nồng nàn hương thơm đồng nội nhưng lại bị "canh giữ" bởi hồn ma Nhân Tông. Đôi mắt mèo hoang của nàng như chiếc cửa sổ mở ra một tâm hồn ban sơ nguyên thủy. Giây phút cuối cùng của đời nàng cũng vừa giống vừa khác với sự hóa kiếp của Tư Lộ- Từ Đạo Hạnh. Cả hai đều không đi vào cõi chết, nhưng một người bay lên cao để nhập vào nơi tiên giới, một người là là dưới không trung để đợi sa vào một vòng trần khác. Ở Ngạn La, đó là sự siêu thăng, trong khi Từ Đạo Hạnh với tất cả phép thần thông của mình, chỉ là sự thoát xác thường tình. Tâm hồn người con gái bắt cua- Ngạn La thuộc về vùng thanh tịnh, Còn Từ Lộ lại tự trói hồn mình vào trốn tục lụy. Cuộc sống và cái chết của nàng khiến ta nghĩ tới những gì thanh tao. Nàng như Ngọc Nữ trên thiên đình chịu tội bị đày xuống trần gian rồi mãn hạn lại trở lại trốn linh thiêng cùng sống với Tiên Đồng của thanh thản, thuần khiết. Dã Nhân- ân nhân cứu mạng Từ Lộ, là huyền thoại về một lòng vị tha vô bờ bến. Là nhân vật chưa thành người. Dã nhân chỉ có “đôi núm vú đen sẫm và một khuôn ngực lông lá, đôi tay rậm rịt đầy lông hung hung…Cặp mắt tròn lớn màu hoe nâu, không lông mày, một cái mũi tẹt dán sát cái miệng bẹt đầy lông lá của loài dã nhân” [15,tr.358-359]. Sự dị dạng ấy trở thành huyền thoại, bởi nó mang trong mình nhân tính cao đẹp, hồn hậu hy sinh, nó vắt sữa nuôi Từ Lộ như một người mẹ nuôi con. Sự tưởng tượng của con người không bờ bến, nhưng bao giờ nó cũng cho ta biết ít nhiều về hiện thực. Và cái hiện thực sau cùng mà chúng ta nhận được, đó là khát vọng yêu thương của con người, ở nhà văn Võ Thị Hảo. Bà đã giúp ta cảm nhận được nỗi đau trần thế qua những nhân vật thánh thiện như thiên thần.
Viết về đề tài lịch sử nên Võ Thị Hảo đã chọn một kiểu nhân vật đặc biệt đó là: nhân vật bị khát vọng quyền lực, danh vọng hành hạ. Trước tình trạng con người đang tha hóa, bị dục vọng lôi kéo vào những hành vi độc ác, những toan tính lạnh lùng, dửng dưng khiến con người ngày càng cạn kiệt nhân tính,
tác giả đã không ngần ngại “cầu viện” đến tiếng nói của tâm linh, những sự báo oán, trả thù hay hiện hồn kỳ dị là sự cảnh báo nghiêm khắc. Võ Thị Hảo đã sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa, dùng cái kỳ ảo, dùng những mơ tưởng và mộng mị, những hồi ức đứt nối, chập chờn để diễn đạt trạng thái mất thăng bằng của con người, dập tắt vầng hào quang của nhân vật danh tiếng như Ỷ Lan,…đồng thời làm nổi bật trạng thái phi lý, đáng thất vọng của một hiện thực không phải như ta mong ước, việc “bắt trước” thi hành điểm lệ thiêu người sống man rợ của Vua Tần Thủy Hoàng, Nguyên Phi Ỷ Lan xúi vua Lý Nhân Tông giam Dương Thái Hậu và bẩy mươi sáu cung nữ trong cung Thượng Dương rồi bức tử chết… Việc làm tàn ác này đã khiến cả quãng đời còn lại của Thái hậu Ỷ Lan luôn sống trong những giấc mơ khủng khiếp, ám ảnh về những oan hồn hiện về tra vấn, đòi mạng, những con chuột khổng lồ cắn xé, tâm thần bất ổn… Nó giống như cuộc chất vấn, day dứt, đay nghiến của lương tâm thức tỉnh trong con người. Những ám ảnh ấy rõ ràng có tác dụng cảnh tỉnh con người trước điều xấu, điều ác bởi nó khúc xạ những dự cảm, những nung nấu, những khát vọng mơ hồ hoặc cháy bỏng… theo một cách nào đấy. Nó thuộc về cái vô thức, siêu thức, vượt ngoài lý trí con người. Dẫu là kẻ lạnh lung, tàn nhẫn, quyền uy tột bậc song cái vòng u tối trong tâm linh Ỷ Lan cũng khiến bà sợ hãi, biết hối cải. Cả cuộc đời phải cố gắng làm điều thiện, thực ra chỉ để che lấp cho hành vi tội ác của mình, để sám hối, lương tâm được thanh thản. Huyền thoại là viền nổi "phần tối" của tâm hồn, Ỷ Lan thái hậu hóa ra cũng là con người với tất cả những đa đoan, hệ lụy thường tình và dữ dội.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, luận văn đi đến những kết luận sau.
