Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 18


KẾT LUẬN

Trong một thế giới hiện đại, khi mà xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật, thì mối quan hệ đan xen và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng trở nên chặt chẽ và có ý nghĩa [35]. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Điều đó làm tăng nhanh lực lượng sản xuất; tạo sự thay đổi sâu sắc của cơ cấu sản xuất, phân phối và tiêu dùng; thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, xã hội hóa nền kinh tế, cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Chính điều này đã tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Khi đó, việc đi tìm một mô hình kinh tế khép kín là một điều không thể thực hiện được. Nói cách khác, tất cả các quốc gia đều phải mở cửa, cho dù mức độ là khác nhau song không quốc gia nào có thể hoàn toàn tự túc tự cấp độc lập.

Ấn Độ đã mong muốn tự mình làm lấy tất cả, đã tưởng rằng mình có thể thực hiện một chính sách đóng cửa để xây dựng một nền kinh tế dân tộc độc lập. Song đến những năm 1980-1990 thì đã nhận ra rằng mong muốn ấy chỉ là ảo tưởng. Bởi trong một thế giới hiện đại, bối cảnh toàn cầu hóa đã tạo ra một xu hướng chung cho mỗi quốc gia là phải tự mình thích ứng bằng cải cách kinh tế theo cách riêng của mình để hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu. Một trong những thành tựu phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới kể từ những năm 1980 là sự chuyển đổi cơ cấu và cải cách kinh tế tầm vĩ mô được tiến hành ở một loạt các quốc gia đang phát triển, Ấn Độ cũng không thuộc ngoại lệ.

Xu hướng tự do hóa trong nền kinh tế Ấn Độ thực ra đã có từ thập niên 1980, nhưng chỉ đến giữa năm 1991, khi các điều kiện của nền kinh tế đã trở


nên khó kiểm soát, thì yêu cầu cải cách mới được khẳng định một cách chắc chắn thông qua những chính sách cụ thể. Chính phủ Ấn Độ lúc đó không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa toàn bộ nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo của nó. Công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế Ấn Độ bắt đầu vào giữa năm 1991; được tiến hành trên cơ sở cải cách triệt để các chính sách vĩ mô ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngoại thương, đầu tư nước ngoài…

Để có thể củng cố và phát triển kinh tế trong môi trường toàn cầu hóa và tiếp đến là tri thức hóa, các nước đang phát triển cần phải xây dựng cho mình một số ngành công nghiệp hiện đại có lợi thế cạnh tranh tương đối, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế thế giới. Theo nguyên tắc đó, Ấn Độ đã thành công trong việc phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm - một ngành công nghiệp đại diện cho xu hướng tri thức hóa; tiến tới hướng ngành công nghiệp này ra xuất khẩu, phát triển kinh tế đất nước.

Những thành tựu công nghệ thông tin mà quốc gia này đã đạt được thực sự rất có ý nghĩa; đó chính là kinh nghiệm để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể tham khảo trong việc ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho ngành công nghiệp mũi nhọn này, tiến tới mục tiêu giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, không thể áp dụng một cách riêng rẽ bất cứ một ngành nào mà phải đặt chúng trong tổng thể của cả nền kinh tế, tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển hiệu quả mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Vì mục đích đã đề cập ngay trong Phần mở đầu là nghiên cứu công cuộc cải cách nền kinh tế Ấn Độ nên luận văn đã tập trung phân tích những nội dung chính sách cải cách cơ bản mà Ấn Độ thực hiện, từ đó rút ra những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các phân tích so sánh, các quan điểm cải cách cũng như các bài học rút ra từ nghiên cứu Ấn Độ mới chỉ là các luận cứ quan trọng, cần phải được chính điều kiện thực tiễn Việt Nam kiểm nghiệm và bổ sung; đúc kết thành những kinh nghiệm quý báu trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển nền kinh tế đất nước.

Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo Nhân Dân (4/2005), “Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính thức nước cộng hoà Ấn Độ”, số 18141, trang 8.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (12/2004), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu của NIEs, ASEAN và Trung Quốc - Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Chuyên đề phục vụ lãnh đạo số 2.

3. Bộ Thương Mại (2005), “Mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2005” (Trích Báo cáo tại Hội nghị Thương mại Toàn quốc năm 2005), Tạp chí Thương Mại, số 9/2005, trang 5-9.

4. Đặng Bảo Châu (9/2004), “Chính phủ mới và công cuộc cải cách kinh tế Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 58, trang 31-43.

5. Nguyễn Hồng Châu (10/2004), “Châu Á vẫn là điểm sáng nhất trong kinh tế thế giới”, Tạp chí Thương Mại, số 40, trang 12-13.

6. Phạm Đỗ Chí - Phạm Quang Diệu (1/2004), “Ấn Độ - Địa chỉ mới của ngành kinh doanh mạo hiểm”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, trang 52.

7. Phạm Sỹ Chung (2004), “Điều ước quốc tế về đầu tư nước ngoài với sự phát triển của thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thương Mại, số 12(2004), trang 10.

8. Phạm Quang Diệu (1/2005), “Con đường phát triển của Ấn Độ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1(105), trang 40-47.

9. Phạm Quang Diệu (2/2004), “Trung Quốc, Ấn Độ: Cạnh tranh hay hợp tác?”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trang 54-55.


10. Đỗ Đức Định (1999), “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

11. Đỗ Đức Định (2004), “Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách nền kinh tế”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

12. Vũ Đức Đạm (1997), “Đổi mới kinh tế Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Tất Giáp - Nguyễn Thị Thuỷ (9/2004), “Vài nét về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 58, trang 12-19.

14. Nguyễn Thu Hằng (9/2004), “Chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 316, trang 26-36.

15. Tô Đức Hạnh (2004), “Về chất lượng tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Thương Mại, số 35(2004), trang 2.

16. Trần Khánh và Vò Xuân Vinh (10/2004), “Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ”, Báo Nhân Dân, số 17974, trang 4.

17. Diệp Linh (8/2004), “Hàng dệt may Ấn Độ sẽ tràn ngập thế giới sau 2005”, Tạp chí Ngoại thương, số 22, trang 9.

18. Ngọc Lan (10/2004), “Ấn Độ: Lãi thực hàng quý của Infosys tăng 49%”,

Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế, trang 10.

19. Vò Thành Lâm (6/2004), “Kinh tế Châu Á: hiện trạng và xu hướng phát triển”, Tạp chí Thương Mại, số 23, trang 20-21.

20. Bùi Hoài Nam (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn lại”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số , trang 5-9.

21. Ngân hàng thế giới (9/2004), “Báo cáo phát triển thế giới 2005 - Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người”, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.


22. Hữu Nhân (9/2004), “Mỹ và Châu Âu chuyển công nghệ y - sinh học sang Ấn Độ”, Tạp chí Ngoại Thương, số 27, trang 12.

23. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia (2002), “Đổi mới để phát triển”, Hà Nội.

24. Nhất Nguyên (5/2004), “Cơ hội cho ngành dệt may Ấn Độ”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, trang 54.

25. Phan Tiến Ngọc (2004), “Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 9(101), trang 52-59.

26. Đoàn Ngọc Phúc (8/2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - thực trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 315, trang 42-51

27. Thạch Văn Rong (3/2004) “Những thành tựu mới về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ”, Tạp chí Ngoại thương, số 9, trang 27.

28. Trung Sơn (11/2004), “Microsoft đẩy mạnh hoạt động ở Ấn Độ”, Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế, trang 5-6.

29. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (3/2005), “Những ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm”, số 12, trang 44-45.

30. Tạp chí Ngoại thương (5/2004), “Ấn Độ tham gia xuất khẩu ô tô”, số 13, trang 24.

31. Tạp chí ngoại thương (9/2004), “Chính sách ngoại thương mới của Ấn Độ”, số 26, trang 38.

32. Tổng cục Thống Kê (2003), “Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001- 2003”, NXB thống Kê, Hà Nội.

33. Duy Trinh (01/2004), “Ấn Độ cho phép tự do nhập khẩu vàng”, Thông tấn xã Việt Nam - Tin kinh tế, trang 5-6.


34. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Ấn Độ - Mục tiêu trở thành cường quốc”, Tài liệu tham khảo số 3.

35. Lương Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Thương Mại, số 11/2004, trang 2-5.

36. Ngô Công Thành (2004), “Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT”, Tạp chí Thương Mại, số 33/2004, trang 4-5.

37. Nguyễn Minh Tú (2002), “Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Thắng (12/2004), “Cải cách kinh tế tại Trung Quốc và Ấn Độ - kinh nghiệm và đánh giá triển vọng”, Bản tin Thông tin Kinh tế Xã hội, số 9, trang 35-39

39. Nguyễn Văn Thảo (2004), “Thực tiễn và định hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí thương Mại, số 6(2004), trang 7.

40. Phạm Chánh Trực (4/2005), “Phát triển khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng Sản, số 7, trang 55-58.

41. Trung tâm Kinh tế xã hội quốc gia - Bản tin Thông tin Kinh tế xã hội (5/2004), “Về hoạt động của các đặc khu kinh tế tại Ấn Độ”, số 2/2004(32), trang 26-27.

42. Trần Huyền Trang (11/2004), “Diễn biến mới trên bức tranh đầu tư thế giới”, Tạp chí Thương Mại, số 45/2004, trang 11-12.

43. Danh Văn (7/2004) “Đưa kỹ thuật số về làng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 28, trang 54-55

44. Danh Văn, (11/2004), “Mở rộng không gian Outsourcing”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trang 54

45. Viện Kinh tế và Chính trị Thế Giới (8/2004), “Cải cách kinh tế ở Ấn Độ và triển vọng”, trang 20.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí