Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN THÁI HÀ


CẢI CÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC QUA BÀI HỌC VINASHIN


Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HUY CƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Trần Thái Hà

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN

TRỊ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 5

1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nước5

1.1.1. Khái niệm, quan điểm về tập đoàn kinh tế nhà nước 5

1.1.2. Một số mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới 7

1.1.3. Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam 9

1.2. Khái luận về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước 12

1.2.1. Vấn đề về quản trị công ty nói chung 12

1.2.2. Vấn đề về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước 15

1.3. Pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước 19

1.3.1. Khái quát chung 19

1.3.2. Các quy định cụ thể của pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế

nhà nước 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN

CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM (VINASHIN) 33

2.1. Tổng quan giới thiệu về Vinashin 33

2.1.1. Giai đoạn từ năm 2006 trở về trước 33

2.1.2. Từ năm 2006 đến nay 34

2.2. Thực trạng pháp luật về quản trị của Vinashin 38

2.2.1. Cấu trúc quản trị nội bộ của Vinashin 38

2.2.2. Thực trạng pháp luật về quản trị tại Vinashin 45

2.3. Những bất cập của pháp luật và việc thực thi pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế Vinashin 51

2.3.1. Các quy định pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế và quy định về tổ chức, hoạt động của TĐKT Vinashin còn chưa đầy

đủ và thiếu đồng bộ 51

2.3.2. Những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về quản trị Tập

đoàn kinh tế Vinashin 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Chương 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ VIỆC VINASHIN VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP

ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 70

3.1. Những bài học rút ra từ vụ việc Vinashin 70

3.1.1. Bài học về việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho tập

đoàn kinh tế nhà nước 70

3.1.2. Bài học về công tác tổ chức, mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa các doanh nghiệp cấp II, giữa các phòng ban

chức năng 71

3.1.3. Bài học về năng lực quản lý 71

3.1.4. Bài học về công tác kiểm tra, giám sát các tập đoàn 72

3.2. Cải cách pháp luật quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước ở

Việt Nam hiện nay 73

3.2.1. Cải cách các quy định của pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà

nước và công ty tư nhân có sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng 73

3.2.2. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế giám sát 77

3.2.3. Cải cách các quy định pháp luật để tập đoàn kinh tế nhà nước

phải bao gồm các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 79

3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp lý về bổ nhiệm thành viên hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) độc lập 82

3.2.5. Cải cách quy định pháp luật về mối quan hệ giữa hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) và tổng giám đốc 85

3.2.6. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa Ban

kiểm soát với Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc 91

3.2.7. Cải cách các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa tập đoàn

kinh tế nhà nước với các bên có quyền lợi liên quan 95

3.2.8. Cải cách các quy định pháp luật về cơ chế đầu tư đối với các

tập đoàn kinh tế nhà nước 96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Diễn giải

BGĐ

Ban Giám đốc

BKS

Ban Kiểm soát

BTGĐ

Ban Tổng Giám đốc

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

Giám đốc

GMS

General Meeting of Shareholders

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

KTNN

Kiểm toán Nhà nước

OECD

Organization for Economic Cooperation

and Development

QH

Quốc hội

QTCT

Quản trị công ty

QTTĐKTNN

Quản trị tập đoàn kinh tế Nhà nước

TCT

Tổng công ty

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

TĐKTNN

Tập đoàn kinh tế nhà nước

TGĐ

TNHH

Tổng giám đốc

Trách nhiệm hữu hạn

UBTVQHVN

Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 1

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1:

Hệ thống quản trị công ty

14

Sơ đồ 1.2:

Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc và tự nguyện

28

Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ tổ chức Công ty mẹ

38

Sơ đồ 2.2:

Các đơn vị thuộc Công ty mẹ

39

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngay khi các TĐKTNN mới thành lập đã đề ra là đạt được 02 mục tiêu lớn: Vừa phải hướng tới lợi nhuận và hiệu quả trong sự cạnh tranh thị trường với các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời vừa phải là công cụ chủ lực để Nhà nước can thiệp ổn định kinh tế vĩ mô và xã hội theo mục tiêu lựa chọn.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các TĐKTNN nói chung và Vinashin nói riêng đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, nhưng sự đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tương xứng, xét về tỷ trọng đóng góp cho GDP, giải quyết việc làm, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, tiền vốn, nguyên vật liệu..). Pháp luật về quản trị vẫn còn nhiều bất cập, như: Chưa rò ràng quyền quản lý nhà nước đối với DNNN, vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu, vai trò và cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của HĐTV, quyền lợi của người lao động; trong khi quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của TĐKTNN lại bị hạn chế; cơ chế tài chính và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, sự gắn kết lợi ích vật chất với trách nhiệm của người quản lý và đội ngũ lao động v.v…chưa được luật hóa. Hoạt động của Vinashin luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém mà điển hình là việc sử dụng đồng vốn, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề, làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực to lớn và kéo dài khác về lạm phát, mất cân đối vĩ mô - trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, tăng tình trạng tham nhũng (đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua hàng loạt lãnh đạo của Vinashin bị khởi tố, bắt giam) và bóp méo cơ chế kinh tế thị trường; hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập… Đặc biệt, trong việc thực thi pháp luật quản trị TĐKTNN vẫn còn nhiều yếu kém và chưa đảm nhận được vai trò sự can thiệp mang tính chủ đạo của lực lượng kinh tế nhà

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí