và 1958. (% so với số tiền cho vay của tất cả các ngân hàng Nhật Bản)
Mitsui | Mitsubishi | Sumitomo | Yasuda-Fuji | |
1944 | 29,1 | 19,5 | 14,1 | 11,9 |
1958 | 4,7 | 7,2 | 6,8 | 7,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiều Cao Và Cân Nặng Của Trẻ Em Nhật Bản Trước Và Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
- Thủ Tiêu Tình Trạng Tập Trung Quá Mức Về Kinh Tế
- Số Tiền Cho Vay Của 4 Zaibatsu Lớn Nhất Vào Năm 1944
- Những Thay Đổi Trong Phân Phối Diện Tích Đất Canh Tác Và Số Nông Trại Trong Tình Trạng Sử Dụng Đất 1941-1945
- Sự Phát Triển Của Liên Đoàn Lao Động 1945 – 1949
- Về Vai Trò Của Mỹ Trong Quá Trình Cải Cách Kinh Tế - Xã Hội Nhật Bản Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Kozo Yamamura, Zaibatsu Prewar and Zaibatsu Postwar, The Journal of Asian Studies, Vol. XXIII, No.4, 1964, pg. 544.[20, tr. 531]
Dựa vào “luật chống độc quyền” và luật “thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế”, tất cả các công ty bị coi là độc quyền đều bị chia nhỏ hoặc giải thể.
Việc giải tán các zaibatsu, loại bỏ sức mạnh độc quyền của chúng, phân tán quyền sở hữu tài sản rộng rãi hơn trong xã hội và loại bỏ được sự câu kết giữa độc quyền và nhà nước quân phiệt đã có tác dụng rất tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Vì chúng tạo điều kiện cho sự cạnh tranh mạnh mẽ theo hướng công khai và minh bạch hơn trong tất cả các ngành công nghiệp, hình thành được cơ chế thị trường thuận lợi - một nhân tố quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế lành mạnh và lâu dài. Để loại trừ thế lực của những gia đình zaibatsu, 2000 người có liên hệ gia tộc bị buộc rời khỏi chức vụ. Đội ngũ điều hành mới được bổ nhiệm và việc thay đổi cơ cấu nhân sự đã tạo điều kiện cho những người tài giỏi có cơ hội để trở thành nhà quản lý mà không cần đến nguồn gốc xuất thân. Chính vì thế, những tập đoàn xí nghiệp xuất hiện đầu năm 1950 có cơ cấu khác với zaibatsu mặc dù vẫn giữ tên như cũ.
Các tổ chức buôn bán kinh doanh được thành lập, số thành viên ngày càng đông và dần dần có ảnh hưởng cũng như quyền lực đối với nền kinh tế
Nhật Bản, trong đó phải kể đến tổ chức mạnh nhất là Keidanren – Liên đoàn các tổ chức kinh tế bao trùm, được thành lập vào tháng 8/1946 sau khi đã hợp nhất 5 tổ chức kinh tế lớn trong thời kỳ chiến tranh. Cơ cấu của Keidanren gồm 31 ban thường trực, qua đó, tổ chức này thường có các kiến nghị về chính sách gửi lên chính phủ Nhật Bản. Quyền lãnh đạo của Keidanren chỉ thuộc về một vài người có uy tín và quyền lực nhất trong số các lãnh đạo kinh doanh lớn.
2.2. Cải cách ruộng đất ở Nhật Bản
Ngoài việc thủ tiêu tình trạng tập trung sức mạnh quá mức vào tay các tập đoàn tài phiệt gia đình trị zaibatsu, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản, dưới sự chỉ đạo của quân đồng minh, còn tiến hành cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
Thực chất của cuộc cải cách ruộng đất này ở Nhật Bản là sự phân chia lại quyền sở hữu ruộng đất từ địa chủ sang dân cày, xây dựng nên hệ thống nông dân độc lập. Cuộc cải cách này góp phần to lớn cho dân chủ hóa, ổn định chính trị, xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản, nhất là kinh tế nông nghiệp và nông thôn sau chiến tranh.
Mặc dù thời Minh Trị, Nhật Bản cũng đã tiến hành cải cách ruộng đất, song tính không triệt để của lần cải cách đó đã để lại nhiều tàn dư phong kiến, làm hạn chế sự phát triển của kinh tế ở nông thôn Nhật Bản. Thị trường ở nông thôn không phát triển đầy đủ do địa chủ vẫn chiếm hữu phần lớn ruộng đất. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nông nghiệp chiếm ưu thế trong nền kinh tế của Nhật Bản. Vì ruộng đất là nguồn lực kinh tế vô cùng quan trọng nên những người kiểm soát được ruộng đất sẽ có khả năng chi phối được xã hội. Được quyền sở hữu tới gần 50% số lượng đất nên tầng lớp địa chủ Nhật Bản lúc đó có sức mạnh áp đảo trong các cộng đồng nông thôn. Nhiều địa chủ
cũng có tên trong Thượng viện. Những địa chủ này cũng tìm mọi cách kiếm lợi từ việc bóc lột nông dân. Ruộng đất do 5,5 triệu hộ canh tác, một phần ba trong số đó là tá điền (Kasaku). Những người dân cày không có ruộng phải thuê ruộng đất của địa chủ và phải trả gần nửa sản phẩm thu hoạch cho chúng. Sự nghèo đói luôn lơ lửng trong cuộc sống của người dân. Chính vì lẽ đó, việc cấp thiết nhất sau chiến tranh là làm thế nào để có đủ lương thực từ nền nông nghiệp trong nước?
2.2.1. Đạo luật về cải cách ruộng đất
Cuộc cải cách ruộng đất được triển khai vào giai đoạn 1945 – 1950 Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP) nhằm giải phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tăng năng suất và tăng năng suất bằng cách thâm canh tạo ra động lực khuyến khích nông dân sản xuất. Cuộc cải cách này đã bị chống đối mạnh mẽ của tâng lớp địa chủ hòng duy trì quyền sở hữu và cho thuê mướn ruộng đất của chúng nhưng cuối cùng đã thu được thắng lợi tốt đẹp. Cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra như sau:
Ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, đáp lại chính sách của lực lượng chiếm đóng và phần nào vì mục đích cứu vãn cuộc khủng hoảng lương thực, Bộ nông nghiệp Nhật Bản đã độc lập phác thảo ra một đề cương về cải cách . Sau khi được Nội các thông qua vào ngày 22/11/1945, Dự luật cải cách ruộng đất đầu tiên đã được ra đời trên cơ sở sửa đổi lại Luật điều chỉnh ruộng đất nông nghiệp năm 1938. Dự luật này gồm ba điểm chính: hạn chế diện tích đất có thể bị chiếm hữu ở mức 5 héc ta, khuyến khích những người nộp thuế bằng tiền mặt thay vì hiện vật và tổ chức lại các ủy ban ruộng đất. Tuy nhiên, chính quyền chiếm đóng đã không thỏa mãn với chương trình
cải cách này và đã ban hành một bản “ghi nhớ” đòi phải có một sự cấp tiến hơn.
Ngày 9/12/1945 SCAP đã đưa ra một Bị vong lục ra lệnh cho chính phủ Nhật Bản phải tìm cách thông qua được kế hoạch cải cách ruộng đất với mục tiêu: “… Xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm phục hồi và củng cố các xu hướng dân chủ, tạo ra sự tôn trọng đối với các giá trị đích thực của con người, để phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đày người nông dân Nhật Bản trong nhiều thế kỷ áp bức phong kiến”.[19, tr. 320]
Thêm vào đó, Bị vong lục đã chỉ ra một số điểm căn bản đang phá hoại cấu trúc ruộng đất. Ví dụ: Mật độ nông dân quá cao trên một đơn vị ruộng đất và tình trạng thuê mướn của tá điền đang ở trong tình trạng ngày càng bất lợi và khốn khó. Chính phủ Nhật Bản phải đệ trình một kế hoạch cải cách ruộng đất nông thôn, gồm nhiều biện pháp bảo đảm cho sự chuyển đổi ruộng đất một cách công bằng hơn từ người không sử dụng sang những người canh tác, và để bảo vệ cho những chủ đất mới chống lại sự phục hồi chế độ thuê mướn. Trước sức ép đó, quốc hội đã phải thông qua đạo luật này.
Tuy nhiên, SCAP vẫn cho rằng chương trình cải cách ruộng đất của chính phủ Nhật Bản vẫn còn nhiều khiếm khuyết, và không chấp nhận kế hoạch của chính phủ. Lý do thứ nhất là mới chỉ có 100.000 ngàn địa chủ và
900.000 hecta ruộng đất cho thuê bị xem là đối tượng chuyển nhượng bắt buộc, vì không có nhiều địa chủ làng xã có hơn 5 hecta đất. Hai là, khái niệm về địa chủ vắng mặt được đưa ra trong kế hoạch này cũng không rò ràng, vì vậy nhiều địa chủ lợi dụng điểm này để tránh được việc chuyển đổi bắt buộc. Năm 1946, Chính phủ đã dự thảo một chương trình cải cách ruộng đất theo sự hướng dẫn của Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng Đồng minh. Chương trình cải cách này được soạn thảo dựa theo “Luật sự sửa đổi của luật điều chỉnh đất
đai trang trại “ và “Luật về các biện pháp đặc biệt đối với quyền sở hữu trang trại”. Tháng 10 năm 1946, Nghị viện đã thông qua chương trình cải cách ruộng đất và ủy quyền cho chính phủ thực thi.
Các biện pháp cải cách ruộng đất của đạo luật này hết sức kiên quyết và nó cũng khác nhiều so với dự luật cải cách do Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản thảo ra. Các biện pháp cải cách ruộng đất mạnh mẽ được thể hiện thông qua các quy định của đạo luật như sau:
1. Tất cả ruộng đất thuộc sở hữu của các địa chủ vắng mặt đều là đối tượng của việc thu mua cưỡng bức. Trong đó, thuật ngữ “địa chủ vắng mặt” được định nghĩa một cách cụ thể và chính xác là “bất cứ chủ sở hữu ruộng đất cho thuê nào”. Do vậy, đất cho thuê của các địa chủ sống ở làng lân cận, cũng được xem là ruộng đất sở hữu “vắng mặt”. Tất cả ruộng đất cho thuê mướn của các địa chủ làng xã vượt quá một ha (ở Hokkaido là 4 ha) cũng bị thu mua cưỡng bức. Đất do chính người sở hữu canh tác vượt quá 3 ha (ở Hokkaido 12 ha) cũng bị thu mua, nếu việc canh tác của họ bị coi là không hiệu quả xét theo năng suất đất đai. Những hạn chế này được áp dụng cụ thể cho từng hộ một.
2. Các Ủy ban ruộng đất được thành lập ở ba cấp, làng xã (hoặc thị trấn), quận (tỉnh) và trung ương. Mười thành viên của ủy ban ruộng đất làng xã vạch ra kết hoạch thu mua ruộng đất cụ thể với sự chấp thuận của ủy ban ruộng đất quận và được chính phủ thu mua trực tiếp. Thực trạng ruộng đất được lấy làm cơ sở cho kế hoạch mua lại là ngày 23/11/1945, ngày công bố kế hoạch cải cách ruộng đất lần thứ nhất trên báo chí. Tất cả những thay đổi về quyền canh tác và sở hữu ruộng đất phát sinh sau hôm đó đều không được công nhận.
3. Giá mua lại cũng giống như trong Luật cải cách ruộng đất lần thứ nhất (Nochi-Kaikaku-Ho) và được tính bằng cách nhân giá trị cho thuê với một thừa số cố định.
4. Tiền bán (hay trưng mua) ruộng đất được thanh toán cho địa chủ bằng công trái có lãi suất 3,6% và có thể được trả trong vòng 30 năm. Giá thu mua đối với tá điền cũng giống như giá bán của địa chủ có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng tiền trả góp hằng năm và cũng kéo dài 30 năm, nhưng với lãi suất 3,2%.
5. Ngoài những quy định trên, nhiều quy định khác cũng đã được đề ra để kiểm soát quan hệ thuê mướn. Toàn bộ tiền thuê đất được trả bằng tiền mặt theo giá cố định. Không cho phép chấm dứt các hợp đồng và cũng không được phép từ chối các đề nghị hợp đồng mới, nếu Ủy ban cải cách ruộng đất chưa cho phép. Do vậy quyền lợi của người nông dân được nâng lên rất nhiều.[16, tr. 142-144]
2.2.2. Việc thực hiện và kết quả
Sau chiến tranh, việc thi hành Luật cải cách ruộng đất gặp rất nhiều khó khăn vì liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của khoảng 6 triệu gia đình, trong đó có 2 triệu có đủ các lý do để gây cản trở việc thi hành luật.
Việc bầu ra các thành viên Ủy ban ruộng đất làng xã vào tháng 12/1946 và của cấp tỉnh vào tháng 2/1947 là bước đầu tiên của quá trình triển khai chương trình này. Số lượng người đã tham gia vào việc tiến hành chương trình này lên tới 400.000. Thật thuận lợi là Luật hòa giải đất đai đã có từ năm 1924 nên đa số các cán bộ thuộc Bộ nông nghiệp và các cấp tỉnh phụ trách lĩnh vực này đều đã có kinh nghiệm và được đào tạo khá tốt. Vào đầu năm 1947, 41.500 người được huy động, kể cả 32.000 thư ký ủy ban, và 116.000
thành viên Ủy ban cải cách ruộng đất. Con số này gồm cả 260.000 trợ lý của Ủy ban tình nguyện làm việc cho chương trình này mà không hưởng lương.
Một mặt, chính phủ đã xúc tiến việc mua lại tất cả các đất trang trại mà chủ sở hữu vắng mặt. Tiền bán đất được thanh toán bằng công trái, giá đất không những rất thấp mà lạm phát xảy ra ngay sau đó làm cho giá trị đất bán được càng thấp, nên thực chất gần như là tịch thu. Việc trưng mua ruộng đất được tiến hành liên tiếp hơn 10 lần, kể từ thời gian trưng mua đợt một được tiến hành vào tháng 3/1947 và tính đến cuối năm 1948, số lượng ruộng đất mà chính phủ đã mua được lên đến 1.630.000 ha . Sau đó, chính phủ bán lại cho các tá điền. Do lạm phát nhanh chóng, trên thực tế, giá hàng tiêu dùng trên thị trường đen ở Tokyo đã tăng 8 lần, từ tháng 10/1945 đến giữa năm 1949. Năm 1939 giá 1 tan (= 0,099 ha) ruộng trồng lúa tốt tương đương với trên 3000 bao thuốc lá, hay 31 tấn than. Tuy nhiên, đến năm 1948, nó chỉ còn tương đương với 13 bao thuốc lá và 0,24 tấn than. Chính do lạm phát, tá điền đã có thể trả được số tiền còn nơ đọng chỉ trong vòng một hoặc hai năm sau khi mua.[19, tr. 324]
Mặt khác, chính phủ yêu cầu các chủ đất phải bán lại phần đất vượt mức quy định trong phạm vi hai năm kẻ từ khi bộ luật có hiệu lực. Để thực hiện việc chuyển giao đất đai, “Ủy ban đất nông nghiệp” đã được thi thành lập ở mỗi làng bao gồm ba đại biểu của các chúa đất, hai đại biểu của các chủ trại và năm đại biểu của các tá điền.
Giá cả đất đai trả cho các chúa đất được xác định bằng 40 lần địa tô hàng năm đối với các cánh đồng trồng lúa nước và 48 lần đối với các vùng đất cao. Theo công thức tính này các loại địa tô theo hiện vật thuộc loại nông phẩm nào được tính giá theo giá của các nông phẩm ấy tại thời điểm tháng 10 năm 1945. Tuy nhiên, việc mua bán đất đai này đã đưa đến một hậu quả là
lạm phát tăng nhanh từ năm 1945 đến năm 1949. Trong thời gian 4 năm, kể từ năm 1947 đến năm 1950, chính phủ đã chuyển 1.9 triệu ha đất (trong đó 1,7 triệu ha mua từ chủ đất và 0,2 triệu ha đất của chính phủ) cho các tá điền. Số đất này bằng 80% diện tích đất tá điền phải thuê mướn trước đây. Diện tích do tá điền lĩnh canh nộp tô trong toàn quốc đã giảm từ 45,9% tháng 11/1946 xuống 10% vào tháng 8/1950. Số lượng người canh tác có ruộng riêng đã tăng từ 31% số hộ nông nghiệp năm 1941 lên 70% năm 1955. Tỷ lệ phần trăm nông dân không có ruộng riêng đã giảm xuống rất nhiều trong thời kỳ này, từ 28% xuống còn 4%. Địa chủ vắng mặt đã bị xóa bỏ do 80-90% đất của họ đã bị chuyển nhượng cho tá điền. Khoảng 70-80% số ruộng đất cho thuê hoặc tự canh tác của địa chủ làng xã cũng bị thu mua và chuyển nhượng cho nông dân. Các chứng minh trên đã hiển thị rò sự suy tàn của chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ trong nông nghiệp Nhật Bản. Tàn dư phong kiến của nền nông nghiệp Nhật Bản đã bị phá bỏ kéo theo đó là sự tan rã của chế độ đẳng cấp ở nông thôn. Bảng 2.3 sẽ cho chúng ta thấy những thay đổi trong phân phối diện tích đất canh tác và số nông trại trong tình trạng sử dụng đất từ năm 1941 đến năm 1945.
Ngày 21/10/1949, trước những thành công thực tế của cuộc cải cách ruộng đất, tướng MacArthur đã gửi thư cho thủ tướng Nhật Bản và khẳng định đây là “chương trình thành công nhất trong lịch sử”… Đồng thời, chỉ rò cần ngăn chặn bất cứ hành động nào có ý phá hoại thành tựu của cải cách ruộng đất.
Để giữ vững thành quả của cải cách ruộng đất, Chính phủ Nhật Bản cũng đã đề nghị sửa đổi một loạt luật về ruộng đất và ban hành Luật kiểm soát chặt chẽ thị trường ruộng đất. Ví dụ đề nghị sửa đổi luật về giải pháp đặc biệt hình thành nông dân có luật riêng vào năm 1946. Ban hành lệnh số 307 (sắc