1. Hình tượng người phụ nữ là hình tượng quen thuộc, xuyên suốt và là nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết.Tương ứng với những thời kì lịch sử là mỗi thời kì văn học, và ở mỗi thời kì khác nhau thì văn học khai thác đề tài về người phụ nữ cũng khác nhau. Nhưng chưa bao giờ người đọc được chứng kiến trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện rầm rộ và đầy ấn tượng của các cây bút nữ như những năm gần đây và đã đem đến một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc. Chỉ mấy mươi năm trở lại đây người đọc đã được thưởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách khác nhau của các cây bút nữ. Trải nghiệm như Lê Minh Khuê, sắc sảo như Phạm Thị Hoài, tinh tế như Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm như Nguyễn Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá như Nguyễn Ngọc Tư…Nhưng trong số các nhà văn nữ đương đại,Võ Thị Hảo hiện lên như một đại diện xuất sắc, giàu cá tính. Đọc các sáng tác của chị, người đọc dễ nhận thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì những mảnh đời ngang trái, những đau đớn khôn nguôi của số phận những con người bất hạnh, là sự thường trực trong mỗi tác phẩm. Đồng thời đó còn là những cảm thông, day dứt của một trái tim phụ nữ khi nói về những nỗi đau của người đồng giới.
2. Thế kỉ XX nhân loại được chứng kiến những phong trào đấu tranh cho nữ quyền rầm rộ ở nhiều nước trên thế giới, nhằm lên tiếng đòi quyền bình đẳng cũng như đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Ở Việt Nam cùng với quá trình giao lưu, hội nhập vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, quan điểm giới nhanh chóng được du nhập và truyền bá vào cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kì đổi mới. Vấn đề nữ
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 11
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 12
- Nghệ Thuật Tạo Màu Sắc Huyền Thoại
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
quyền đã trở thành một hiện tượng văn hoá xã hội của thời hiện đại.Và nữ quyền- ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ được khẳng định.Trong sáng tác của Võ Thị Hảo tính nữ quyền thể hiện rất rõ ở sự quyết liệt đấu tranh dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình. Những nhân vật nữ trong sáng tác của chị có khi rất mực nhu mì, dịu dàng, cũng có khi rất mực nhẹ dạ và cuồng si nhưng khi cần cũng quyết liệt đến cứng cỏi nhưng rồi cuộc đời vẫn đầy bất hạnh. Họ là hiện thân của những số phận bi kịch: bi kịch là nạn nhân của chiến tranh, bi kịch của cái nghèo, bi kịch của những mảnh đời tật nguyền, bi kịch tình yêu và hạnh phúc lứa đôi… Trong sáng tác của Võ Thị Hảo có không ít người phụ nữ có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, họ yêu và sống hết mình cho những khát khao hạnh phúc, khát khao vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống nhưng cũng chính những khát khao ấy đã đẩy họ đến những bi kịch trong cuộc đời khi nó chỉ là mơ ước mà không thể thực hiện.
Viết về vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác của mình, Võ Thị Hảo đã đề cập đến con người bản năng, vấn đề giới tính, những nhân vật dám sống thật với những khao khát của mình.Nhà văn thể hiện sự trân trọng, ngợi ca khát vọng tình yêu chân chính được đẩy tới cùng của sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn và coi đó là điều thiêng liêng cao quý nhất.
3. Để xây dựng thành công nhân vật nữ trong sáng tác của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã kết hợp sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó tập trung ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, và nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại, nhằm khắc hoạ sống động và rõ nét về cuộc đời, tính cách, và số phận của nhân vật.
4. Nhân vật là con đẻ của nhà văn, đặc biệt đối với các nhà văn nữ thì các nhân vật nữ lại là nơi để họ gửi gắm những suy nghĩ, nỗi niềm, quan niệm của họ về giới mình. Qua nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo, chúng ta có
cái nhìn sâu hơn về giới nữ, hiểu hơn về thế giới và thêm cảm phục, tin yêu nhà văn. Những trải nghiệm của chị trên mỗi trang viết thấm đẫm nỗi suy tư và những khắc khoải không phải của riêng chị.Võ Thị Hảo và những nhân vật của chị không ở bên cạnh mà trong mỗi chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọc Anh (2003), Đã đến lúc những người đàn bà nổi loạn, Báo Nông thôn ngày nay.
2. Nguyễn NgọcThuỳ Anh (2007), Phái tính trong thơ nữ sau 1975, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Diễn Chi (2005),“Tôi là người nô lệ cho gia đình”,Báo phụ nữ chủ nhật số 6
4. Trương Chính (1990), Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí văn học số 5.
5. Đông Dương (2005), Hiện tượng sex trong tác phẩm văn học:ưu thế thuộc về các cây nữ, Tien phong online.
6. Đặng Anh Đào(1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay,Tạp chí văn học số 6.
7. Minh Đức(2005),“Tôi không định mê hoặc …”Báo người đại biểu nhân dân số 3.
8. Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại.
9. Nguyễn Hoàng Đức(2000), Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ, Nhà xuất bản Văn học Dân tộc.
10. Võ Thị Hảo(2005), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nhà xuất bản Phụ nữ.
11. Võ Thị Hảo(2005), Hồn trinh nữ, Nhà xuất bản Phụ nữ.
12. Võ Thị Hảo(2005), Goá phụ đen, Nhà xuất bản Phụ nữ.
13. Võ Thị Hảo(2006), Người sót lại của rừng cười, Nhà xuất bản Phụ nữ.
14. Võ Thị Hảo(2007), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nhà xuất bản Phụ nữ.
15. Võ Thị Hảo(2005), Tiểu thuyết“Giàn thiêu”, Nhà xuất bản Phụ nữ.
16. Võ Thị Hảo(1995), Biển cứu rỗi, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
17. Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo,“Trách nhiệm người viết là không né tránh sự thật”, Nguồn:Xem sách.com.vn
18. Đỗ Thu Hương(2001), Phương thức huyền thoại hoá và sự biểu hiện đời sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam từ sau1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
19. Minh Hà(2002),“Tôi vốn là người đàn bà thích được che chở”, Báo lao động.
20. Nguyên Hằng(1996), Suốt đời chỉ mơ một giấc (trò chuyện với Võ Thị Hảo), Tuần báo Công nghiệp Việt Nam số 6.
21. Hoàng Hoa(2001), Tôi ngồi bệt trên đất mà viết, Tạp chí nghề báo số1.
22. Lê Thị Hường(1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
23. Võ Thị Hảo(2004),“Nhà văn mà nhẵn nhụi thì mất duyên”,VN Epress.
24. Hiện tượng Sex trong tác phẩm văn học(13/9/2005), Ưu thế thuộc về các cây bút nữ, trang Tienphong online.
25. Nhiều tác giả(2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục (Tái bản lần 2).
26. Nhiều tác giả(2002),Lý luận văn học tập1,Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
27. Nhiều tác giả(1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
28. Châm Khanh(2000), Phụ nữ và văn chương, Tạp chí Việt, Tienve Org.
29. Nguyễn Vi Khanh(2002), Bài viết “Tản mạn về dục tính và nữ quyền”.
30. Vi Thuỳ Linh(7/10/2005), Những cơn bão tuổi 25 và sự thay đổi, Trang Vietnamnet.
31. Nguyễn Trường Lịch(1997), Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay, Tạp chí văn học số 5.
32. Phạm Thị Ngọc Liên(25/1/2007), Nhục cảm trong văn chương, Trang Web www evan.com.vn.
33. Phương Lựu chủ biên(2003), Lý luận văn học, Nhà xuất bảnGiáo dục.
34. Nguyễn Văn Long(2003),Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nhà xuất bản Giáo dục.
35. Nguyễn Đăng Mạnh(1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáodục.
36. Nguyễn Thị Mận(2006), Báo cáo khoa học:Tình yêu, tình dục và vấn đề phái tính trong tập thơ “Rỗng ngực” của Phan Huyền Thư, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
37. Thụ Nhân, Toạ đàm về sáng tác Võ Thị Hảo, Vietnamnet.
38. Hoài Nam phỏng vấn Tuý Hồng, Phụ nữ và văn chương, Tienve Org.
39. Vương Trí Nhàn Văn học Sex, Chấp nhận để tìm cách đổi khác, Vietnamnet.
40. Vương Trí Nhàn(1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học số 6.
41. Phạm Xuân Nguyên(1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí văn học số 2.
42. Phạm Xuân Nguyên(1991), Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết, Tạp chí văn học số 2.
43. Nghĩ về truyện ngắn(1994), Phỏng vấn các nhà văn,Văn nghệ quân đội số2.
44. Khánh Phương(2003), Là hạt muối tôi phải mặn (trò chuyệnvới Võ Thị Hảo), Báo thể thao văn hoá số 53.