trước tình trạng này. Ông cho rằng đấu tranh là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, làm cho xã hội công bằng hơn.
Về vấn đề này, Nguyên Hồng cũng có cách nhìn nhận giống với Nam Cao. Ông cũng cho rằng họ đói vì họ không dám thay đổi, chấp nhận thân phận nô lệ. Thân trong “Trước xác chết” đã nhiều lần phàn nàn với các bạn đồng nghiệp về sự áp bức bất công, vô lí song chỉ được họ trả lời bằng những tiếng thở dài “Họ đều căm hờn cái chế độ làm việc bóc lột ấy, nhưng họ chỉ để ngấm ngầm trong đầu óc! Vì họ đã phải điêu đứng khổ sở quá vì thất nghiệp nên họ không dám tham gia vào một đoàn thể để yêu cầu những sự cải cách đời sống của họ cho dễ chịu hơn…. Họ không biết rằng cứ nhẫn nhục mãi như thế, bước chân giày xéo càng chà đạp lên họ, các móng vuốt xâu xé càng lóc mãi vào xương tủy họ, rồi một ngày kia họ sẽ bị một cửa miệng no nê nhả ra. Lúc đó họ chỉ còn là một thân thể cạn ráo sinh khí, mà vợ con họ lại sẽ là những con vật thay họ mà lần lượt lao mình vào cái bàn ép tư bản kia” [30,591]. Chứng kiến cảnh mồ hôi nước mắt và thậm chí là máu của mình và bao nhiêu người khác đổ ra thành sự nhàn hạ, sung sướng cho một ít người hưởng Thân cảm thấy đau xót và phẫn uất trước sự bất bình đẳng đó. Anh nhận thấy “Nếu yên lặng sống mãi thế cái đời vất vả, thiếu thốn đủ mọi thứ, cam chịu đủ mọi thứ, vợ chồng con cái anh sẽ tiêu diệt mất” [30,591]. Những ý nghĩ ấy cứ miên man kéo dài trong tâm trí Thân, đồng thời bao nhiêu hình ảnh tăm tối khác cứ từ từ hiện ra trước mắt anh. Đó là một sự bất công không thể chấp nhận được. Nhà văn đau đớn vì những kẻ thấp cổ bé họng không bao giờ dám đấu tranh giành lại quyền lợi xứng đáng “Mình làm quần quật, tối tăm mắt mũi mà nó vẫn kêu là chậm thì chết người ta chứ… Tiên sư nó, để cho công việc hút máu mủ người ta cũng phải vừa vừa…” [30,592]. Nguyên Hồng cho rằng đấu tranh là hoàn toàn cần thiết và chính đáng. Phải đấu tranh mới có hi vọng thoát khỏi cái đói, thoát khỏi cảnh lầm than của những kiếp trâu ngựa. Dù thiếu thốn cũng phải quyết tranh đấu:
- “Không! Không!... Năm ngày, hai mươi ngày hay một tháng nữa đói cũng tranh đấu.
- Đói! Tuy đói bây giờ nhưng đỡ đói đỡ khổ mãi. Đói khổ lâu nữa để tranh đấu còn hơn chịu tan rã, khốn cực với chúng nó…
- Anh chị em! Chúng ta bị bóc lột đói khổ nhiều rồi thế mà trong những bước đấu tranh đầu tiên này chúng ta không chịu đoàn kết, hy sinh nữa thì cái đời bán sức lao động tối tăm của chúng ta không bao giờ được giải phóng hết” [30,366].
“Còn cả đời mình, đời con cháu mình. Chả nhẽ cứ chịu nô lệ đói khổ mãi sao? Chã nhẽ cứ phải chết đói một dạo để rồi lại đói, lại chết sao?” Ông cho rằng “Chúng ta phải thoát đời trâu ngựa. Chúng ta phải sống cho ra người. Chúng ta phải nổi lên mà tranh đấu. Hy sinh mà tranh đấu!... [30,630]
Từ sự nhìn nhận đó, Nam Cao và Nguyên Hồng đã mang đến cho người đọc một tư tưởng hết sức tiến bộ về sự công bằng. Sự công bằng đòi hỏi phải được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình. Tư tưởng công bằng của Nam Cao và Nguyên Hồng thức tỉnh những kẻ cam chịu, quen bị thống trị, quen chịu roi vọt, quen phải cày bừa… phải nhận thức rõ về thân phận đáng xấu hổ, nhục nhã của mình, từ đó mà vùng lên đấu tranh. Như vậy, không chỉ nói về hiện thực, mà sâu sắc hơn hai nhà văn đã chỉ ra nguyên cớ bên trong của bản thân những kẻ bị trị đã làm họ ngày càng cực khổ, đói khát, từ đó mà giúp họ có phương hướng, phương pháp đấu tranh đúng đắn và hiệu quả. Đó chính là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật lớn cho tác phẩm của Nam Cao và Nguyên Hồng.
Hơn thế nữa, người ta đói bởi vì thói nhỏ nhen, ti tiện. Khi thấy người khác hơn mình là họ ghen ghét và tìm mọi cách hãm hại nhau, kéo nhau xuống bùn. Vì vậy, không ai có thể ngóc đầu lên được. Đây là một tư tưởng hết sức nguy hiểm, đáng lên án.
Có thể bạn quan tâm!
- Tha Hóa Nhân Cách - Vấn Đề Nhức Nhối Trong Sáng Tác Nam Cao
- Cái Đói Trong Trang Văn Của Nguyên Hồng
- Khát Vọng Nhân Văn Của Nam Cao Và Nguyên Hồng Qua Vấn Đề Cái Đói
- Ngôn Ngữ Đối Thoại Gần Với Tiếng Nói Quần Chúng
- Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 13
- Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Ngoài ra người ta đói bởi vì trong đầu người ta chứa đầy những tư tưởng lệch lạc. Đó là thói quen hà tiện và háo một cái danh hão huyền đến vô lối. Họ cả đời dành dụm, chắt bóp từng đồng xèng một nhưng “rất có thể vất ra đôi ba trăm để được người ta gọi là ông phó”. Người ta “tiếc, không dám giết một con gà cho bố mẹ ăn, nhưng nếu bố mẹ chết đi, lại rất có thể giết đến mấy con bò để làm ma thật lớn” [3, 645]. Nam Cao đặc biệt lưu ý đến khía cạnh này.
Như vậy, có thể thấy dốt nát dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Bởi vì, dốt nát khiến người ta bị nô lệ về mặt tư tưởng. Sự nô lệ về mặt thân xác đã đáng sợ, song sự nô lệ về tinh thần, tư tưởng còn đáng sợ hơn. Nó làm cho người ta hoàn toàn tê liệt phản ứng, tiêu tan ý thức đấu tranh, an phận, cam chịu. Nó ngày càng ấn con người xuống thấp hơn. Vì vậy, khát vọng của Nam Cao và Nguyên Hồng trong việc chống lại cái đói chính là phải nâng cao dân trí. Đây là tư tưởng hết sức tiến bộ mà Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra qua tác phẩm của mình.
2.4.2. Khát vọng về một cuộc sống “no cơm”
Viết về cái đói, một mặt người đọc có thể nhận thấy con người trong tác phẩm của Nam Cao vì cái đói, vì cái ăn mà trở nên vô cùng dị mọ, xấu xí, “ghê tởm” không chỉ ở hình thức bên ngoài mà cả ở đời sống tinh thần bên trong. Cái đói là đầu mối của hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng làm tha hóa con người biến cuộc sống con người ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Cái đói bủa vây những kiếp người từ đời này sang đời khác. Cái đói buộc con người bỏ quên bao tính tốt đẹp, biến họ trở thành những kẻ thô bỉ, khốn nạn. Cái đói làm thui chột tài năng, sự sáng tạo… còn biết bao điều bị cái đói hủy diệt. Nam Cao đặt vấn đề cần phải làm cho con người đừng xấu xa hơn, cần phải làm cho con người trở nên đáng yêu. “Chúng ta” làm cho họ đáng yêu không phải bằng những mộng ước, lí tưởng xa vời, phù phiếm mà bằng “cơm”. Hãy cho họ no cơm trước đã. Đây là một quan niệm rất lạc quan về sự thay đổi của con người: con người sẽ đáng yêu hơn nếu họ có miếng ăn.
Trước hết, với những kẻ xấu xí, dị mọ, tầm thường… do bị cái đói hành hạ mà tha hóa, Nam Cao cho rằng họ là những người đáng thương nhiều hơn là đáng giận, đáng trách. Nam Cao qua nhân vật Thứ (Sống mòn) đã từng quan niệm: “Không một người nào không đáng cho ta thương xót và an ủi” [3, 727]. Đó không phải là một tình thương chung chung. Tình cảm đó xuất phát từ hiện thực của cuộc sống. Qua cách nhìn nhận của Nam Cao những người bị xã hội coi là những kẻ xấu xa, tham lam, du côn đều là những người tội nghiệp, đáng thương. Họ tha hóa trở thành những kẻ bất hảo, hầu như không phải do bản chất của họ mà do sự xô đẩy của hiện thực cuộc sống. Cuộc sống khổ cực, vì đói quá nên chỉ ích kỉ mới tồn tại
được. Vì nghèo quá nên chỉ bán nhân cách đi mới đổi được miếng ăn. Phân tích, chỉ ra nguyên nhân, cơ sở xã hội của cái đói, Nam Cao đã chứng minh sáng tỏ quan điểm nhìn nhận, đánh giá hiện thực cuộc sống của mình. Con người luôn chịu tác động của hoàn cảnh. “Hoàn cảnh đổi, rất có thể là người đổi, tâm tính đổi” [3, 357].
Khác với những nhà văn lãng mạn cùng thời nhìn đời bằng đôi mắt mơ mộng và phi thực tế, Nam Cao có cách nhìn nhận riêng bằng con mắt của một nhà văn hiện thực. Ông không tô vẽ, không tưởng tượng mà miêu tả con người bằng đôi mắt của một người sống bên cạnh họ. Vì sao họ lại thèm khát miếng ăn một cách không bình thường như vậy? Qua nhiều tác phẩm Nam Cao đã chỉ ra nguyên nhân: Đó là vì họ bị đói cơm. Chính Nam Cao đã từng chỉ ra họ rất có thể đáng yêu nếu không thiếu cơm: “Chao ôi! Thì ra những cô gái quê rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ kia phần nhiều chỉ nghĩ đến ăn. Họ là những kẻ không mấy ngày được thỏa cơm. Đối với họ, cái ăn còn cần hơn cả tình yêu. Tơ đã bán cái xú-vơ-nia của Hàn để ăn bánh đúc chăng? Hàn đỏ mặt lên, hắn thấy đã làm một việc quá buồn cười. Nhưng mà hắn chẳng giận Tơ đâu. Hắn cũng không khinh. Hắn chỉ sáng mắt ra thôi. Điên rồ thay là cái dự định dắt Tơ đi! Bọn trẻ con tưởng rằng, người ta có thể sống bằng tình yêu mà chẳng cần ăn. Hỡi những cô gái quê rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm kia” [3, 209]. Cũng chỉ vì họ quá khổ sở, quá đói khát. Họ thường xuyên phải tằn tiện từng hạt gạo, phải nhịn đói để dành cơm, dành tiền cho những kẻ đương nhiên được ăn no. Nam Cao không miêu tả họ bằng cái nhìn châm chọc, đả kích mà ông miêu tả họ bằng sự thông cảm, đồng cảm cao độ. Nhà văn chứng tỏ mình rất hiểu họ. Ông trình bày sự chia sẻ của mình với nỗi nhọc nhằn, sự thèm khát ở họ. Qua những nhân vật này, Nam Cao đã bộ lộ quan điểm nghệ thuật của mình một cách không thi vị hóa họ, không bóp méo họ mà ông thể hiện họ theo quan điểm hiện thực triệt để. Không chỉ thể hiện con người bằng quan điểm hiện thực triệt để mà hơn thế, Nam Cao còn đưa ra giải pháp rất thực tế làm cho con người đáng yêu hơn. Không phải bằng những hình ảnh tưởng tượng phi thực tế mà chính là hãy cho họ được ăn trước đã: “Hỡi các cô gái quê rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm kia! Các cô đã dạy khôn Hàn. Bây giờ Hàn mới biết rằng, trước khi đặt những cái
hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã. Cái ý nghĩ có lẽ vốn chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ cho những cái gì quá thơ” [3, 209]. Đúng là cuộc sống không tha thứ cho những gì “quá thơ”, cho nên những kẻ viển vông, mơ mộng như Hàn cuối cùng đã tự nhận thấy mình là một người tội nghiệp vì bị vỡ mộng.
Nam Cao còn gửi gắm những suy nghĩ của mình qua nhân vật Thứ: “Chừng nào còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người còn phải dẫm lên đầu những người kia để nhô lên, thì con người còn những thói xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỉ” [3, 571]. Ông cho rằng sống là thay đổi, là tiến bộ. Mỗi con người phải được phát triển đến tận cùng những tài năng. Mà muốn vậy, trước hết con người phải đươc no đủ, phải yên tâm về miếng cơm, manh áo của mình. Giải quyết cái đói chính là giải quyết vấn đề sống mòn, chết mòn, vấn đề tha hóa nhân cách. Vì vậy, cái đói và miếng ăn là vấn đề hàng đầu của hiện thực bởi nó quyết định vấn đề con người. Khi Nam Cao viết về cái đói, miếng ăn tâm sự của ông da diết qua từng trang viết. Tấm lòng tư tưởng của nhà văn hướng về con người với một sự đồng cảm sâu sắc.
CHƯƠNG 3
NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Sức ngân vang, khả năng gợi sức ám ảnh của tác phẩm Nam Cao và Nguyên Hồng không chỉ nằm ở cốt truyện hấp dẫn hay chiều sâu của khái quát nghệ thuật, mà còn nằm ở việc khám phá, phát hiện ra các tình huống đời sống.
Với nỗi đau đớn không nguôi trước tình trạng con người bị xúc phạm về mặt nhân phẩm, hủy hoại về nhân tính, Nam Cao và Nguyên Hồng đã sáng tạo nên hàng loạt tình huống độc đáo.
3.1.1. Tình huống bi hài kịch nội tâm
Tình huống này thể hiện rất rõ ở nhân vật trí thức của Nam Cao. Để diễn tả xung đột tư tưởng trong nội tâm nhân vật, Nam Cao phải sáng tạo ra những tình huống riêng làm phát sinh xung đột đó một cách tự nhiên. Đọc Nam Cao, thấy ông là một nhà văn thực sự tài năng trong nghệ thuật sáng tạo những tình huống truyện có khả năng làm bộc lộ bản chất tư tưởng nhân vật. Tác giả thường đặt nhân vật vào những tình thế thử thách để lật tẩy những ý nghĩ, những ham muốn phàm tục, những thủ đoạn dối trá vốn vẫn được che đậy, dấu kín.
Chẳng hạn trong Quên điều độ, triết lý điều độ của nhân vật Hài Người điều độ chính là người khôn ngoan được đặt trong tình huống có cơ hội hưởng lạc (Hài tình cờ gặp lại Thư, người bạn cũ. Thư mời Hài một bữa tiệc rượu, một chầu đi hát). Tình huống này đã làm cho tư tưởng thèm khát hưởng lạc và thái độ giả dối của nhân vật Hài bộc lộ ra một cách hài hước ở sự “quên điều độ”.
Trong truyện ngắn đặc sắc Đời thừa Nam Cao đã đặt lí tưởng cao xa của văn sĩ Hộ vào tình thế mà tác giả gọi là “áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn) để làm bộc lộ những nét tính cách xấu xa của nhân vật này: hành vi thô bạo, tàn nhẫn, phản nhân văn. Là một nhà văn Hộ yêu nghề viết văn. Anh ta hằng ao ước viết được những tác phẩm “chứa đựng một cái gì lớn lao”. Nhưng vì gánh nặng vợ con, vì phải kiếm tiền để sống, phải “kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày”, cho nên anh đã viết “toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo”. Tự ý thức được bi kịch đời mình, song Hộ vẫn luôn
khao khát thực hiện lí tưởng. Nhưng thực tế cảnh sống gia đình (vợ yếu con đau, tiền hết phải vay nợ lãi…) đã biến ước mơ của Hộ thành ảo tưởng. Con người luôn lấy tình thương làm lẽ sống ấy đã có lúc trở nên cục cằn, thô bạo, mất cả nhân cách (uống rượu say mềm, đánh đuổi vợ để rồi phải khóc trong ân hận một cách bi hài).
Trong một số truyện ngắn khác, Nam Cao thường trở đi trở lại cái tình thế có tính bi hài kịch nội tâm như đã nêu ở trên. Truyện ngắn Cười khơi sâu vào đời sống nội tâm của người trí thức tiểu tư sản. Cuộc sống nghèo đói với những lo toan cơm áo hàng ngày đã làm cho quan hệ vợ chồng vốn rất thuận hòa, yêu thương trở thành căng thẳng bởi những bất hòa vô nghĩa lí, ngu xuẩn. Nhân vật “hắn” trong truyện thường dùng tiếng cười gượng gạo, thiểu não tội nghiệp của mình như một “liều thuốc giải uất”. Truyện “Nước mắt” cũng được xây dựng xung quanh tình huống tương tự. Những con người vốn rất thương yêu nhau nhưng chỉ vì túng quẫn mà sinh ra bẳn gắt, lục đục, nhiều khi trở nên tàn nhẫn.
Nam Cao hay xây dựng những tình huống tạo ra sự giành dật của đồng tiền, nhất là vì miếng ăn để nhân vật bộc lộ thói nhỏ nhen đáng cười. Tình huống này được thể hiện ở những bữa ăn: “Oanh đếm từng bát cơm Thứ và San ăn, Oanh chỉ ăn vội mỗi bữa ba lượt xới vội rồi ngồi nhìn những người khác ăn để những người khác ngượng mà không ăn được”. Để trả miếng lại Oanh, San và Thứ đã có lần ăn cơm theo cách… trộn cơm vào đĩa đựng đậu kho khi cái đĩa đựng đậu kho ấy “chỉ còn có đĩa không… trộn đi trộn lại sạch như lau và sau khi ăn còn mua thêm chục cái bánh chưng về ăn thêm” [3,520].
Đọc Nam Cao thấy hình như có sự đan xen trộn lẫn giữa tiếng cười và tiếng khóc: cười đấy mà khóc đấy, khóc đấy mà cười đấy. Ở tác giả khác như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng chẳng hạn, người ta nghĩ đến tiếng khóc ngay trong tiếng cười. Nét riêng này do cấu trúc trí tuệ tiếng cười Nam Cao đem lại. Ở những đề tài về trí thức tiểu tư sản (Cười, Nước mắt, Đời thừa, Sống mòn) tiếng cười thường được xây dựng trên cơ sở xung đột giữa cái biểu hiện cụ thể của sự xung đột với cái ý nghĩa những xung đột ấy. Đó là những xung đột ngu xuẩn, những xung đột không đáng có, không nên có, một thứ xung đột vô nghĩa do sự túng quẫn gây ra.
Buồn cười thay và cũng đau đớn thay cho những con người mà cuộc sống đã nghèo túng khổ cực nhưng lại cứ thường xuyên gây ra những bất hòa để làm khổ nhau và tự làm khổ mình, để rồi ngay sau đó lại ân hận xót xa và buồn tủi. Đáng buồn hơn là những bất hòa xung đột này lại diễn ra trong những gia đình của những con người vốn rất thương nhau. Vậy, do đâu mà có những xung đột ngu xuẩn ấy? Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng căn bản là do con người không vượt lên được cuộc sống hiện tại, không đứng cao hơn được hoàn cảnh, cứ bị hoàn cảnh níu kéo vào những xung đột vô nghĩa lý. Nhưng xung đột này nếu nhìn gần thì chỉ thấy toàn nước mắt, nhưng nếu nhìn xa bao quát thì thấy buồn cười về sự vô nghĩa của những lục đục, lủng củng của cuộc sống gia đình. Tiếng cười này trộn lẫn tiếng khóc là vì thế.
Đọc Nam Cao, người đơn giản, vô tâm chưa chắc đã cười bởi tiếng cười của ông bao giờ cũng kín đáo, lặng lẽ, thâm trầm nhưng hết sức sâu sắc. Đó là tiếng cười của sự nhận ra cái xấu, cái hèn, cái nhếch nhác, cái đáng xấu hổ của những con người có ý thức sống một cuộc sống tốt đẹp nhưng không tự vượt lên được, không thể thoát ra được tình trạng sống đáng buồn và đáng xấu hổ ấy. Đây là nguyên nhân cơ bản tạo nên chất bi hài kịch nội tâm của Nam Cao.
3.1.2. Tình huống đói khát cùng đường, miếng ăn là miếng nhục
Ở những truyện này, cái đói đã đẩy con người đến chỗ vì miếng ăn, không còn biết gì là nhục nhã liêm sỉ nữa. Tuy nhiên, tính bi kịch được tô đậm ở chỗ nhân vật hoàn toàn tỉnh táo, khôn ngoan phân tích hoàn cảnh, hiểu rõ hoàn cảnh. Tuy nhiên, dưới sức ép của cái đói, cái ăn nhân vật buộc phải lựa chọn cách giải quyết đầy kịch tính.
Tình huống trong “Một bữa no” của Nam Cao được đặt ngay ở tên truyện. Tại sao lại là “Một bữa no”? Tác giả lí giải điều đó bắt đầu bằng cái đói của bà lão. Vì đói, vì già không thể nuôi nổi thân nên phải đi ăn xin, đi ăn chực. Có được một bữa cơm thì phải ăn cho no, no đến chết vì bội thực. Bà cái Tí cũng có nhiều cách để lựa chọn, nhiều con đường để giải thoát cho mình. Bà có thể không lên nhà bà Phó Thụ, có thể ăn ít hơn nhưng “no dồn, đói góp. Người ta đói mãi vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp (…). Đã ăn rình thì ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói” [3, 234 ]. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả