Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 13

Thứ hai, đảm bảo sự phân định rò ràng, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong giải quyết công việc giữa HĐTV và TGĐ.

Trước hết, cần phải ban hành một cơ chế chung, thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền giữa HĐTV và Ban TGĐ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện phân quyền của HĐTV cho BGĐ ở một số lĩnh vực cụ thể thông qua việc ban hành các Nghị quyết riêng lẻ của từng TĐKTNN; phải phân cấp mạnh cho Ban TGĐ trong công tác điều hành để có thể tự quyết định được.

Mặt khác, trong nội bộ HĐTV phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên HĐTV. Thành viên HĐTV có quyền trực tiếp làm việc và yêu cầu các thành viên Ban TGĐ, cán bộ quản lý các phòng ban cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của TĐKTNN trong phạm vi mà mình phụ trách. Trên cơ sở quyền hạn được giao, thành viên HĐTV phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTV trong việc chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quy chế, quy định, nghị quyết, quyết định của HĐTV, đánh giá hiệu quả hoạt động liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách trong toàn hệ thống theo định kỳ hàng quý và lập báo cáo gửi HĐTV. Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch HĐTV sẽ có đánh giá kết quả công việc của từng thành viên HĐTV trên cơ sở hiệu quả công việc mà từng HĐTV đã thực hiện trong tháng [14].

Về cơ chế phối hợp trong hoạt động quản lý, điều hành giữa HĐTV và TGĐ: HĐTV cần chủ động hơn trong công tác phối hợp với TGĐ để hoạch định chiến lược của TĐKTNN, đặc biệt cần tăng cường năng lực phân tích và dự báo kinh tế. HĐTV có thể xem xét để thành lập các Hội đồng và Ban quan trọng và chiến lược, như: Ban nhân sự và tổ chức, Ban kinh doanh và thương mại, Ban ALCO (quản lý Nợ - Có), Ban rủi ro… để phục vụ mục tiêu phân tích và hoạch định chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro phát sinh và nâng cao hiệu quả QTTĐKTNN.

Về cơ chế phân quyền: HĐTV và BGĐ sẽ thống nhất xây dựng cơ chế chung để phân quyền cho TGĐ trong việc điều hành mọi hoạt động thưởng ngày của TĐKT. Théo đó, TGĐ sẽ được phân cấp mạnh hơn để có thể tự quyết định những vấn đề thuộc khả năng giải quyết của mình, không bị động và phụ thuộc vào việc xin ý kiến HĐTV. Đối với những vấn đề phải xin ý kiến HĐTV, trước khi trình lên HĐTV, BGĐ sẽ tổ chức họp với các phòng ban liên quan để thảo luận và thống nhất phương án trình HĐTV. HĐTV chỉ thảo luận và cho ý kiến kết luận trên cơ sở những kiến nghị của TGĐ mà không cần tổ chức lại cuộc họp với các phòng ban liên quan để nghe trình bày về vấn đề theo trình bày của TGĐ. Quy định như vậy sẽ tránh trường hợp phải tổ chức hai cuộc họp ở hai cấp khác nhau để cùng xem xét cùng một vấn đề. Trong cơ chế này đồng thời sẽ quy định rò thời gian xử lý công việc ở mỗi cấp để đảm bảo tiến độ công việc không bị ảnh hưởng do thời gian xử lý công việc quá lâu ở cấp TGĐ hoặc cấp HĐQT.

Về cơ chế trao đổi thông tin: HĐTV và TGĐ cần tăng cường công tác trao đổi thông tin, mọi thông tin trao đổi giữa HĐTV và TGĐ cần được thực hiện sớm, nhanh và có chất lượng; nếu có vấn đề gì không thống nhất giữa HĐTV và TGĐ thì phải giải thích rò ràng. Hình thức trao đổi có thể trao đổi trực tiếp tại cuộc họp hặc trao đổi bằng văn bản.

3.2.6. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc

3.2.6.1. Cải cách các quy định pháp luật về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Kiểm toán nội bộ

Luật Doanh nghiệp 2005 nên điều chỉnh lại theo hướng cho phép Điều lệ Công ty tự quy định việc thành lập hay không thành lập BKS của Công ty TNHH một thành viên là tổ chức, chứ không bắt buộc như quy định tại điều 67 của Luật. Có như vậy, mới đảm bảo quyền tự chủ của Công ty, đảm bảo

cho cấu trúc quản trị phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Với vai trò là công cụ định hướng giúp chủ sở hữu giám sát hiệu quả hoạt động của Công ty, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng cần quy định chặt chẽ cơ chế hoạt động của chủ thể giám sát. Cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2005 bổ sung thêm quy định về chế độ làm việc của các KSV (theo chế độ độc lập hay chế độ tập thể đa số, hay chế độ thủ trưởng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đối với BKS, KSV tại TĐKTNN: Khi nghiên cứu, đổi mới cung cách giám sát quản lý các TĐKT, các TCT nhà nước, chắc chắn phải đổi mới hệ thống giám sát, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, mà bước đầu là đổi mới BKS. Họ phải thực sự là đại diện của chủ sở hữu, tức đại diện của Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu phần vốn.

Kiểm toán nội bộ phải có thực quyền:

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 13

Nhiều người cho rằng, hiện đang có và sẽ có nhiều cơ quan tham gia hoạt động giám sát quá trình sử dụng vốn của nhà nước tại các tập đoàn, TCT như thanh tra, kiểm toán... Nhưng, với sức lực hiện nay, các đơn vị này có đủ vươn tầm tất cả tập đoàn, TCT để đảm bảo có kết quả báo cáo hàng năm? Để an toàn vốn, có lẽ, phải tăng cường năng lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trước.

Bộ phận đầu tiên phải được tăng cường là BKS. Có lẽ, đã đến lúc các cấp lãnh đạo cần định nghĩa và định vị lại vai trò của BKS. Ở đây, các quy định cần phải khẳng định rò ràng hơn quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ BKS, trưởng BKS và từng thành viên BKS.

Trước hết, các văn bản phải khẳng định được vị thế độc lập, đại diện cho chủ sở hữu thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, chủ sở hữu là nhà nước thì BKS cũng phải là đại diện của nhà nước, trưởng BKS cần phải do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Theo xu hướng hiện nay, BKS có 3 quyền cơ bản: Kiểm soát toàn bộ

hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty; kiểm tra bất thường khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông; can thiệp vào các hoạt động của công ty khi cần thiết thông qua các kiến nghị về việc thay đổi chính sách, các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong Nghị định 101/2009/NĐ-CP mới giao được quyền đầu tiên cho BKS, quyền thứ hai thì lờ mờ hiểu và quyền thứ ba thì tuyệt nhiên không thấy đề cập. Tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP cũng tương tự và gần như ngoài nhiệm vụ thứ nhất thì Ban kiểm toán là bộ máy giúp việc của HĐTV “…giám sát việc thực hiện trình tự kế toán và việc thực hiện các quyết định của HĐTV về kế toán kiểm toán, tài chính”. Việc thiết lập mô hình quản trị của các TĐKTNN đã đi ngược lại xu thế hiện nay: Càng ngày, BKS, ngang hàng với HĐQT và cao hơn Ban điều hành.

Quyền nữa cần được làm rò là quyền báo cáo của BKS. Khi phát hiện các sai sót của chủ tịch HĐQT, ủy viên HĐQT, các thành viên Ban điều hành thì họ sẽ báo cáo ai? Có nên chăng, cho phép BKS các tập đoàn, TCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ?

Tác giả kiến nghị cần bổ sung các quy định trong Luật doanh nghiệp sửa đổi hoặc thay thế quy định tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP để thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, mà bước đầu là đổi mới BKS thực hiện chức năng trực tiếp giúp chủ sở hữu trong các hoạt động điều hành, kiểm soát công ty. Theo đó thì BKS ngày càng độc lập, ngang hàng với HĐQT; khi phát hiện các sai sót của chủ tịch HĐQT, ủy viên HĐQT, các thành viên Ban điều hành thì báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ.

Tóm lại, các TĐKTNN sử dụng vốn không hiệu quả thường do sai phạm về quản lý đầu tư. Và đã lỗ thì con số lên tới cả trăm tỷ, nghìn tỷ. Kiểm soát nội bộ tốt, phát hiện sai phạm và phòng ngừa kịp thời sẽ giúp bớt đi phần nào những thiệt hại đó.

3.2.6.2. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc

Phải luật hóa cơ chế phối hợp giữa BKS với HĐTV và TGĐ để củng cố vai trò của BKS cũng như tăng cường mối quan hệ giữa BKS với HĐTV (HĐQT), TGĐ. Muốn thực hiện được điều này phải có các quy định bắt buộc:

BKS cần được hỗ trợ tích cực từ phía HĐTV, TGĐ thông qua việc thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp trong tổ chức và hoạt động giữa ba cơ quan này. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, BKS phải được đảm báo đầy đủ các điều kiện theo dòi, giám sát toàn diện tình hình hoạt đông kinh doanh, tài chính của TĐKTNN. BKS được chủ động tham dự các cuộc họp định kỳ của HĐTV và họp giao ban của tập đoàn để nắm bắt được tình hình hoạt động của tập đoàn; được tham gia đóng góp các ý kiến và kiến nghị với HĐTV và TGĐ về chủ trương, chính sách và hoạt động của tập đoàn trong việc thực hiện các mục tiêu đã được HĐTV thông qua; có đầy đủ nhân lực và điều kiện để thực hiện giám sát hoạt động của HĐTV, TGĐ và những người liên quan. HĐTV và TGĐ có trách nhiệm xem xét cẩn trọng các ý kiến góp ý, kiến nghị của BKS, Kiểm toán nội bộ, KSV trong việc nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, cải tiến quy trình, sản phẩm, quản trị rủi ro trong kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị điều hành. HĐTV và TGĐ phải kịp thời cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của tập đoàn cho BKS và tạo mọi thuận lợi để BKS kiểm soát hồ sơ, tài liệu của tập đoàn.

Ngược lại, BKS có trách nhiệm giám sát và phát hiện mọi yếu kém trong hoạt động quản lý, điều hành của tập đoàn và phải thông báo cho HĐTV những sai phạm để kịp thời khắc phục. Ngoài ra, HĐTV, TGĐ cần chủ động yêu cầu KSV thực hiện tư vấn cho HĐTV, TGĐ đối với những vấn đề không thuộc chuyên môn của mình. KSV cần thể hiện rò vai trò tư vấn và hỗ trợ HĐTV, TGĐ trong việc quản lý, điều hành hoạt động của tập đoàn. Việc phối

hợp và chia sẻ hoạt động giữa HĐTV, TGĐ và BKS trong TĐKTNN có vai trò rất quan trọng, nó vừa đảm bảo tính chế ước giữa ba cơ quan này, vừa đảm bảo sự phối hợp để mang lại tính hiệu quả hoạt động của TĐKTNN, phát huy vai trò, năng lực của đội ngũ kiểm toán viên.

3.2.7. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa tập đoàn kinh tế nhà nước với các bên có quyền lợi liên quan

Quan hệ với bên có quyền lợi liên quan đặc biệt quan trọng với TĐKTNN vì các mối quan hệ này có thể đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành các nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công, ví dụ dịch vụ cơ sở hạ tầng, có tác động quan trọng đối với tiềm năng phát triển kinh tế và đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động. Hơn nữa, một số nhà đầu tư ngày càng chú trọng tới vấn đề các bên có quyền lợi liên quan trong quyết định đầu tư của mình và xem xét cẩn trọng những rủi ro kiện tụng tiềm tàng trong lĩnh vực này. Vì vậy nhà nước cần nhận thức đầy đủ ảnh hưởng mà chính sách tích cực về các bên có quyền lợi liên quan có thể có đối với mục tiêu chiến lược và uy tín lâu dài của doanh nghiệp.

Quy định của pháp luật cần công nhận đầy đủ đóng góp của các bên có quyền lợi liên quan khác nhau và khuyến khích sự hợp tác tích cực và tạo ra của cải với họ. Để đạt mục tiêu này, TĐKTNN phải đảm bảo các bên có quyền lợi liên quan được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, tin cậy, kịp thời và thường xuyên để có thể thực hiện quyền của mình. Các bên có quyền lợi liên quan phải được quyền khiếu nại pháp lý khi quyền của họ bị xâm phạm. Người lao động cũng cần được tự do báo cáo những mối thắc mắc của họ về các hoạt động không tuân thủ pháp luật hoặc không phù hợp đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cho HĐTV (HĐQT).

Các cơ chế tăng cường hiệu quả cho sự tham gia của người lao động cần được phép xây dựng nếu thấy phù hợp, nhất là đối với các doanh nghiệp mà quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan có tầm quan trọng đặc biệt.

Tuy nhiên, khi quyết định phát triển các cơ chế này, nhà nước cần xem xét cẩn thận những khó khăn thường đi kèm trong việc chuyển đổi quyền thành cơ chế tăng cường hiệu quả phù hợp.

Các công ty con đã liêm yết cần thông báo với nhà đầu tư, các bên có quyền lợi liên quan và công chúng về chính sách đối với các bên có quyền lợi liên quan và cung cấp thông tin về việc thực thi chính sách đó. Việc này cũng cần áp dụng cho các TĐKTNN đang theo đuổi các mục tiêu chính sách công quan trọng hoặc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công. Báo cáo về quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan phải bao gồm thông tin về chính sách môi trường và xã hội nếu doanh nghiệp có mục tiêu cụ thể về mặt này. Báo cáo về các bên có quyền lợi liên quan của TĐKTNN nên được rà soát độc lập để tăng cường độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

3.2.8. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước

3.2.8.1. Về phương án đầu tư

Để nâng cao hiệu quả của TĐKTNN nên duy trì hai phương án đầu tư:

Thứ nhất, trong nội bộ tập đoàn cần đầu tư xuống và đầu tư ngang. Đầu tư xuống có nghĩa là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty cấp I (con), công ty cấp II… Đầu tư ngang có nghĩa là các công ty trong cùng cấp có thể đầu tư vốn lẫn nhau.

Thứ hai, giữa các TĐKTNN có thể đầu tư lẫn nhau với điều kiện phải có quan hệ với nhau về sản phẩm và hoạt động. Vì dụ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có thể đầu tư vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (làm điện, phân bón…).

3.2.8.2. Về thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc

Thẩm quyền quyết định đầu tư của HĐTV, TGĐ trong các TĐKTNN tại các quy định của pháp luật và tại điều lệ của từng công ty mẹ - TĐKTNN

theo hướng quy định chặt chẽ hơn và cụ thể hóa tỷ lệ hoặc mức cụ thể thẩm quyết quyết định đầu tư của HĐTV, TGĐ cho phù hợp với đặc thù về đầu tư, mua sắm và trình độ quản lý của từng TĐKTNN (có thể ở mức bằng hoặc tỷ lệ thấp hơ nhiều so với quy định chung tạp LDN 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành). Đồng thời, chỉ được quyết định đầu tư những dự án đã nêu tại chiến lược phát triển tập đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tránh đầu tư “nóng” và đầu tư ra ngoài nghề kinh doanh chính. Tiến hành rà soát lại định hướng đầu tư, góp vốn tại đề án của TĐKTNN đã được phê duyệt theo hướng cắt giảm, đình hoãn kế hoạch đầu kế hoạch đầu tư tăng tài sản cố định không cấp thiết hoặc tính khả thi thấp; kế hoạch đầu tư, góp vốn vào các công ty khác nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

3.2.8.3. Ban hành tiêu chí xác định mức độ an toàn tài chính của tập đoàn kinh tế

Ban hành tiêu chí xác định mức độ an toàn tài chính của TĐKTNN làm cơ sở giám sát hoạt động của TĐKTNN (trong điều kiện TĐKTNN vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, chính trị, xã hội…) đồng thời nó cũng là tiêu chí để căn chỉnh, điều chỉnh việc quyết định đầu tư hay rút vốn khỏi các dự án, ngành nghề…

Nhằm ngăn ngừa những rủi ro tổn thất lớn như trường hợp của Vinashin, Nhà nước cần áp dụng sự giám sát nghiêm túc bằng các chỉ tiêu an toàn tài chính, ngoài ra có sự kiểm soát đồng bộ đối với mỗi tập đoàn. Tác giả đề xuất cần đưa vào quy định áp dụng một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đối với TĐKTNN:

Thứ nhất, về khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp; hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp; hệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tính trên toàn tập đoàn; hệ số tự tài trợ vốn của doanh nghiệp và tính trên toàn tập đoàn.

Thứ hai, các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, của cả tập đoàn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022