiết”. “Rên rỉ” và “thống thiết”, đó quả là chất giọng chính trong văn Nguyên Hồng nói chung và trong truyện ngắn Nguyên Hồng nói riêng.

So sánh với giọng điệu của một số nhà văn hiện thực cùng thời ta thấy giọng văn Nguyên Hồng không cầu kỳ như Nguyễn Tuân, không đầy “lý sự” như Nam Cao, không nhẹ nhàng tinh tế như Thạch Lam và cũng không mỉa mai, cay độc và khinh bạc lạnh lùng giống Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan … Giọng văn chủ yếu của Nguyên Hồng là giọng cảm thương thống thiết, thường biểu hiện cảm xúc yêu thương ở cường độ cao.

Giọng văn Nguyên Hồng đau đớn phẫn nộ trước những cảnh đời bất hạnh trước sự mong manh nhỏ bé của kiếp người. Nguyên Hồng khác hẳn Nam Cao ở chỗ ông khó lòng có thể “đóng cũi sắt tình cảm” của mình khi kể câu chuyện. Chẳng hạn, khi nhà văn Nam Cao kể về cuộc đời mồ côi của Chí Phèo, ông rất thản nhiên: “Một buổi sáng, một anh đi thả ống lươn …”. Còn Nguyên Hồng chắc chắn phải thêm vào sự xót xa thương cảm như thế nào đó với cảnh ngộ của nhân vật kiểu như khi kể về cuộc đời phiêu bạt của Nhân và Mũn: “Nhưng sóng gió của đời đã đến chia rẽ hai đứa nhỏ. Mũn đi một ngả, Nhân đi một ngả. Hai con chim non giương hai đôi cánh chưa đủ lông chống đỡ những sức mạnh lôi cuốn không ngừng của bao nhiêu sự rủi ro, bất trắc sao được?” [30,131].

Lời văn Nguyên Hồng đầy tình cảm chủ quan nhà văn ít khi kể sự việc một cách khách quan như nó vốn có. Nhà văn cứ phải dùng hàng loạt những tính từ miêu tả đi kèm những sự vật sự việc để biểu lộ sự thấu hiểu, dùng những từ ngữ, câu văn biểu cảm để biểu lộ sự xót thương đối với nhân vật. Lời văn Nguyên Hồng trực tiếp thể hiện chủ quan của nhà văn, có sự thống nhất cao độ giữa tính chất sự việc với tính chất giọng điệu. Sự việc buồn đau, bất hạnh thì giọng điệu là xót xa thương cảm, sự việc tốt đẹp, tươi sáng thì giọng điệu là sôi nổi, hào hứng đầy nhiệt tình… Hình tượng tác giả hiện lên là một người kể chuyện trung thực với trái tim


mình, giọng điệu lời văn là tiếng nói của con tim mình, không giấu diếm che đậy, mà trái lại khát khao được giãi bầy.

Như vậy, cái tôi Nguyên Hồng trong truyện ngắn hiện lên khã rõ nét. Đặc điểm nổi bật của cái tôi ấy là sự nhạy cảm đặc biệt và lòng thương xót đến tê dại đối với những nỗi đau khổ của con người. Đặc điểm đó được thể hiện trực tiếp trong giọng điệu, trong hình tượng về con người và thế giới mà nhà văn đã tạo ra trong tác phẩm của mình. Dù viết về bất cứ cảnh ngộ nào, Nguyên Hồng vẫn thể hiện lòng thương cảm thống thiết những kiếp người cùng khổ dưới chế độ cũ với thái độ trân trọng và luôn hướng họ đến những miền ánh sáng của tương lai.

Với tấm lòng yêu thương trân trọng con người, Nguyên Hồng luôn biết đặt tâm trạng, thái độ của mình vào tâm trạng, thái độ của nhân vật, tạo ra một giọng điệu khó trộn lẫn với bất cứ ai. Mỗi nhân vật hiện lên như một sinh thể tư duy độc lập, có thế giới bên trong, có giọng điệu riêng của mình. Đây chính là nét đặc sắc độc đáo của Nguyên Hồng, nó đã góp phần làm nên tiếng nói riêng đầy xúc động của ông.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí