2.1.1.4. Đa dạng sinh học
Các nét đặc trưng của giá trị đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc đó là:
Hệ sinh thái rạn san hô: Chủ yếu phân bố ở các hòn đảo phía nam Phú Quốc thuộc xã Hòn Thơm với 108 loài san hô thuộc cả 02 nhóm san hô cứng và san hô mềm, 135 loài cá rạn san hô, 03 loài cá di cư, 132 loài thân mềm, 09 loài giáp xác, 32 loài da gai. Rạn san hô đóng vai trò quan trọng đối với nhiều cộng đồng dân cư vùng ven biển trong việc bảo vệ đất đai và phục vụ cuộc sống con người; cung cấp nguồn lợi sinh vật biển, nguồn giống hải sản tự nhiên và dịch dụ du lịch sinh thái.
Hệ sinh thái thảm cỏ biển: Chủ yếu phân bố với diện tích lớn tập trung ở phía Đông và Đông Bắc đảo Phú Quốc thuộc 02 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm với diện tích trên 10.000 ha, lớn nhất cả nước. Thảm cỏ biển là nơi có lượng thức ăn lớn, đồng thời cũng là điều kiện ẩn náo, cư trú thuận lợi; là nơi tập trung nhiều loài cá biển ven bờ, trong đó có nhiều loài thủy sản có giá trị sinh học và giá trị kinh tế như: Dugong (bò biển), cá ngựa, ghẹ … Ngoài ra các thảm cỏ biển tại vùng biển Phú Quốc còn là nơi tập trung nguồn giống, là những bãi ươm nuôi của ấu trùng, con non của các loài hải sản.
Các loài động vật biển quý hiếm: một nét đặc trưng tạo nên tính đa dạng sinh học của vùng biển Phú Quốc đó là sự hiện diện của 03 loài động vật biển quý hiếm bao gồm: Dugong (bò biển), rùa biển, cá heo, đây là những loài đã được các tổ chức quốc tế và Chính phủ Việt Nam đưa vào sách đỏ và bảo vệ nghiêm ngặt. Trong những năm gần đây, tần suất xuất hiện của các loài này được ghi nhận có xu hướng tăng đã minh chứng cho chất lượng môi trường biển Phú Quốc còn rất tốt.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Khái quát chung
Về tín ngưỡng, cư dân biển đảo Phú Quốc hầu hết theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, trên các làng chài ven biển đảo việc thờ cúng các vị thần hữu
Có thể bạn quan tâm!
- Ác Điều Kiện Cơ Bản Để Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Một Số M H Nh Trong Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
- Báo Cáo Nguồn Vốn Ngân Sách Cấp Cho Hoạt Động Bảo Tồn Biển Giai Đoạn 2006 - 2010 (Đvt: Đồng)
- Báo Cáo Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Giai Đoạn 2006-2015
- Mối Đe Dọa Và Nguyên Nhân Gây Nên Mối Đe Dọa Đối Với Thảm Cỏ Biển
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
hình và vô hình của biển cả, nhất là việc thờ cúng cá voi (còn gọi là Ông Nam Hải) rất được coi trọng. Những lăng, đình thờ, những nghi lễ độc đáo như: lăng, đình thờ Ông Bà Nam Hải, lễ hội Cầu Ngư, …
Về kinh tế xã hội: Phần lớn dân cư sống bằng nghề khai thác thủy sản, dịch vụ và buôn bán nhỏ, một số ít sản xuất nông nghiệp.
Xã Hòn Thơm:
Hòn Thơm là đảo lớn nhất trong xã Hòn Thơm. Đảo này nằm ở khu vực phía Nam của Hòn Rỏi. Có hai ngọn núi ở phía bắc và phía nam của đảo, phía tây và phía đông của đảo nối liền với một quả đồi thấp bằng một con đường. Có 02 làng ở trên đảo, người dân trên đảo này thường chuyển nhà 2 lần trong một năm. Từ cuối tháng 3 đến tháng 9, họ sống ở phía Đông của đảo và chuyển sang phía Tây từ
tháng 9 đến tháng 2 năm sau để tránh gió. Dân số toàn xã (năm 2015) có gần 4.000 người trong đó nữ chiếm 49%, mật độ bình quân 336 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,5%/năm phân bố tập trung ở 3 ấp: Bãi Nam, Bãi Chướng và Hòn Rỏi. Khoảng 70% dân số ở độ tuổi lao động, chủ yếu là đàn ông. Lao động: chiếm gần 45% dân số của xã, trong đó lao động thủy sản chiếm 70% số lao động, lao động
công, thương nghiệp và dịch vụ chiếm 22%, nông nghiệp 3% còn lại 4% lao động chưa có việc làm ổn định, trình độ lao động còn ở mức thấp. Thu nhập bình quân trên đầu người là 8 triệu đồng/năm. Phương tiện khai thác thủy sản có 243 phương tiện chủ yếu là công suất nhỏ (dưới 20 CV) nên chỉ hoạt động khai thác thủy sản gần bờ, hiệu quả kinh tế thấp.
Hiện nay, tình trạng bùng phát dân số được xem là khó khăn lớn nhất đối với xã, dẫn tới tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc bùng nổ dân số dẫn đến các vấn đề về tệ nạn xã hội, xung đột giữa các nhóm người địa phương ...
Xã Hàm Ninh:
Tổng diện tích 6.305,22 ha, có 4 ấp. Dân số 6.851 người trong 1.550 hộ. Dân cư sống tập trung thành những làng chài dọc ven bờ biển.
Lao động có 2890 lao động chiếm 46% dân số của xã trong đó lao động thủy sản chiếm 71,5% nông nghiệp là 21%, thương mại dịch vụ 32% còn lại 4,3% chưa có việc làm ổn định. Trình độ lao động vẫn còn ở mức thấp. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 12 triệu đồng/ người/ năm.
Phương tiện khai thác thủy sản có 470 phương tiện chủ yếu là công suất nhỏ (dưới 20 CV) nên chỉ hoạt động khai thác gần bờ hiệu quả kinh tế không cao.
Cơ cấu kinh tế không có những thay đổi đáng kể bởi kinh tế xã chủ yếu dựa vào ngành truyền thống đánh bắt, khai thác hải sản và bán đồ lưu niệm. Đến nay, kinh tế xã đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần các ngành nuôi trồng thủy hải sản, du lịch và thương mại. Tuy nhiên, do các ngành dịch vụ, thương mại có điểm xuất phát thấp nên đến nay vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung.
Xã Hàm Ninh với làng chài truyền thống Hàm Ninh ngoài quang cảnh còn nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên cùng với cuộc sống mộc mạc với nhà tranh vách tre của những người dân nơi đây, làng chài Hàm Ninh còn được biết đến là nơi có nghề đánh bắt hải sản, ngọc trai được ngư dân gắn bó rất mật thiết, mang tính cha truyền con nối qua nhiều năm chẳng thay đổi, thế nên quanh năm Hàm Ninh được xem là một trong những nơi cung cấp nguồn hải sản Phú Quốc giá rẻ, nhất là ghẹ tươi ngon có thịt rất chắc ngọt, mà hầu như du khách nào cũng háo hức tìm tới để thưởng thức món ghẹ luộc thơm ngon nổi tiếng m i khi có dịp đến thăm đảo ngọc. Làng chài Hàm Ninh ngày nay còn lưu giữ truyền thuyết về ông Đạo Đụn thành tiên và còn được biết đến với cầu cảng Bãi Vòng.
Xã Bãi Thơm:
Tổng diện tích 9.412 ha, có 4 ấp. Dân số 4.789 người trong 1.419 hộ. Dân cư sống tập trung thành những làng chài dọc ven bờ biển.
Năm 2015, toàn xã có trên 276 phương tiện đánh bắt, sản lượng đánh bắt khoảng
2.500 tấn. Ngư trường của xã hạn hẹp do nằm trong vùng ranh giới với Campuchia, phương tiện đánh bắt nhỏ nên ảnh hưởng nhiều đến tình hình khai thác hải sản. Công tác bảo vệ ngư trường và nguồn lợi chưa tốt, việc ngăn chặn xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác hải sản chưa kịp thời, chưa có hiệu quả cao,
tình trạng khai thác bằng các loại nghề bị cấm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thống kê cho thấy có 6 hộ, có cả những hộ di cư ở Rạch Tràm và 3 hộ ở Đá Chồng khai thác trái phép. Ngoài nghề đánh bắt thì nuôi trồng thủy sản của xã đang tiếp tục phát triển. Hiện xã có 1 hộ nuôi cá mú và cá bốp, 1 hộ nuôi ốc nhảy và ghẹ. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra vẫn còn là một thách thức lớn.
2.1.2.2. Đặc điểm về hạ t ng và cơ sở vật ch t k thuật
Xã Hòn Thơm
Về giao thông: là 1 xã đảo nên đi lại với huyện chủ yếu bằng đường thủy trên địa bàn xã có 4,5 km đường giao thông trong đó trục chính nối liền giữa bãi Nam và Bãi Chướng. Các tuyến đường chủ yếu là đường đất, mùa mưa thường bị sạc lỡ, đi lại khó khăn.
Về điện: Hiện tại xã có 1 trạm phát điện với công suất 150 KW phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hơn 70% số hộ của xã. Số còn lại là các hộ dân thuộc ấp Hòn Rỏi do tách biệt với xã nên phải sử dụng nguồn điện phát của tư nhân với giá cao.
Về nguồn nước sinh hoạt: hiện nay, người dân trên đảo sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn giếng đào, giếng khoan và chưa có nhà máy cấp nước tập trung.
Về giáo dục: xã có 1 trường Phổ thông Cơ sở (cấp I và cấp II) với tổng số 10 phòng học với số lượng học sinh trên 400 em. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt trên 98%.
Về y tế: xã có 1 trạm y tế với 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 nữ hộ sinh. Mặc dù lĩnh vực y tế của xã còn nhiều khó khăn nhưng cơ bản thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Lĩnh vực văn hóa: xã đã có trạm tiếp sóng truyền hình, trạm truyền thanh của xã phục vụ nhu cầu nghe, nhìn của nhân dân.
Bưu chính viễn thông: hiện nay có bưu điện văn hóa xã, mạng điện thoại di động được phủ sóng một số khu vực, đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc.
Xã Hàm Ninh:
Về giao thông: toàn xã có 50,4 km đường bộ các loại. Trong đó, đường chính dài 12km nối liền trung tâm xã với huyện và đường từ tỉnh lộ 46 xuống cảng biển
Bãi Vòng dài 5 km đã trải nhựa. Ngoài ra, các tuyến đường liên ấp là đường đất đỏ nên trong mùa mưa đi lại ở một số khu vực còn nhiều khó khăn.
Về điện: hiện tại xã đã có điện lưới đến xã và một số khu vực, phục vụ cho khoảng 70% số hộ sử dụng, còn lại sử dụng điện tự phát.
Cung cấp nước: hiện nay nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là nguồn nước từ các giếng khoan và giếng đào.
Về giáo dục: hiện toàn xã có 2 trường Phổ thông Cơ sở, 9 điểm trường học gồm 22 phòng học hầu hết phòng học đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Hàng năm thu hút khoảng 1200 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đều đạt 98%.
Về y tế: xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 1 trạm y tế cơ sở với 1 bác sĩ, 2 y sĩ và 2 y tá; ở các ấp đều có tổ y tế. Vì vậy, nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân khá tốt.
Lĩnh vực văn hóa: trên địa bàn xã đã có trạm tiếp sóng phát thanh và truyền hình. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm phục vụ tốt nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Bưu chính viễn thông: xã có điểm bưu điện văn hóa, mạng điện thoại di động được phủ sóng hầu hết diện tích của xã tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc trong nhân dân.
Xã Bãi Thơm
Về giao thông: toàn xã có 37,9 km đường giao thông các loại trong đó đường chính nối liền trung tâm huyện với xã dài 27 km, tất cả các tuyến đều là đường đất đỏ, giao thông nối liền từ xã đến các ấp thuận tiện đi lại cho nhân dân.
Về điện: hiện tại xã chưa có hệ thống cấp điện, một số cụm dân cư sử dụng điện máy phát của tư nhân.
Nước sinh hoạt: nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu từ các giếng đào và các giếng khoan. Tuy nhiên, do địa hình khá cao nên việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm khó khăn.
Về giáo dục: xã có 1 trường Trung học Cơ sở với 6 điểm trường gồm 22 phòng học, các phòng học đều xây dựng kiên cố, bán kiên cố. Hàng năm có khoảng 800 – 900
học sinh theo học ở các điểm trường; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt trên 98%.
Về y tế: xã có 1 trạm y tế với 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 y tá và các tổ y tế ở các ấp. Mặc dù trang thiết bị còn thiếu thốn nhưng hàng năm các cơ sở y tế đã cố gắng thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh.
Lĩnh vực văn hóa: xã có trạm tiếp sóng truyền hình, đài truyền thanh. Vì vậy nhu cầu nghe nhìn và tiếp cận thông tin của nhân dân cơ bản đã được đáp ứng.
Bưu chính viễn thông: nhiều khu vực trên địa bàn đã được phủ sóng điện thoại di động, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thông tin liên lạc trong nhân dân.
Nhìn chung dân cư tại các xã KBTB Phú Quốc sống bằng nghề khai thác thủy sản ven bờ là chính, một số ít làm dịch vụ du lịch, buôn bán nhỏ và sản xuất nông nghiệp. Tình trạng tăng dân số, thiếu công ăn việc làm, dân trí thấp, khai thác thủy sản bằng các nghề truyền thống, lạc hậu, hoạt động ven bờ dẫn đến nguồn thủy sản bị cạn kiệt, hệ sinh thái thảm cỏ bị xáo động và gây ô nhiễm môi trường nước, tác động lớn đến nơi cư trú của các loài thủy sản, đặc biệt một số loài động vật quý hiếm như dugông, rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề đầu tư dịch vụ trên các đảo trong KBTB cũng phải hết sức thận trọng vì việc sử dụng tài nguyên này rất nhạy cảm với môi trường. Cần phải có chiến lược cụ thể cho người dân tham gia phát triển kinh tế bằng các hoạt động dịch vụ du lịch, đặc biệt là đối với ngư dân khai thác thủy sản bằng nghề truyền thống trong KBTB.
2.1.3. Khái quát về Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc
2.1.3.1. Nguồn nhân lực
Hiện nay đội ngũ làm công tác quản lý của KBTB Phú Quốc chỉ có 08 cán bộ, nhân viên trong đó lãnh đạo Ban quản lý gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Giám đốc Ban quản lý (BQL) KBTB Phú Quốc do Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm, Phó Giám đốc Ban quản lý KBTB
Phú Quốc do Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản bổ nhiệm. Sở NN&PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, gồm có 02 phòng: Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng nghiệp vụ.
Mạng lưới nhân sự làm công tác quản lý ở cấp cơ sở như xã, ấp chưa được hình thành do thiếu cơ chế về tổ chức mạng lưới. Mặt khác, phần lớn nhân sự của Ban quản lý KBTB Phú Quốc có trình độ chuyên môn từ các lĩnh vực khác như: thủy sản, kinh tế nên việc đào tạo, nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn biển là một yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.
Thành lập 03 tổ tình nguyện cộng đồng Bảo tồn biển ở 03 xã trong KBTB Phú Quốc, với tổng thành viên của 03 tổ gần 40 người và thành phần chủ yếu gồm Biên phòng, Công an xã, Xã đội, và ngư dân khai thác trong vùng.
2.1.3.2. ác yếu tố cơ sở vật ch t k thuật
Tiến trình xây dựng cơ bản, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trong KBTB Phú Quốc mặc dù đã được các bên liên quan, các Sở ban ngành cấp tỉnh quan tâm, ủng hộ nhưng đến nay các dự án/kế hoạch xây dựng cơ bản trong KBTB chưa được triển khai và đầu tư. Công tác quản lý bảo tồn biển gắn liền với các hoạt động tuần tra, kiểm soát, giám sát để nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi, tài nguyên biển nhưng đến nay KBTB Phú Quốc vẫn thiếu tàu tuần tra, kiểm soát; hệ thống phao phân vùng và phao neo tàu trong vùng lõi KBTB; trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động giám sát san hô, cỏ biển; trạm truyền thông ở Hòn Vông (xã Hòn Thơm) và ở Bãi Bổn (xã Hàm Ninh); trung tâm du khách ở An Thới.
Về hệ thống phao phân vùng: Theo báo cáo tổng kết của BQL KBTB năm 2014, BQL đã cử các cán bộ k thuật có chuyên môn về lặn biển triển khai dùng định vị tìm kiếm những neo phao cố định dưới đáy biển để lắp đặt, khôi phục lại hệ thống phao phân vùng bao gồm 25 phao phân vùng và 07 phao neo tàu thuyền nhằm đánh dấu khu rạn san hô nhạy cảm cũng như bố trí ch cho phương tiện là tàu cá và tàu du lịch neo đậu, tránh thả neo một cách bừa bải làm hư hại đến các rạn san hô. Hoạt động duy tu, bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống phao dấu và phao neo được thực hiện
định kỳ 3 tháng/lần, tuy nhiên phao thường bị mất, đứt trôi do nguyên nhân chính là sóng gió lớn và dòng chảy mạnh.
Ngoài các panô đặt tại các xã trong và xung quanh KBTB Phú Quốc, tại vùng lõi rạn san hô (Hòn Gầm Ghì) đã xây dựng 01 Biển báo nhằm cung cấp thông tin về Quy chế quản lý KBTB cho cộng đồng và du khách biết được các hoạt động nào được phép và không được phép hoạt động trong KBTB bằng 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và Tiếng Anh.
BQL khu bảo tồn biển chưa được trang bị tàu tuần tra và chưa có đội tuần tra nên việc tuần tra, kiểm soát không thường xuyên vì thế các tàu chở khách du lịch trốn tránh không mua vé cho du khách hoặc chỉ mua cho có lệ.
Về công tác giao nhận Ca nô vận chuyển rác của xã Hòn Thơm: ngày 28/4/2014, Ban quản lý KBTB Phú Quốc, đại diện BQL Công trình công cộng Phú Quốc, UBND xã Hòn Thơm đã tiến hành bàn giao ca nô về cho BQL Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Và năm 2015 đã sửa chữa xong và nghiệm thu xuồng rác (Composite và 30 CV), tiến hành đăng kiểm lại.
Nhìn chung, kết cấu hạ tầng phát triển du lịch chưa tương xứng yêu cầu phát triển, kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch hiện còn ở mức thấp.
2.1.3.3. Nguồn lực về tài chính
Hiện nay, tài chính và ngân sách dành cho hoạt động của Ban quản lý KBTB Phú Quốc còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động bảo tồn biển. Ngân sách tỉnh cấp hàng năm chỉ đủ chi cho các hoạt động văn phòng, kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý chủ yếu là do Hợp phần sinh kế bền vững (tổ chức DANIDA – Đan Mạch) bên trong và xung quanh Khu bảo tồn biển h trợ nguồn tài chính.
BQL khu bảo tồn biển Phú Quốc là đơn vị sự nghiệp vì vậy hoạt động quản lý của đơn vị dựa vào các nguồn kinh phí sau đây:
1.Ngân sách Nhà nước:
Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh cấp cho BQL hàng năm chi các khoản: