Lược Khảo Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài



tin cậy nhất đa số tập trung vào các nghiên cứu về ngân hàng ở Châu u và ắc Mỹ. Những nghiên cứu trên tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh hoản của các ngân hàng thương mại: Nhóm thứ nhất là những yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng … Nhóm thứ hai đề cập đến các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng inh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, lãi suất tái cấp vốn của NHTW, lãi suất bình quân liên ngân hàng …

2.1.6 Các chỉ số đánh giá thanh hoản


Một số nghiên cứu của các tác giả như Vodova (2011) đã tập trung vào 4 chỉ sồ

sau:


Chỉ số tài sản thanh hoản / tổng tài sản (L1)


Một tỷ lệ tiền mặt càng cao càng đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng

nhu cầu thanh khoản tức thời, nhờ đó mà rủi ro thanh khoản càng thấp. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng hấp thụ các cú sốc thanh khoản càng lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống. Tài sản thanh khoản bao gồm Tiền mặt và các khoản tương đương tại quỹ; tiền gửi tại NHNN; tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác.

Chỉ số tài sản thanh hoản / tiền gửi hách hàng và vay ngắn hạn (L2)


Chỉ số này cho biết khả năng đáp ứng nghĩa vụ đến hạn của ngân hàng. Tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn gồm các khoản nợ Chính phủ và NHNN; tiền gửi và vay của các TCTD khác; tiền gửi khách hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.

Chỉ số cho vay / tổng tài sản (L3)


Chỉ số này cho biết tỷ lệ tài sản của ngân hàng tài trợ cho các khoản cho vay của ngân hàng. Cho vay được lấy từ cho vay và ứng trước khách hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng cho vay càng nhiều, tài sản kém thanh khoản càng lớn dẫn đến tài sản thanh khoản của ngân hàng càng giảm dần.



Chỉ số cho vay / tiền gửi và các hoản vay ngắn hạn (L4)


Chỉ số này cho thấy mối quan hệ giữa khoản cho vay và khoản nợ có tính thanh khoản của ngân hàng. Khoản mục Tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn gồm các khoản nợ Chính phủ và NHNN; tiền gửi và vay các TCTD khác; tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này phản ánh số cho vay lớn gấp bao nhiêu lần số tiền huy động được. Tỷ lệ này càng cao thì thanh khoản của ngân hàng càng kém.

2.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Từ lâu đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh hoản của NHTM. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy nhất đa số tập trung vào các nghiên cứu về ngân hàng ở Châu u và ắc Mỹ. Những nghiên cứu trên tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh hoản của các ngân hàng thương mại.

Nhóm thứ nhất là những yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng … Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn tồn tại nhiều ý kiến về yếu tố nội tại ảnh hướng đến tính thanh khoản của ngân hàng do sự khác biệt về dữ liệu nghiên cứu đặc thù của hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia.

Các nghiên cứu của Vodová (2011a) với các dữ liệu ngân hàng tại Cộng hòa Séc giai đoạn 2001 – 2009 và các NHTM tại Hungary với số liệu 2001 – 2010 (2013) cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có tác động cùng chiều với thanh khoản. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ ngân hàng được tài trợ càng nhiều bởi vốn chủ sở hữu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp, vì thanh khoản sẽ cao hơn. Thông thường, các ngân hàng không dùng khoản vốn chủ sở hữu để cho vay mà chỉ dùng vào đầu tư ban đầu, mua sắm tài sản cố định, đầu tư hác, và những tài sản có tính thanh khoản cao. Đây cũng chính là nguồn để ngân hàng xoay sở hoạt động khi xảy ra trường hợp cần thanh khoản. Ngược lại với nghiên cứu trên cũng có nghiên cứu lại cho rằng vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng như Vodová, P., 2011b; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014; Cucineli, D., 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Deléchat, C. et al, 2012; Lucchetta, M., 2007.



Trong khi Diana Teixeira, 2013; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016, thì tìm thấy vốn chủ sở hữu tác động không rõ ràng lên thanh khoản ngân hàng.

Nhưng cũng trong hai nghiên cứu trên Vodová tìm ra tác động của quy mô ngân hàng (TOA) cùng chiều với thanh khoản tại các NHTM Cộng hòa Séc, ông cho rằng ngân hàng càng mở rộng quy mô thì hả năng thanh hoản càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh hoản của mình. Deléchat và các cộng sự (2012) nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2006 – 2010 tại các quốc gia Trung Mỹ; Malik, M.F. et al (2013) nghiên cứu NHTM tại Pa istan năm 2007 – 2011 cũng tìm ra ết quả tương tự. Nhưng khi nghiên cứu NHTM tại Hungary Vodová lại tìm ra quy mô ngân hàng lại có tác động ngược chiều với thanh khoản ngân hàng. Theo Vodová, P., 2013 thì cho rằng quá lớn để sụp đổ “too big to fail”, các ngân hàng lớn dựa vào lợi thế thương hiệu, huy động vốn thấp hơn và đầu tư vào tài sản rủi ro nhiều hơn nên thanh hoản thấp. Vodová cũng cho rằng số lượng nợ xấu đo lường chất lượng tài sản của các ngân hàng. Nợ xấu có thể dẫn đến vấn đề hiệu quả cho ngành ngân hàng. Các khoản nợ xấu danh mục đầu tư lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng của các ngân hàng. Nợ xấu lớn có thể dẫn đến mất lòng tin của người gửi tiền và các nhà đầu tư nước ngoài, những người có thể tác động mạnh đến các ngân hàng, dẫn đến vấn đề thanh khoản. Đa số các nghiên cứu trước cho thấy rằng nợ xấu tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng như Deléchat, C. et al, 2012; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014.

Đa số các nghiên cứu trước cho thấy rằng nợ xấu tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng (Vodová, P., 2011a; Deléchat, C. et al, 2012; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2011b; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014). Nghiên cứu của Malik, M.F. et al (2013) cũng cho ết quả tương tự khi xem xét các yếu tố tác động đến thanh khoản của 26 ngân hàng thương mại tại Pakistan. Malik cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.



Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ thì đem về bao nhiêu đồng lời. Những nghiên cứu gần đây tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ lợi nhuận với khả năng thanh hoản của các ngân hàng (Vodová, P., 2013; Moussa, M

A. B., 2015). Mặt khác, một nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016) trên 54 ngân hàng thương mại ở Việt Nam cho thấy tỷ suất sinh lợi tác động ngược chiều với thanh khoản, tác giả cho rằng thường có khả năng sinh lời cao phải đối mặt với các rủi ro cao, trong đó có rủi ro thanh khoản, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam chấp nhận những khoản đầu tư mạo hiểm hoặc những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản thấp.

Nhóm thứ hai đề cập đến các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng inh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, lãi suất tái cấp vốn của NHTW, lãi suất bình quân liên ngân hàng …

Lãi suất tái cấp vốn là một trong những công cụ ngân hàng nhà nước dùng thực thi chính sách tiền tệ. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn, làm cho các ngân hàng thương mại phải đối mặt tình huống khi bị thiếu hụt thanh khoản vay ngân hàng Nhà nước với lãi suất cao, do chức năng là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Do đó các ngân hàng tăng nắm giữ tài sản thanh khoản, và hạn chế cho vay, đầu tư vào các dự án rủi ro. Theo nghiên cứu của Lucchetta, M. (2007) trên dữ liệu các ngân hàng tại Châu u trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2004 với 5.066 quan sát cho thấy công cụ chính sách tiền tệ tác động cùng chiều với thanh khoản. Khi lãi suất tái cấp vốn gia tăng thì các ngân hàng thương mại giữ lại vốn để cho vay trên thị trường liên ngân hàng, làm cho thanh khoản của ngân hàng gia tăng. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu của Aymen Ben Moussa (2015) nghiên cứu các yếu tố quyết định thanh khoản ngân hàng tại Tunisia. Mặt khác, nghiên cứu của Aspachs, O. et al, (2005) và Vodová (2013) lại cho kết quả ngược lại.

Trong giai đoạn kinh tế phát triển các doanh nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng sản xuất nên giai đoạn này ngân hàng thường có mức độ đầu tư cao và lợi nhuận cao. Trong thời kỳ này, các ngân hàng thường nắm giữ tài sản ít thanh khoản, cho vay



nhiều hơn. Aspachs et al. (2005) chỉ ra rằng các ngân hàng dự trữ thanh khoản cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế do thắt chặt cho vay và thanh khoản giảm trong nền kinh tế phát triển do nắm nhiều tài sản rủi ro và cho vay nhiều hơn. Do đó, có thể kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao hơn làm cho các ngân hàng giảm thanh khoản, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Aspachs, O., et al, 2005; Deléchat, C. et al, 2012; Cucineli, D., 2013; Vodová, P., 2011b; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014.

Khi nền kinh tế bất ổn lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng, doanh nghiệp khó

hăn, thu hẹp sản xuất cầm chừng, các ngân hàng siết chặt tín dụng. Kết quả là, các ngân hàng cho vay ít hơn, các ngân hàng giảm dần các đầu tư dài hạn và đầu tư nhiều hơn vào tài sản thanh khoản. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ tích cực với thanh khoản. Nghiên cứu của Bunda, I. và Desquilbet, B. (2008) chỉ ra rằng các ngân hàng hạn chế hoạt động tín dụng và dự trữ thanh khoản cao hơn hi lạm phát cao, vì không chắc chắn được các biện phát can thiệp của chính phủ. Các nghiên cứu gần đây cho rằng lại phát tác động ngược chiều đến thanh khoản như Vodová, P., 2011a; Mali , M.

F. et al, 2013; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014.



Tóm tắt chương 2

Chương này với mục đích hái quát những lý luận chung về thanh khoản và rủi ro thanh khoản, để thấy được tầm quan trọng của chúng đối với ngân hàng thương mại. Đồng thời trình bày một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, về ảnh hưởng của các yếu tố đến thanh khoản ngân hàng, cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng như vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), nợ xấu (NPL), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô ngân hàng (TOA), lạm phát (INF), công cụ chính sách tiền tệ (MIR), rủi ro tín dụng ngân hàng (LLP), lãi suất biên (IRM) và các yếu tố khác.

Tổng quan lý thuyết trong chương này sẽ là cơ sở lý luận phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thanh khoản của hệ thống ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTMCPVN

2008 – 2016


3.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016


Với tình hình cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay, ngành Ngân hàng đang có nhiều thay đổi để hội nhập và phát triển. Nếu hông thay đổi theo chiều hướng tốt, buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc, sáp nhập… hoặc theo quy luật đào thải là dẫn đến phá sản ngân hàng. Cũng chính vì vậy mà các ngân hàng hiện nay đang không ngừng phát triển cả về quy mô, dịch vụ, mà còn ở cả năng lực quản trị, doanh số cho vay và huy động với giá cả hợp lý…

Do thời gian nghiên cứu ngắn, việc thu thập dữ liệu gặp nhiều hó hăn, nguồn thông tin tác giả nghiên cứu thu thập chủ yếu trên các báo cáo tài chính của ngân hàng và an scope. Do đó tác giả sử dụng dữ liệu nghiên cứu thông qua mẫu quan sát gồm 26 NHTMCP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2008 – 2016. Danh sách 26 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu được liệt kê trong bảng sau.

Bảng 3.1 Danh sách 26 ngân hàng TMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu


STT

Tên ngân hàng

Mã ngân hàng

1

Ngân hàng TMCP An Bình

ABB

2

Ngân Hàng TMCP Á Châu

ACB

3

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BID

4

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

CTG

5

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt

EIB

6

Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM

HDBank

7

Ngân hàng TMCP Kiên Long

KienLongBank

8

Ngân hàng TMCP ưu Điện Liên Việt

LPB

9

Ngân hàng TMCP Quân Đội

MBB

10

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

MSB

11

Ngân hàng TMCP Nam Á

NamABank

12

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

NCB

13

Ngân hàng TMCP Phương Đông

OCB

14

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

PGBank

15

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

SCB

16

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SeABank

17

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

SGB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 3


18

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

SHB

19

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

STB

20

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Techcombank

21

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TPBank

22

Ngân hàng TMCP Việt Á

VietABank

23

Ngân hàng TMCP ản Việt

VietCapitalBank

24

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

VCB

25

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

VIB

26

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPBank

Nguồn: Tác giả tổng hợp


3.1.1 T ng trưởng tổng tài sản


1,200,000


1,000,000


800,000


600,000


400,000


200,000


-

2,008

2,009

2,010

2,011

2,012

2,013

2,014

2,015

2,016

Đvt: Tỷ đồng


ABBank

ACB BID CTG EIB

HDBank KienLongBank

LPB MBB MSB

NamABank

NVB OCB

PGBank

SCB

SeABank

SGB SHB STB

Techcombank

TPBank

VCB VIB

VietCapitalBank

VPBank

VietABank

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC


Hình 3.1 Biểu đồ tổng tài sản NHTMCP giai đoạn 2008-2016


Nhìn chung tổng tài sản của các NHTMCP đều tăng qua các năm, nổi bật nhất là BID (1,006,404 tỷ), tiếp đến là CTG (948,699 tỷ) và VCB (787,907 tỷ). Cả 3 ngân hàng này đều có trên 50% vốn điều lệ do nhà nước sở hữu. Ngân hàng có tổng tài sản thấp nhất là SGB với 19,048 tỷ đồng, thấp hơn 53 lần so với BID.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022