Số Tiền Cho Vay Của 4 Zaibatsu Lớn Nhất Vào Năm 1944


chính phủ trong công cuộc chinh phục Đài Loan, Mitsui cũng là gia đình được chính phủ tin cậy giao chuẩn bị cho ra đời đồng tiền mới và thành lập Ngân hàng trung ương Nhật Bản. ..

Một khi cơ cấu tổ chức và hoạt động của các zaibatsu ngày càng được củng cố và trở lên tinh vi hơn thì quyền lực kiểm soát của chúng đối với nền kinh tế Nhật Bản cũng ngày càng tăng lên. Nhờ tiếp tục được hưởng sự hậu thuẫn của chính phủ qua các khoản trợ cấp, thuế quan bảo hộ… các zaibatsu đã chiếm vai trò chi phối nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929 – 1933 đã làm cho nhiều ngành kinh tế Nhật Bản bị suy thoái ở một số lĩnh vực sản xuất như: Nông nghiệp, công nghiệp dệt… Nhưng ngược lại, những ngành công nghiệp khác như: Luyện kim, hóa chất, công nghiệp chế tạo máy, sản xuất vũ khí… lại đạt tốc độ phát triển nhanh chóng. Từ thực trạng của hoàn cảnh xã hội này đã mang đến những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình tập trung tài sản vào một số tập đoàn kinh tế lớn được thiết lập trên cơ sở quan hệ gia tộc.

Song song với hoàn cảnh đất nước khó khăn do khủng hoảng gây ra thì đối với các zaibatsu, đó là những thời cơ thuận lợi để họ tích lũy thêm tiền và tài sản. Do chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, thêm vào đó là sự yếu kém trong quản lý, nguy cơ phá sản không ngoại trừ đối với các ngân hàng nhỏ. Và, như một lẽ tất nhiên, những ngân hàng nhỏ này phải sát nhập vào những công ty lớn như : Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo…

Từ cuối năm 1928, tập đoàn Mitsui đã điều hành, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, 97 công ty với tổng số vốn là 1.644 triệu yên. Tập đoàn Mitsubishi nắm 65 công ty và 713 triệu yên, Yasuda: 66 công ty và 308 triệu yên, Sumitomo: 33 công ty và 244 triệu yên. Theo thống kê, vào năm 1931, năm ngân hàng tài phiệt gồm: Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Daiichi và


Yasuda đã chiếm tới 38% số tiền gửi của các ngân hàng toàn quốc, tiền gửi của 7 ngân hàng lớn kế tiếp cũng chiếm tới 19%. Như vậy chỉ có 12 ngân hàng lớn cũng đã chiếm tới 57% tổng số tiền hoạt động trong ngân hàng, trong đó 683 ngân hàng còn lại chia nhau nắm giữ số tiền 43% còn lại mà thôi. Ngoài ra, các zaibatsu còn thâu tóm khoảng 70% tiền gửi trong các tơ- rớt đồng thời còn nắm giữ phần lớn số tiền về bảo hiểm hàng hải và nhân thọ. Lĩnh vực tài chính không phải là duy nhất trong quyền lực của các zaibatsu mà ngoài ra, zaibatsu còn thao túng nhiều lĩnh vực kinh tế khác bằng việc bao chiếm cổ phần và dùng ảnh hưởng kinh tế để thâm nhập vào nhiều công ty tư nhân thậm chí cả các cơ sở kinh tế do nhà nước trực tiếp quản lý.

Vì được hưởng nhiều ưu đãi của chính phủ nên các zaibatsu ngày càng phát triển. Các zaibatsu đã dần dần xây dựng lên một mô hình sở hữu và quản lý với 4 cấp. Cấp đầu tiên là một hội đồng các thành viên sáng lập zaibatsu thuộc cùng một dòng họ. Tiếp đến, cấp thứ hai là công ty cổ phần mẹ (honsha) do thành viên gia đình sáng lập và kiểm soát, và đó là trung tâm quyền lực của mỗi zaibatsu. Honsha này lại sở hữu một phần lớn cổ phần trong khoảng một chục công ty cốt lòi, các công ty này còn được gọi là các công ty hạt nhân. Sau hai cấp đầu tiên, cấp thứ ba bao gồm cả ngân hàng, công ty thương mại và công ty bảo hiểm. Và, mỗi công ty cốt lòi đó lại sở hữu thêm một tỉ lệ cổ phần nhất định nào đó trong nhiều công ty phụ thuộc khác nhỏ hơn. Những công ty phụ thuộc, nhỏ hơn đó được bao gồm ở cấp cuối cùng.

Với cơ cấu chặt chẽ này, các zaibatsu đã sở hữu và kiểm soát được một khối lượng tài sản lớn với một chi phí thấp và tạo điều kiện cho chúng tham gia vào những nghành kinh tế đỏi hỏi nhiều vốn và lao động. Theo các nhà


nghiên cứu, với tư cách nhóm, mỗi zaibatsu thường kiểm soát từ 40% - 100% cổ phần của các công ty thành viên của nó. Việc nắm giữ tỷ lệ cổ phần tham dự cao là nhằm khống chế quyền sở hữu sao cho quyền này chỉ tập trung trong tay các thành viên của gia đình.[47, tr. 186 - 187]

Vào những năm 1930, khi Chính phủ ngày càng bị chi phối bởi giới quân sự hiếu chiến và ưu tiên cho các nghành công nghiệp nặng phục vụ chiến tranh thì quan hệ giữa chính phủ và các zaibatsu, nhất là với các zaibatsu mới xuất hiện như Nissan, Nakajima, Nissho và một số khác, càng trở nên thân mật hơn. Các zaibatsu trở thành nguồn cung cấp chủ yếu các hàng quân sự phục vụ chiến tranh xâm lược và do đó đã có tiếng nói rất quan trọng trong việc hình thành các chính sách bành trướng quân sự của Nhật Bản. Khi Nhật Bản bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, sức mạnh của các zaibatsu lại càng tăng nhờ rất nhiều vụ sáp nhập công ty dưới sự ép buộc của chính quyền quân sự. Để tăng cường sự kiểm soát của Chính phủ đối với nền kinh tế, các nhà cầm quyền Nhật Bản đã tiến hành chia các công ty có quan hệ với nhau thành nhiều nhóm và chỉ định cho mỗi nhóm một ngân hàng duy nhất làm nhiệm vụ cung cấp tài chính cho chúng. Các ngân hàng được chỉ định này thường là các ngân hàng của zaibatsu. Chính nhờ các chính sách ưu đãi như thế mà vào lúc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, trình độ tập trung tư bản của các zaibatsu đã đạt mức rất cao: phần của riêng 10 zaibatsu lớn nhất đã lên tới 53% trong nghành tài chính, 49% trong công nghiệp nặng và 17% trong công nghiệp nhẹ.[41, tr. 78]

Vào thời gian này, các ngành công nghiệp nặng như: Khai thác mỏ, đóng tàu, luyện kim, chế tạo máy,… thực chất đều nằm trong sự chi phối của


một số những zaibatsu lớn. Trong công nghiệp than, hai tập đoàn Mitsui và Mitsubishi đã chiếm tới 50% sản lượng. Chỉ riêng công ty thương mại Mitsui Busan cũng đã có thể cung cấp tới 1/3 sản lượng than trên thị trường Nhật Bản và thâu tóm gần 1/5 khối lượng ngoại thương. Ba tập đoàn Mitsui, Mitsubishi và Sumitomo đã chiếm hơn một nửa tổng trọng tải của các tàu buôn. Năm 1936, 55% tổng trọng tải của các tàu thủy là do các xưởng đóng tàu của Mitsui và Mitsubishi đóng. Trong công nghiệp giấy, Công ty Oji đặt dưới sự kiểm soát của Mitsui chiếm tới 75% sản lượng giấy số còn lại là do Mitsubishi nắm giữ. Hai tập đoàn này nắm trong tay 70% các nhà máy xay bột và hầu hết các nhà máy lọc đường. Trong thời gian này đa số những công ty khai thác nguyên liệu ở Trung Quốc và Đông Nam Á đều thuộc quyền kiểm soát của các zaibatsu. Về công nghiệp nặng, trước năm 1929, các xí nghiệp của chính phủ sản xuất hơn 50% sản lượng nhưng sau khi các xí nghiệp của chính phủ và tư nhân được sát nhập vào tháng 7 - 1933 thì giới tài phiệt đã chi phối tới 90% sản lượng công nghiệp nhẹ toàn Nhật Bản. Hơn thế nữa, chúng còn nắm giữ quyền kiểm soát về tài chính trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.[20, tr. 523 - 524]

Những thống kê ở Bảng 2.1 sau đây cho chúng ta thấy được số tiền cho vay của 4 zaibatsu lớn nhất vào năm 1944:

Bảng 2.1: Số tiền cho vay của 4 zaibatsu lớn nhất vào năm 1944


(Đơn vị tính: triệu yên)


Ngân hàng

Số tiền cho vay

Tỷ lệ tiền cho vay (%)

Mitsui

2.604

29,1

Mitsubishi

1.740

19,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 6



Sumitomo

1.290

14,4

Yasuda

1.068

11,9

Cả 4 ngân hàng

6.702

74,9

Tổng số tiền cho vay

của các NH khác

8.943

100,0

Nguồn: Kozo Yamamura, Zaibatsu Prewar and Zaibatsu Postwar, The Journal of Asian Studies, Vol.XXIII, No.4, 1964, p.540.[20, tr.524]

Sau khi bại trận ở Chiến tranh thế giới thứ hai và đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện, Nhật Bản bước vào thời kỳ bị chiếm đóng. Nhiệm vụ chính của nhà cầm quyền lúc này là phải thực hiện nghiêm túc các lệnh của Bộ chỉ huy các Lực lượng chiếm đóng đưa ra “chính phủ Nhật Bản phải giữ vai trò là chính quyền thứ hai sau Bộ chỉ huy Đồng minh”. [27 , tr.202]

Trong thời gian lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản (14/8/1945

– 9/1951), Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chính sách đối với Nhật Bản. Trong SCAP thì Vụ dân chính là cơ quan duy nhất có nhiều ảnh hưởng trong việc quyết định chính sách đối với Nhật Bản trong những năm đầu thời kỳ chiếm đóng. Trong hệ thống hành chính thì Hội đồng quản trị Nhật Bản có quyền tối cao còn những thành viên của các nước liên hiệp chỉ có chức năng cố vấn mà thôi.

SCAP chỉ đạo chính phủ Nhật Bản mà đứng đầu là thủ tướng thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc thống trị Nhật Bản. Điều này có nghĩa là Mỹ đã gián tiếp lãnh đạo Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản tồn tại nhưng không có quyền tự do quyết định chính sách của mình mà chỉ thực thi những gì SCAP yêu cầu. Nói cách khác trong thời kỳ này nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ Nhật Bản là giữ mối liên hệ thân thiết, làm theo sự chỉ dẫn của SCAP và góp ý với SCAP sửa đổi đôi chút về chính sách.


Thực hiện chủ trương “Phi quân sự hóa về kinh tế”, xóa bỏ sự tập trung quá mức về kinh tế và chiếm hữu tài sản quá lớn của những tập đoàn tài phiệt

zaibatsu, ngăn chặn sự phục hồi của giới tài phiệt và mở đường cho quá trình dân chủ hóa về kinh tế và chính trị là những mục tiêu chính trong chương trình dân chủ hóa của SCAP. Để dân chủ hóa nền kinh tế Nhật Bản, SCAP cần phi tập trung hóa các nghành của Nhật Bản và đẩy mạnh môi trường cạnh tranh. Theo đuổi mục tiêu này, SCAP ra lệnh giải thể các công ty độc quyền lớn đặc biệt là các zaibatsu và các công ty sản xuất vũ khí . Mở đầu luật giải

thể là báo cáo của Edward.

Về chính sách đổi mới zaibatsu được công bố, đề nghị rằng “Cần điều tra một cách có hệ thống các công ty lớn của Nhật Bản để đảm bảo rằng tất cả các zaibatsu đã được xác định và phải tuân thủ chương trình chấm dứt sức mạnh của các zaibatsu”. Ông đã viết trong bản báo cáo về nhiệm vụ nghiên cứu các liên hợp Nhật Bản như sau: “Mục đích của việc giải thể các nhóm zaibatsu… là nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về mặt tâm lý lẫn thể “. Các ngành công nghiệp Nhật Bản trước đây đã nằm “dưới quyền kiểm soát của một vài công ty lớn và đã được chính phủ Nhật ưu đãi”.

Vả lại, tập trung công nghiệp vào một số zaibatsu gây ra quan hệ nửa phong kiến giữa chủ và thợ, kìm hãm tiền lương, gây khó dễ cho quan hệ giữa chủ và thợ, cản trở sự phát triển của công đoàn… gây trở ngại cho việc thành lập và phát triển của các hãng kinh doanh độc lập. Và, song song với điều đó là việc gây trở ngại cho lớn mạnh của giai cấp trung lưu ở Nhật Bản. “Tiền lương thấp và các lợi nhuận tập trung… Do cơ cấu nói trên đẻ ra không còn phù hợp với sự phát triển của thị trường trong nước … do đó giới kinh doanh


Edward: Trưởng ban công tác về zaibatsu đến Nhật Bản tháng 1 - 1946


Nhật Bản thấy cần phải mở rộng xuất khẩu. Chính lòng ham muốn xuất khẩu là động lực đặc biệt thúc đẩy Nhật Bản vào con đường đế quốc chủ nghĩa và xâm lược”.[41, tr. 97]

Việc giải thể zaibatsu được coi là đúng đắn và công bằng. Trên cơ sở đó, vào tháng 7 năm 1947 ban hành lệnh giải tán hai công ty thương mại lớn Mitsui và Mitsubishi.

Trong các công ty cổ phần khổng lồ sau chiến tranh, 6 công ty cổ phần lớn nhất nắm trong tay mọi quyền lực là Mitsubishi; Mitsui; Sumitomo; Fuji; Daichi; Sanma trong đó có 3 công ty đầu đàn là: Mitsubishi; Mitsui; Sumitomo trực tiếp nắm giữ 206 công ty lớn, thu hút 1/3 tổng số công nhân, chiếm 40% số vốn toàn Nhật Bản. Ngoài ra, còn có những zaibatsu địa phương nhỏ cũng bị đề nghị giải thể.

Ủy ban giải quyết vấn đề công ty cổ phần đã ra lệnh 83 công ty cổ phần và 57 gia đình zaibatsu phải giao nộp tài sản, tổng cộng tới 233 triệu cổ phần; và bán số cổ phần này cho các hiệp hội, các tổ chức độc lập và nhiều cá nhân. Nhờ giải tán các zaibatsu, nhiều công ty chịu sự kiểm soát của chúng đã được độc lập.

Những thành viên lãnh đạo zaibatsu đều bị buộc phải về hưu và bị cấm hoạt động tài chính trong 10 năm, những kẻ có quan hệ mật thiết với giới quân phiệt và gây ra nhiều tội ác trong chiến tranh đều bị bắt hoặc phải đền tội. Đồng thời, Nhật Bản dưới sự chỉ đạo của Lực lượng chiếm đóng còn tiến hành ba đạo luật cải cách tổ chức sản xuất công nghiệp quan trọng khác. Một là “Luật chống độc quyền” đưa ra từ tháng 4 năm 1947.


Đây là một đạo luật nhằm ngăn chặn bọn tài phiệt phục hồi và cũng là một đạo luật thể hiện nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh là tiến đến tái lập sự phát triển bình thường của nền kinh tế thị trường. Hai là “Luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” thông qua tháng 12/1947. Theo luật này, ủy ban giải quyết vấn đề công ty cổ phần dự kiến đến tháng 2/1948 sẽ giải tán 325 công ty nắm quá nhiều sức mạnh kinh tế. Nhưng do yêu cầu phục hồi nền kinh tế trở nên quá bức bách, do sự phản đối đối với luật này quá mạnh mẽ ở cả trong lẫn ngoài Nhật Bản, và do sự tiến triển của cuộc chiến tranh lạnh, nên việc thực hiện luật này được nới lỏng. Chỉ có 18 công ty đã thực sự bị phân chia thành các tổ chức nhỏ hơn. Và ba là, Vụ các xí nghiệp nhỏ đã được thành lập vào tháng 3/1948 nhằm khuyến khích phát triển những công ty nhỏ độc lập, có hiệu quả.

Nhiều người cầm đầu zaibatsu đã bị thanh trừng và bị phong tỏa các tài khoản. Những cá nhân hay tập đoàn kinh tế tư nhân có sở hữu tài sản lớn bị SCAP đánh thuế lũy tiến. Tùy theo từng loại tài sản khác nhau mà thuế lũy tiến khác nhau. Những tài sản cỡ 100.000 yên bị đánh thuế từ 25% và 90% đối với tài sản trị giá trên 15 triệu yên. Do bị đánh thuế lũy tiến đánh vào thu nhập và lợi tức cũng được ấn định khiến nên việc tích lũy tư bản trở nên hết sức khó khăn. Nhiều công ty phụ thuộc vào các zaibatsu lớn trước đây đã có được cơ hội phát triển độc lập do chúng đã bị giải thể. Do vậy, sau chiến tranh uy lực tài chính của các tập đoàn tư bản hàng đầu đã suy giảm đáng kể. [20, tr. 530 – 531]. Chúng ta hãy xem bảng 2.2 sau đây để so sánh tỷ lệ cho vay của 4 ngân hàng

Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ số tiền cho vay của 4 ngân hàng vào năm 1944

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022