Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


Hình 3.1 iểu đồ tổng tài sản NHTMCPVN giai đoạn 2008-2016 15


Hình 3.2 Biều đồ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2016 18


Hình 3.3 Biểu đồ lợi nhuận sau thuế NHTMCPVN giai đoạn 2008 – 2016 21


Hình 3.4 iểu đồ ROE NHTMCPVN giai đoạn 2008-2016 26


Hình 3.5 iểu đồ lợi nhuận sau thuế và dự phòng RRTD 27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Hình 3.6 Các chỉ số thanh khoản các NHTMCPVN giai đoạn 2008 – 2016 28

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1 Lý do chọn đề tài


Trong thị trường tự do đầy tính cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro hác nhau. Trong đó, loại rủi ro được xem là vấn đề thường nhật, là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất có tính lây lan, phản ứng lan truyền nhanh chóng và rộng khắp khiến ngân hàng hông có đủ nguồn vốn để đáp ứng khả năng chi trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, uy tín và thậm chí dẫn đế sự đổ vỡ của toàn hệ thống, đó là rủi ro thanh khoản. Do đó, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Gần đây nhất, các nước đã rút ra được không ít bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn năm 2007 tại Mỹ dẫn đến hàng hoạt các ngân hàng Mỹ phá sản và là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, một trong số đó là việc quản trị rủi ro thanh khoản bị đánh giá thấp. Rủi ro thanh khoản thật sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính.

Trong kinh doanh ngân hàng hiện nay, việc đánh giá và hạn chế rủi ro thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nền tảng cho sự ổn định và an toàn cho hoạt động của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận và sự tin tưởng của khách hàng. Thanh khoản được ví như sức khỏe của ngân hàng, một ngân hàng muốn hoạt động tốt thì phải luôn đảm bảo được khả năng thanh hoản hợp lý cho ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa nếu ngân hàng hông đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, rủi ro thanh khoản xảy ra, gây mất lòng tin của công chúng và nghiêm trọng hơn là trên toàn hệ thống do hiệu ứng lan truyền.

Nếu các ngân hàng này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, sẽ dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin dân chúng, an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, yếu tố nào tác động đến thanh khoản ngân hàng? Trả lời câu hỏi nêu trên, bài viết này tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTMCPVN” để nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính thanh khoản của các.



1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NHTMCPVN. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thanh khoản của các

NHTMCPVN.


Đưa ra những gợi ý chính sách cho các NHTMCPVN để nâng cao tính thanh khoản.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản NHTMCP

VN.


Phạm vi nghiên cứu:


- Thời gian: nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016.


- Không gian: gồm 26 Ngân hàng TMCP Việt Nam.


1.4 Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định FEM (Fixed Effect Model), phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model), sau dó thực hiện kiểm định các vi phạm giả thiết hồi quy: phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến. Nếu phát hiện vi phạm, bài nghiên cứu sử dụng hồi quy dạng tổng quát GLS (Generalized Least Squares) để khắc phục.

1.5 Ý nghĩa thực tiễn


Bài nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị và nhà điều hành ngân hàng thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng, từ đó nhà quản trị, điều hành ngân hàng quản lý thanh khoản tốt hơn.



1.6 Bố cục của nghiên cứu


Đề tài gồm 5 chương


Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của . Chương 3: Thực trạng thanh khoản của các NHTMCPVN giai đoạn 2008 – 2016. Chương 4: Mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tính thanh khoản của các

NHTMCPVN.


Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nâng cao tính thanh khoản của các NHTMCPVN.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC

2.1 Cơ sở lý thuyết


2.1.1 Khái niệm thanh khoản


Có nhiều định nghĩa hác nhau về thanh khoản, ta có thể hiểu thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh (Trần Huy Hoàng, 2010).

Theo định nghĩa của Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng: thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tài trợ tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ hi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức (Basel, 2008).

Theo Trương Quang Thông (2010), một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản ấy thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tương tự, nguồn vốn có tính thanh khoản cao hi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh.

Tóm lại, thanh khoản nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn.

2.1.2 Vai trò của thanh khoản


Thanh khoản là một thuộc tính cố hữu của các tổ chức tài chính được sinh ra từ việc sử dụng tiền của doanh nghiệp. Với tính chất đặc thù và hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thì thanh khoản đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở các NHTM.

Ngân hàng gặp nhiều tình huống có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. Chủ yếu do một lượng lớn người gửi tiền rút các khoản tiết kiệm cùng một lúc, có thể dẫn đến việc ngân hàng phải bán tháo tài sản với chi phí cao để trả tiền cho nhà đầu tư – nếu họ không còn lựa chọn nào hác, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải

hó hăn thanh hoản. Nếu rủi ro thanh khoản hông được ngăn chặn kịp thời có thể



làm cho ngân hàng vỡ nợ. Sự thất bại của ngân hàng có thể là nguồn gốc gây nên bất ổn tài chính do hiệu ứng lan tỏa của hệ thống ngân hàng, làm mất niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng có đủ tài sản để thanh toán nợ nhưng ngân hàng đó vẫn rơi vào khả năng mất thanh khoản do các khoản đầu tư, cho vay hông thu hồi kịp để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, hi đó nguy cơ phá sản là điều rất có thể xảy ra. Nếu không muốn phá sản hay mất tính thanh khoản nghiêm trọng thì ngân hàng sẽ phải chịu vay vốn với lãi suất cao gây thiệt hại nghiêm trọng cho kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Do đó, ngân hàng phải đảm bảo tính thanh khoản để không những đáp ứng nhu cầu của các khoản vay mới mà không cần phải thu hồi các khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có ỳ hạn mà còn đáp ứng các biến động hàng ngày hay mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời. Đồng thời đảm bảo lòng tin từ người gửi tiền. Thanh khoản kém hay chất lượng tài sản kém là yếu tố tạo nên những sự đổ vỡ của ngân hàng thương mại.

2.1.3 Rủi ro thanh khoản

2.1.3.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản


Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) định nghĩa như sau: “Rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc ngân hàng không có khả năng đáp ứng sự suy giảm trong khoản phải trả hay tài trợ cho việc gia tăng trong tài sản. Khi một ngân hàng thiếu thanh khoản, nó không thể có đủ tiền bằng cách huy động vốn hoặc chuyển đổi các tài sản kịp thời, ở chi phí hợp lý, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận”.

“Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi thành tiền, hoặc không có khả năng huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam ết trước đó” (Trương Quang Thông, 2010).

“Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng hông đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá trị thấp” (Nguyễn Văn Tiến, 2010).



Đây là loại rủi ro đặc trưng trong hoạt động ngân hàng và rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động inh doanh cũng như sự tồn tại của ngân hàng, nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì mất khả năng thanh toán, dẫn đến ngân hàng phá sản.

2.1.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại


Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế - xã hội.

Đối với ngân hàng thương mại, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy mức độ nghiêm trọng, NHTM có thể phải chuyển hóa các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao, chi phí huy động tăng. Hoặc ngân hàng phải tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt he hơn, ví dụ, phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, hông được tuần hoàn nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay. Theo đó, làm mất uy tín của ngân hàng trong lòng khách hàng dẫn đến mất hách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và cơ quan quản lý, làm cho hoạt động kinh doanh trì trệ dẫn đến giảm sút thu nhập, sụt giảm lợi nhuận do phải cắt giảm nguồn cung tín dụng. Đặc biệt, trong trường hợp nghiêm trọng, rủi ro thanh khoản có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản ngân hàng.

Đối với hệ thống tài chính quốc gia, khi một ngân hàng mất đi hả năng thanh khoản, ở mức độ trầm trọng đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản thì nó có thể gây nên hiệu ứng lây lan, kéo theo sự phá sản hàng loạt các NHTM hác, đe dọa đến sự ổn định của toàn hệ thống NHTM, gây nên sự hỗn loạn dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia

2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến kém thanh khoản


Theo Trần Huy Hoàng (2010), tình trạng hó hăn về thanh khoản của ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính hác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư



dài hạn. Do đó, đã xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn.

Thứ hai, do tiền gửi ngân hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất đầu tư. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các hách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và vay tiền, kế đó cả hai tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.

Thứ ba, do ngân hàng có chiến lược quản trị thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả: Các chứng hoán ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng hông đủ cho nhu cầu tri trả…

Ngoại trừ ba nhân tố trên, điều cơ bản là các ngân hàng phải đặt sự ưu tiên cao đối với việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Mất cảnh giác trong lĩnh vực này có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Hãy tưởng tượng phản ứng của công chúng ra sao, khi vào một buổi sáng nào đó, các cánh cửa của ngân hàng đều khép kín, vì ngân hàng tạm thời thiếu tiền và không thể thanh toán cho các chi phiếu nộp vào, hoặc không thể thỏa mãn nhu cầu rút tiền gửi khách hàng.

Dự phòng trước những tình huống xấu như vậy, một trong những nhiệm vụ của nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối liên hệ gần gũi với những khách hàng gửi tiền có tầm cỡ của ngân hàng và những hách hàng vay đang nắm giữ những hạn mức tín dụng lớn mà chưa sử dụng để xác định có hay không và khi nào việc rút vốn sẽ xảy ra.

2.1.5 Các ếu tố ảnh hưởng đến hả n ng thanh hoản


Từ lúc thanh hoản trở thành vấn đề đáng được quan tâm của các ngân hàng thương mại thì đã có rất nhiều lý luận, nhiều tác giả đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho kết quả đáng

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí