Mô Tả Chi Tiêu Cho Giáo Dục Theo Các Biến Của Mô Hình


hộ là nữ; Chủ hộ là dân tộc Kinh thì chi tiêu giáo dục cao hơn hộ có chủ hộ là dân tộc Hoa; Chủ hộ có học vấn đạt từ trung học phổ thông trở lên thì chi tiêu cho giáo dục cao hơn hộ gia đình với chủ hộ có học vấn dưới trung học phổ thông; Chủ hộ có ý thức giáo dục, nhận thức được vai trò và lợi ích của giáo dục mang lại cho tương lai thì sẽ đầu tư cho học tập cao hơn hộ gia đình có chủ hộ chưa có ý thức giáo dục; Thu nhập có mối quan hệ cùng dấu với chi tiêu giáo dục, khi thu nhập của hộ gia đình tăng thì chi tiêu học tập tăng và ngược lại; Số thành viên đi học của hộ tăng thì tổng chi tiêu giáo dục tăng nhưng mức chi giáo dục bình quân lại giảm; Hộ gia đình có người đi học thêm thì chi tiêu giáo dục cao hơn hộ không có học thêm; Thành viên đi học của hộ được nhận trợ cấp trợ giúp cho giáo dục thì mức chi cho giáo dục giảm; Hộ gia đình ở khu vực thành thị thì đầu tư cho giáo dục nhiều hơn hộ ở khu vực nông thôn.


4.3. Mô tả chi tiêu cho giáo dục theo các biến của mô hình

4.3.1. Mô tả chi tiêu giáo dục theo đặc điểm của chủ hộ:

4.3.1.1. Chi tiêu giáo dục theo giới tính:

Kết quả phân tích dữ liệu ở bảng 4.4 cho thấy người chủ gia đình là nam giới có mức chi tiêu trung bình cho giáo dục thấp hơn người chủ gia đình là nữ giới. Mức chi tiêu trung bình cho học tập của hộ có chủ gia đình là nam giới là 13.426 nghìn đồng/năm và của hộ có chủ gia đình là nữ giới là 13.628 nghìn đồng/năm. Với vai trò là chủ hộ thì thường người nam giới có vai trò quyết định đầu tư cho giáo dục cao hơn nữ giới nhưng chi phí đầu tư cho giáo dục của chủ hộ là nữ lại cao hơn chủ hộ là nam. Từ đó thấy rằng nữ giới làm chủ hộ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn nam giới làm chủ hộ.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả CTGD theo giới tính của chủ hộ


Giới tính chủ hộ

Chi tiêu giáo dục


Số quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Nữ

87

13628.66

21814.6

805

150000

Nam

108

13426.97

17029.36

500

112170

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

4.3.1.2. Chi tiêu giáo dục theo dân tộc:

Trong mẫu quan sát 195 hộ gia đình thì chỉ có dân tộc Kinh và Hoa, dân tộc Kinh chiếm 92,82%. Kết quả bảng 4.5 cho thấy chủ hộ là dân tộc Kinh đầu tư chi tiêu giáo


dục cho các thành viên của hộ cao hơn nhiều so với chủ hộ dân tộc Hoa. Chi tiêu giáo dục trung bình của hộ dân tộc Kinh là 14.221 nghìn đồng/năm, trong khi của hộ dân tộc Hoa chỉ có 4.412 nghìn đồng/năm. Theo đó thì hộ dân tộc Kinh đầu tư cho học tập nhiều hơn hộ dân tộc Hoa là 9.809 nghìn đồng/năm, khoảng chênh lệch này rất lớn. Hộ dân tộc Kinh chi cho giáo dục nhiều nhất là 150.000 nghìn đồng/năm, còn hộ dân tộc Hoa chi tiêu cho giáo dục tối đa chỉ 10.100 nghìn đồng/năm.

Bảng 4.5. Thống kê mô tả CTGD theo dân tộc của chủ hộ


Dân tộc chủ hộ

Chi tiêu giáo dục

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Kinh

181

14.221,17

19.808,79

500

150.000

Hoa

14

4.412,5

2.436,79

1.100

10.100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

4.3.1.3. Chi tiêu giáo dục theo học vấn của chủ hộ:

Trong mẫu quan sát hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ từ tốt nghiệp cấp 3 trở lên chiếm 46,67%. Kết quả dữ liệu cho thấy hộ có chủ hộ đạt trình độ cấp 3 trở lên chi tiêu cho giáo dục trung bình nhiều hơn rất nhiều so với hộ có chủ hộ đạt trình độ dưới cấp

3. Cụ thể trong hộ có chủ hộ đạt cấp 3 trở lên chi tiêu trung bình cho giáo dục là

18.275 nghìn đồng/năm, trong khi của hộ có chủ hộ đạt dưới cấp 3 chỉ 9.353 nghìn đồng, chi bằng hơn 51% so với hộ có chủ hộ đạt cấp 3 trở lên.

Bảng 4.6. Thống kê mô tả CTGD theo học vấn chủ hộ



Học vấn chủ hộ

Chi tiêu giáo dục

Số quan

sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Cấp 3 trở lên

91

18275.36

25527.3

730

150000

Dưới cấp 3

104

9353.346

9576.494

500

53200

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

4.3.1.4. Chi tiêu giáo dục theo ý thức giáo dục của chủ hộ:

Kết quả bảng 4.7 cho thấy chủ hộ có ý thức về giáo dục chiếm 56,92% mẫu quan sát. Người chủ hộ nhận thức được vai trò và lợi ích của giáo dục mang lại cho con cái họ trong tương lai sẽ đầu tư cho giáo dục bình quân là 15.386 nghìn đồng/năm,


cao hơn hộ gia đình có chủ hộ chưa nhận thức được lợi ích của giáo dục mang lại là

4.340 triệu đồng.

Bảng 4.7. Thống kê mô tả CTGD theo ý thức giáo dục chủ hộ



Ý thức giáo dục của chủ hộ

Chi tiêu giáo dục

Số quan

sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

111

15386,36

22503,49

805

150000

Không

84

11046,67

13600,14

500

87650

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

4.3.2. Mô tả chi tiêu cho giáo dục theo đặc điểm của hộ gia đình:

4.3.2.1. Chi tiêu giáo dục theo nơi ở hộ gia đình:

Hộ thường trú ở vùng thành thị chiếm 88,20% tổng số mẫu quan sát. Mức chi tiêu cho giáo dục trung bình của hộ thường trú ở vùng nông thôn là 8.432 nghìn đồng/năm, trong khi ở thành thị 14.196 nghìn đồng/năm, gấp 1,68 lần so với những hộ sinh sống ở địa bàn nông thôn.

Bảng 4.8. Thống kê mô tả CTGD theo khu vực sinh sống của hộ


Khu vực sinh sống

Chi tiêu giáo dục

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Thành thị

172

14196.91

19946.27

500

150000

Nông thôn

23

8432.043

12154.53

530

55070

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

4.3.2.2. Chi tiêu giáo dục theo thu nhập của hộ gia đình:

Bảng 4.9. Thống kê mô tả CTGD theo 5 nhóm thu nhập



Nhóm thu nhập

Chi tiêu giáo dục

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Nhóm 1

7.032

5.804

530

20.500

Nhóm 2

6.342

4939

500

26.300

Nhóm 3

10.970

11.466

1000

55000

Nhóm 4

18.873

21.970

1480

100.000

Nhóm 5

24.366

31.120

805

150.000


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

Chi tiêu giáo dục của hộ có thu nhập thuộc nhóm 1 là 7.032 nghìn đồng/năm, nhóm 2 là 6.342 nghìn đồng/năm, nhóm 3 là 10.970 nghìn đồng/năm, nhóm 4 là 18.873 nghìn đồng/năm và nhóm 5 chi 24.366 nghìn đồng/năm. Kết quả thống kê mô tả cho thấy rằng hộ gia đình có thu nhập từ nhóm 3 trở lên thì khi thu nhập càng cao thì đầu tư cho giáo dục càng nhiều.

4.3.3. Mô tả chi tiêu giáo dục theo đặc điểm giáo dục của hộ gia đình:

4.3.3.1. Chi tiêu giáo dục theo số người đang đi học của hộ:

Hộ gia đình có số thành viên đi học càng ít thì đầu tư giáo dục càng ít. Khi hộ gia đình có thêm một thành viên đi học thì chi tiêu giáo dục tăng lên và ngược lại. Từ đó thấy rằng số thành viên đi học có tác động cùng chiều với mức chi của hộ gia đình cho giáo dục.

Bảng 4.10. Thống kê mô tả CTGD theo số người đi học của hộ


Số người đi học

Chi tiêu giáo dục

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

1

110

9.908,482

18.255,64

500

150.000

2

72

16.789,56

18.690,94

1.100

112.170

3

12

20.781,25

15.059,6

5.490

55.070

4

1

87.650


87.650

87.650

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

4.3.3.2. Chi tiêu giáo dục theo tình hình học thêm của các thành viên trong hộ:

Bảng 4.11. Thống kê mô tả CTGD theo tình hình học thêm của các thành viên trong hộ gia đình

Học thêm

Chi tiêu giáo dục

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

98

18.321,27

24.009,86

1.000

150.000

Không

97

8.663.113

10.941,17

500

53.340

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

Hộ dân cư có thành viên đi học thêm các môn học thuộc chương trình của nhà trường thì đầu tư giáo dục nhiều hơn các hộ không có thành viên đi học thêm. Hộ dân


cư có học thêm thì chi tiêu bình quân cho giáo dục là 18.321 nghìn đồng/năm, nhiều hơn gấp 2,1 lần so với hộ không có học thêm. Hộ không có học thêm thì chi cho giáo dục tối đa chỉ 53.340 nghìn đồng/năm, trong khi hộ có học thêm chi tối đa là 150.000 nghìn đồng/năm.

4.3.3.3. Chi tiêu giáo dục theo trợ cấp giáo dục cho các thành viên đi học của hộ gia đình:

Các thành viên đi học của hộ được miễn giảm các khoản đóng góp, được nhận các khoản trợ cấp cho giáo dục từ các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội thì chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình đó sẽ ít hơn các hộ không được nhận hỗ trợ. Kết quả mẫu quan sát cho thấy là hộ gia đình không được hỗ trợ cho giáo dục thì chi bình quân cho giáo dục là 15.545 nghìn đồng/năm, trong khi hộ được nhận trợ cấp chi bình quân là 10.600 nghìn đồng/năm.

Bảng 4.12. Thống kê mô tả CTGD theo trợ cấp giáo dục:


Trợ cấp giáo dục

Chi tiêu giáo dục

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

80

10.600,98

13.899,8

500

87.650

Không

115

15.545,46

22.072,59

1.000

150.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014


4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình

4.4.1. Hệ số tương quan

Bảng 4.13. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình


Biến

gioitin

hch

hocva

nch

ythuc

gd

songd

ihoc

hocth

em

trocap

gd

ttnt

danto

cch

lnthn

hap

Gioitinhch

1,000









Hocvanch

0,136

1,000








Ythucgd

0,073

0,481

1,000







songdihoc

-0,029

-0,035

0,010

1,000






hocthem

-0,005

-0,117

0,273

0,246

1,000





Trocapgd

-0,069

-0,111

-0,053

0,367

0,079

1,000




ttnt

-0,008

0,278

0,227

0,016

0,145

-0,147

1,000




dantocch

-0,009

0,140

0,079

-0,027

0,001

-0,010

-0,101

1,000


lnthunhap

-0,041

0,247

0,215

0,189

0,071

0,073

0,142

0,156

1,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014

Các biến giải thích trong mô hình hồi quy khi có mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo thì sẽ không thể xác định được ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, việc ước lượng các hệ số hồi quy trở nên không ổn định và có sai số chuẩn rất lớn.

Phân tích sự tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình để tìm ra mối quan hệ giữa chúng. Kết quả chạy ma trận tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình cho thấy các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,7 nên chưa phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

4.4.2. Kết quả hồi quy

Sử dụng mô hình hồi quy OLS để xác định các biến giải thích nào có tác động đến biến phụ thuộc chi tiêu giáo dục. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 7 biến độc lập: dân tộc, học vấn chủ hộ, ý thức giáo dục chủ hộ, lnthunhap, số người đi học, học thêm và trợ cấp giáo dục có giá trị P-value < 0,05. (Prob >F) =0,000 < 1% cho thấy mô hình này phù hợp. Hệ số R2 = 0,4814 cho biết các biến độc lập trong mô hình giải thích được 48,14% sự biến thiên của biến phụ thuộc chi tiêu giáo dục, còn 51,86% được giải thích bởi các yếu tố khác không nằm trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.14 Hệ số VIF


Biến

VIF

1/VIF

Gioitinhch

1,03

0.968861

Dantocch

1,07

0.934211

Hocvanch

1,61

0.620613

Ythucgd

1,54

0.647412

ttnt

1,19

0.840387

Lnthunhap

1,16

0.860877

Songdihoc

1,27

0.788183

Hocthem

1,30

0.769674

trocapgd

1,20

0.833887

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014


Tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai thay đổi để kiểm tra mô hình hồi quy này có phù hợp không. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình ở bảng 4.13 có hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập VIF và giá trị trung bình của VIF đều nhỏ hơn 10. Điều này cho thấy là không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.

Kiểm định phương sai thay đổi của sai số cho mô hình nghiên cứu, tác giả dùng kiểm định Breusch – Pagan. Kết quả cho thấy giá trị kiểm định bằng 2,69 và mức ý nghĩa 0,1009 > 0,05 nên mô hình không có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.15. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến CTGD


lnchitieugd

Hệ số hồi quy

Giá trị P_value

gioitinhch

0,0515299

0,668

dantocch

0,4786812

0,043

hocvanch

0,3506618

0,020

ythucgd

-0,3247683

0.028

ttnt

0,0241658

0.903

lnthunhap

0,5846255

0.000

songdihoc

0,6789859

0.000

hocthem

0,7391586

0.000

trocapgd

-0,8397031

0.000

_cons

0,2972295

0.826

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu KSMS 2014 Mô hình hồi quy của nghiên cứu được viết:

Lnchitieugd = 0,297 + 0,478dantocch + 0,350hocvanch – 0,324ythucgd + 0,584lnthunhap + 0,678songdihoc + 0,739hocthem – 0,839trocapgd + ε

4.4.3. Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy

4.4.3.1. Học vấn của chủ hộ

Biến học vấn của chủ hộ (hocvanch) có hệ số hồi quy là + 0,350 và mức ý nghĩa P-value = 0,020 cho biết học vấn chủ hộ có tác động dương đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục. Hộ có chủ hộ đạt từ trung học phổ thông trở lên thì chi cho giáo dục cao hơn hộ có chủ hộ học vấn dưới trung học phổ thông là 35% với điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu của tác giả, giống với kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.5 là khi chủ hộ có học vấn từ trung học phổ thông trở lên chi tiêu giáo dục gấp hơn 1,95 lần so với chủ hộ có học vấn dưới trung học phổ thông và cũng giống với các nghiên cứu trước như Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), Nguyễn Minh Thuấn (2014) Lê Văn Tòng (2015), Nguyễn Lưu Trung


(2017),… Như vậy có thể thấy là chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì có xu hướng đầu tư càng nhiều cho giáo dục.

4.4.3.2. Dân tộc chủ hộ:

Dân tộc chủ hộ (dantocch) có hệ số hồi quy là +0,478 với mức ý nghĩa P-value

= 0,043 cho biết chênh lệch mức chi của hộ dân tộc Kinh cho giáo dục so với dân tộc khác là 47,8% với điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác. Hộ dân tộc Kinh đầu tư cho việc học tập của các thành viên trong hộ nhiều hơn hộ dân tộc khác.

4.4.3.3. Thu nhập hộ gia đình:

Biến thu nhập hộ gia đình (lnthunhap) có hệ số hồi quy là + 0,584 và P-value = 0,00 cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác động cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi thu nhập tăng thêm 1% thì mức chi giáo dục tăng thêm 58,4% với điều kiện không thay đổi các yếu tố khác. Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014) và Nguyễn Lưu Trung (2017) cũng cho thấy khi thu nhập của hộ tăng thì chi tiêu cho giáo dục cũng tăng.

4.4.3.4. Số người đi học của hộ gia đình:

Biến số người đi học của hộ gia đình (songdihoc) có hệ số hồi quy là +0,6789 và giá trị P-value = 0,000 cho biết là số người đi học của hộ có tác động cùng chiều với chi tiêu giáo dục, nghĩa là khi số người đi học tăng thêm 1 người thì chi tiêu giáo dục tăng 67,89% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này cũng giống kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.9 và kỳ vọng ban đầu của tác giả. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Thuấn (2014), Nguyễn Lưu Trung (2017) cũng cho kết quả là số người đi học tăng thì chi cho giáo dục cũng tăng.

4.4.3.5. Tình hình học thêm của các thành viên trong hộ gia đình:

Biến học thêm (hocthem) có hệ số hồi quy là +0,739 và giá trị P-value = 0,000 cho thấy số thành viên đi học của hộ có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi hộ gia đình có thành viên đi học thêm thì đầu tư cho giáo dục nhiều hơn hộ không có người học thêm là 73,9% với điều kiện giữ nguyên các yếu tố khác. Kết quả thống kê mô tả cũng cho kết quả tương tự, hộ gia đình có người đi học thêm thì đầu tư giáo dục bình quân cao gấp 2,1 lần so với hộ không có người đi học thêm. Kết quả này cũng giống nghiên cứu của Nguyễn Minh Thuấn (2014) và Nguyễn Lưu Trung (2017).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2024