than của Nhật gần như bị tê liệt. Hậu quả kéo theo là ngành vận tải đường thuỷ và đường sắt bị khủng hoảng nghiêm trọng do thiếu than đá. Thêm vào đó, vụ lúa năm 1944 và 1945 bị mất mùa nặng nề nhất kể từ 40 năm. Những nhân tố đó làm cuộc sống người dân trở nên vô cùng khốn đốn. Người ta ước tính rằng khẩu phần ăn một ngày của mỗi người dân Nhật Bản chỉ đạt khoảng
1.000 calori, tức quá thấp, chỉ đủ để tồn tại.[33, tr.44] Tình trạng thiếu dinh dưỡng biểu hiện rò rệt trên từng khuôn mặt của người dân trên đường phố. Nguy cơ nạn đói có thể xảy ra ở nhiều nơi. Thể lực của người dân Nhật Bản giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó, việc thiếu lương thực trầm trọng còn kéo dài tới năm 1947 và ảnh hưởng của chúng có thể thấy được qua thể lực yếu kém của trẻ em Nhật Bản thời kỳ này so với thời kỳ trước và sau đó. Bảng 1.4 cho chúng ta thấy kết quả điều tra về chiều cao và cân nặng của trẻ em Nhật Bản trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bảng 1.4: Chiều cao và cân nặng của trẻ em Nhật Bản trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | |||
Độ tuổi 6 | Độ tuổi 12 | Độ tuổi 6 | Độ tuổi 12 | |
1930 | 108,1 | 137,1 | 17,9 | 38,1 |
1940 | 109,7 | 142,0 | 18,47 | 35,3 |
1946 | 107,4 | 37,5 | 17,8 | 31,5 |
1950 | 108,6 | 136,0 | 18,5 | 31,5 |
1960 | 117,7 | 141,9 | 19,1 | 34,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 1
- Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 2
- Tình Hình Cung Cấp Các Hàng Tiêu Dùng Trong Chiến Tranh
- Thủ Tiêu Tình Trạng Tập Trung Quá Mức Về Kinh Tế
- Số Tiền Cho Vay Của 4 Zaibatsu Lớn Nhất Vào Năm 1944
- Đạo Luật Về Cải Cách Ruộng Đất
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Theo cuộc điều tra do Bộ Giáo dục Nhật Bản tiến hành. Bảng này dẫn từ Takafusa Nakamura (chủ biên), Nihon Kiazai - shi, tập 7 (Tokyo: Iwanami shoten, 1989). [ 19, tr. 182]
Cùng với nạn thất nghiệp lan tràn, tình trạng thiếu năng lượng và lương thực trầm trọng, lạm phát là một vấn đề lớn tiếp theo nổi cộm trong thời điểm này. Trong thời gian chiến tranh, thâm hụt ngân sách chồng chất do tiền mặt, trái phiếu của chính phủ và các món nợ của chính phủ trung ương đã lên tới hơn 200%. Có thể nói nguyên nhân dẫn đến lạm phát, thứ nhất, là do sự mất cân đối giữa cung và cầu. Việc cung cấp hàng hóa bị cắt giảm nghiêm trọng sau chiến tranh, nhưng ngược lại, nhu cầu về tiêu dùng ngày càng tăng mạnh do dân số trong nước gia tăng. Chính phủ và Ngân hàng Nhật đã phải tung công trái ra thị trường nhằm làm dịu sự hoang mang của dân chúng trước tình hình quân Đồng minh tăng cường oanh tạc vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. Khi chiến tranh kết thúc, mặc dù bị thiếu thốn đủ bề, song Chính phủ vẫn phải tăng cường các khoản chi phí quân sự như trợ cấp giải ngũ cho các cựu quân nhân và phải đền bù bằng tiền mặt cho các ngành quân khí vì các hợp đồng bị hủy bỏ. Do các khoản chi phí này, nên số dư giấy bạc của Ngân hàng Nhật Bản đã tăng 5% chỉ trong tháng 8 năm 1945. Do đó, lạm phát đã bùng lên ngay lập tức. Thêm vào đó, những lời đồn đại về đổi tiền, đánh thuế tài sản,… càng làm cho dân chúng hoang mang, đổ xô đi mua vét hàng hóa. Mọi biện pháp khẩn cấp chống lạm phát của chính phủ: Kêu gọi dân chúng gửi tiền tiết kiệm, ra lệnh phát hành tiền mới, thực hiện chuyển đổi đồng Yên mới và cho phép mỗi gia đình được quyền rút 500 yên hàng tháng để sinh sống, thu thuế tài sản,… đều không ngăn chặn nổi lạm phát. Tình hình trên đã gây mất lòng tin vào chính phủ, đã dẫn đến tình trạng gần như vô chính phủ. Năm 1946, chỉ số giá bán buôn tăng gần 300% và tiếp tục tăng hơn 100% trong mấy năm tiếp theo. Từ năm 1945 – 1950, chỉ số giá bán buôn tăng 7000% (70 lần), làm
khoảng cách giữa giá chính thức và giá thị trường chợ đen hầu như bị xóa mờ. Tình trạng đó có thể thấy qua các số liệu ở Bảng 1.5 dưới đây:
Bảng 1.5: Lạm phát sau chiến tranh dẫn đến chỉ số giá bán buôn tăng
Chỉ số giá bán buôn (%) | Chênh lệch giữa giá thị trường chợ đen và giá chính thức (lần) | |
1945 | 100 | |
1946 | 464 | 7,2 |
1947 | 1.375 | 5,3 |
1948 | 1.651 | 2,9 |
1949 | 5.961 | 1,7 |
1950 | 7.045 | 1,2 |
Nguồn: Bộ Tài chính năm 1978.[19, tr. 149]
Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá và gây mất ổn định nền kinh tế, xã hội. Song song với lạm phát, các tệ nạn xã hội kéo theo đó cũng vì thế mà gia tăng. Để đối phó với tình hình trên, vào tháng 2 năm 1946, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp tài chính khẩn cấp để ngăn chặn lạm phát. Ban ổn định kinh tế được thành lập vào tháng 8 năm 1946, trước hết nhằm giải quyết vấn đề lạm phát bằng kiểm soát giá cả và cung cấp hàng hóa theo định lượng. Tuy nhiên, chẳng bao lâu Ban ổn định kinh tế bắt đầu thực hiện Hệ thống sản xuất ưu tiên, hướng các nguồn tài nguyên hạn chế vào những nghành công nghiệp cơ bản cụ thể như khai thác than và công nghiệp sắt thép. Đặc biệt, Ban ổn định kinh tế trước hết phân bổ các nguồn tài nguyên cho ngành công nghiệp
than, khi sản lượng than tăng lên thì lại được đem phân bổ cho ngành công nghiệp sắt thép. Cuối cùng, sản lượng thép tăng lên được phân bổ trở lại cho khai thác than để tăng hơn nữa sản lượng của ngành đó. Bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế của Nhật Bản để tạo ra vòng sản xuất nhịp nhàng này, Ban ổn định kinh tế hy vọng giảm được lạm phát cũng như tăng cường được sự độc lập kinh tế của Nhật Bản.
Ngoài những thiệt hại nặng nề về kinh tế, Nhật Bản còn bị quân Đồng minh đòi bồi thường chiến tranh. Bảng 1.6 cho chúng ta thấy các khoản tiền mà quân Đồng minh đòi Nhật Bản phải bồi thường.
Bảng 1.6: Các khoản mà Nhật Bản phải bồi thường theo yêu cầu của quân Đồng Minh (Đơn vị tính: triệu yên, giá năm 1939)
Các phương tiện công nghiệp | Các phương tiện quân sự | Tổng số | |
Pauley | 990 | 1.476 | 2.466 |
Strike | 172 | 1.476 | 1.618 |
Johnstone (Draper) | 102 | 560 | 662 |
Báo cáo Pauley là bản cuối cùng vào tháng 1/1946, Báo cáo Strike được trình bày vào tháng 3/1948,
Báo cáo Johnstone (hay Drapper) vào tháng 4/1948. [44, tr.62]
Mặc dù sau này, mức độ bồi thường có giảm đi do vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản trong vị trí chiến lược toàn cầu của Mỹ trong bối cảnh tình
hình quốc tế và khu vực thay đổi. Tuy vậy, các khoản bồi thường này cũng gây thêm không ít khó khăn cho Nhật Bản (vốn đang trong tình trạng cực kỳ túng quẫn) trong công cuộc phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
Trên thực tế như vậy, nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước am hiểu tình hình Nhật Bản hết sức bi quan về công cuộc phục hồi kinh tế ở Nhật Bản. Họ cho rằng công cuộc phục hồi kinh tế ở Nhật Bản sẽ phải tiến hành trong một thời gian rất dài.
1.3. Nhu cầu tái lập lại trạng thái bình thường của xã hội và nền kinh tế
Như chúng ta đã thấy, Nhật Bản đã chuẩn bị tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bằng một nền kinh tế bị quân sự hoá cao độ (chứ không phải kinh tế thị trường cạnh tranh tự do), lấy chiến tranh (chứ không phải thị trường và người tiêu dùng dân sự) làm đối tượng phục vụ và vận hành theo quy luật chiến tranh, theo mục đích xâm lược của giới quân phiệt Nhật Bản, chứ không phải theo quy luật của thị trường, quy luật của cạnh tranh tự do. Còn xã hội Nhật Bản lúc đó là một xã hội thời chiến, mọi nhu cầu (cả vật chất lẫn tinh thần) của người dân đều không được chăm lo, mà còn bị hy sinh và kiểm soát hoặc đàn áp gắt gao. Hay nói cách khác, đó là một nền kinh tế và một xã hội không bình thường, hoàn toàn không còn phù hợp với bối cảnh hoà bình sau chiến tranh. Đồng thời, như trên đã trình bày và phân tích, nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh còn là một nền kinh tế bị tàn phá đến kiệt quệ, bị đẩy lùi lại nhiều năm trở về trước, trong khi vẫn bị bao vây và thiếu thốn đủ bề. Tức về hoàn cảnh và điều kiện, đây cũng là một nền kinh tế không bình thường, hoạt động trong một điều kiện rất không bình thường. Trong khi đó, thì hầu như mọi người dân Nhật đều thiếu đói và hết sức bi quan về tương lai của đất nước và bản thân họ. Nước Nhật không thể phát triển được với một
xã hội, một nền kinh tế, trong một điều kiện và một tâm thế rất không bình thường như vậy. Hơn ai hết, người Nhật lúc đó đã hiểu rất rò rằng, không thể có cách nào khác để có thể phục hồi và phát triển được nền kinh tế và đất nước của mình ngoài việc tái lập trở lại tình trạng bình thường của xã hội và nền kinh tế. Hơn nữa, với một nền kinh tế bất bình thường như vậy, hoặc nếu trở lại nền kinh tế bị quân sự hoá cao độ như trong thời chiến thì Nhật Bản sẽ không thể nào thu hút được sự nhất trí và ủng hộ của dân chúng và không thể huy động được mọi nguồn lực từ trong dân chúng vào khôi phục và phát triển kinh tế. Và cách duy nhất để có thể làm được điều đó là phải có những cải cách căn bản cả về kinh tế, xã hội và chính trị, trong đó cải cách kinh tế là một bộ phận quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định nhất, nhằm tái lập lại tình trạng bình thường của xã hội và kinh tế, trong đó quyền con người được tôn trọng, mọi lợi ích chính đáng của các cá nhân đều được tính đến, một xã hội hoà bình và dân chủ, một nền kinh tế thị trường dựa trên cạnh tranh bình đẳng và cùng có lợi.
1.4. Sự chiếm đóng và chỉ đạo của quân Đồng minh, trước hết là
Mỹ
Về vai trò của Mỹ trong tiến trình cải cách, phục hồi và phát triển kinh
tế Nhật Bản sau chiến tranh, cho đến nay, mặc dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau, song có một điểm thống nhất là rất quan trọng, và không thể thiếu. Việc trình bày những ý kiến đánh giá của học viên về vai trò này của Mỹ sẽ được đề cập ở đầu Chương 3, song ở đây chỉ xin nêu một nhận định là, việc chiếm đóng và các chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản trong giai đoạn sau chiến tranh cũng là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng gây sức ép, cổ vũ, thúc đẩy Nhật Bản cải cách và chi phối tiến trình cải cách của Nhật Bản. Không ít ý kiến cho rằng, không có Lực lượng đồng minh chiếm đóng, trong đó, chủ yếu là Mỹ, thì sẽ không có cải cách kinh tế-xã hội ở Nhật Bản
sau chiến tranh, hoặc những cải cách đó có thể khác đi, và như vậy, chưa biết tình hình và nước Nhật sau chiến tranh sẽ đi về đâu.
Như vậy, những điều kiện và bối cảnh trên ở Nhật Bản sau chiến tranh đã dẫn đến việc chính phủ Nhật Bản (hay chính phủ kép ở Nhật Bản) phải tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội và chính trị căn bản, nhất là cải cách kinh tế, nhằm biến xã hội và nền kinh tế bất bình thường của Nhật Bản trong và ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thành một xã hội và nền kinh tế bình thường. Đó sẽ là một xã hội hoà bình, dân chủ và quyền con người được tôn trọng, đó là một nền kinh tế thị trường, vận hành theo quy luật cạnh tranh tự do, lấy nhu cầu dân sự của người tiêu dùng làm đối tượng phục vụ.
Chương 2
MỘT SỐ CẢI CÁCH KINH TẾ –XÃ HỘI CĂN BẢN CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản bị thua trận, phải đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện và rơi vào thời kỳ rối ren nhất kể từ trước tới nay trong lịch sử Nhật Bản. Vào thời kỳ này người dân Nhật Bản phải chịu cảnh thiếu thốn lương thực và các nhu cầu phẩm hàng ngày cùng với cảnh nhà cửa chật hẹp, thiếu tiện nghi, bệnh tật, thiếu dinh dưỡng, tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát tăng vọt. Nền kinh tế Nhật Bản chẳng những kiệt quệ trong sự hoang tàn, đổ nát, sức lực của người dân bị hủy hoại mà tinh thần dân tộc cũng bị suy sụp trầm trọng. Đất nước lâm vào tình cảnh kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Đứng trước tình trạng đó, Bộ Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh, chủ yếu là các lực lượng quân sự Mỹ, đã chiếm đóng Nhật Bản và phác thảo ra các chính sách cơ bản ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển kinh tế của Nhật Bản. Trong thời gian này, thực tế đã hình thành loại chính quyền kép ở Nhật Bản*. Ngày 6/9/1945, Mỹ đã gửi cho tướng Douglas MacArthur, người giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (General
Headquater of the Supreme Commander for the Allied Powers, SCAP), một văn bản chính thức đầu tiên về các chính sách có liên quan đến việc cai trị nước Nhật. Ngày 10/9/1945, Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh đã chính thức công bố các chính sách này. Đây là chính sách thực hiện “phi quân
* Chính quyền của lực lượng chiếm đóng do tướng Douglas MacArthur giữ chức Tổng tư lệnh các lực lượng đồng minh đứng đầu và chính phủ lâm thời Nhật Bản được thành lập ngay sau ngày Nhật Bản đầu hàng, giữ vai trò là chính quyền thứ hai sau chính quyền của lực lượng chiếm đóng