Phân Tích Thống Kê Mô Tả Giữa Các Biến Trong Mô Hình


3.2 Phương pháp nghiên cứu

Thống kê mô tả kiểm tra các đặc điểm cơ bản của các biến trong mô hình để đưa ra nền tảng cho việc định lượng hóa về số liệu. Tiếp đến, tác giả tìm sự tương quan thông qua ma trận tương quan giữa các cặp biến (hệ số tương quan Pearson) và hệ số phóng đại phương sai (VIF).

Tác giả phân tích hồi quy bằng mô hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất Pooled OLS, FEM (Random effects model) và REM (Fixed effects model). Với kiểm định F sẽ tìm ra được giữa mô hình Pooled OLS và FEM thì mô hình nào ph hợp hơn với mẫu nghiên cứu. Trong khi đó, với mô hình FEM và REM, kiểm định Hausman sẽ đảm nhiệm chức năng này. Và kiểm định Breusch & Pagan (1980) sẽ áp dụng với hai mô hình Pooled OLS và REM. Từ các kiểm định mô hình, tác giả sẽ chọn ra được mô hình hồi quy nào ph hợp nhất.

Với các khiếm khuyết định lượng, tác giả sẽ kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của các phần dư trên dữ liệu bảng. Ngoài ra, phương pháp GMM của Bond (1991) cũng được sử dụng nhằm đảm bảo kết quả ước lượng tin cậy, khắc phục được các khiếm khuyết.

Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu gồm STATA 13 và STATA 12.


3.3 Mô hình nghiên cứu


3.3.1. Mô hình nghiên cứu


Tác giả sử dụng mô hình dựa trên mô hình trong các nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008), Aspachs và cộng sự (2005) và Vũ Thị Hồng (2015) được trình bày như sau:


= 𝟎𝟏𝟐𝟑𝟒𝟓

𝟔𝟕


Trong đó:

Biến phụ thuộc LIQ thanh khoản của ngân hàng. Thanh khoản trong nghiên


cứu này được tính bằng cách lấy Tổng cho vay chia cho Tổng tài sản. Chỉ số này đã được Lucchetta (2007) sử dụng để đại diện cho thanh khoản. Ngoài ra, theo Bunda & Desquilbet (2008) chỉ số này được đánh giá là có tính tuyệt đối khi nói đến thanh khoản. Ý nghĩa của chỉ số này là tỷ trọng cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng tài sản của ngân hàng. Với chỉ số này thanh khoản được thể hiện rõ ràng khi mà cho vay là hoạt động chính của ngân hàng và tổng tài sản bao gồm các tài sản có thanh khoản cao nhất của ngân hàng (tiền mặt, tài sản cố định, tiền gửi tại NHNN...). Chỉ số này càng cao thì càng kém thanh khoản.

Biến độc lập là tỷ lệ vốn tự có (VCSH) của ngân hàng.

Biến độc lập là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản của ngân hàng.

Biến độc lập SIZE là quy mô ngân hàng.

Biến độc lập LDR là tỷ cho vay trên huy động của ngân hàng.

Biến độc lập LLR là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Biến độc lập GDP là tăng trưởng nền kinh tế.

Biến độc lập INF là lạm phát của nền kinh tế.

Bảng 3.1: Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu


STT

BIẾN

HIỆU

CÁCH ĐO LƯỜNG


Biến phụ thuộc



1

Thanh khoản

LIQ

Tổng cho vay /Tổng tài sản


Biến độc lập



2

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

CAP

Tổng VCSH/Tổng tài sản

3

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài

sản

ROA

Lợi nhuận sau thuế/Tổng

tài sản

4

Quy mô ngân hàng

SIZE

Logarit (Tổng tài sản)

5

Tỷ lệ cho vay trên huy

động

LDR

Tổng cho vay/Tổng huy

động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 5


6

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

tín dụng

LLR

Dự phòng rủi ro tín

dụng/Tổng dư nợ

7

Tăng trưởng kinh tế

GDP

Tổng cục Thống kê

8

Lạm phát

INF

Tổng cục Thống kê


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


3.3.2. Nhận định các biến trong mô hình

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô trong nghiên cứu của Lucchetta (2007); Vodová (2011); Bunda & Desquilbet (2008) cho ra kết quả khác nhau: đồng biến, nghịch biến, vừa đồng biến vừa nghịch biến và thậm chí là không có sự tương quan, ý nghĩa nào đến thanh khoản. Tuy nhiên, với thực tế quy mô ngân hàng Việt Nam ngày càng lớn mạnh với tổng tài sản toàn hệ thống tính đến năm 2017 đã chính thức vượt mốc 10 triệu tỷ đồng, thì nghiên cứu kỳ vọng sẽ có sự tác động đồng biến của quy mô ngân hàng lên thanh khoản. Kỳ vọng này tương ứng với lý thuyết tín hiệu, đồng thời tạo một niềm tin tích cực cho sự phát triển, mở rộng quy mô ngành ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và thanh khoản.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)

Tỷ lệ này là công thức đo an toàn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này cho biết tình trạng ngân hàng như thế nào, có đảm bảo đủ vốn cho thanh khoản hay tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho ra những kết quả khác nhau, t y nhiên hầu hết đều cho ra kết quả đồng biến như: nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005); Vodová (2011); Vũ Thị Hồng (2015); Bunda & Desquilbet (2008), tức tỷ lệ này cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng đảm bảo được chỉ số an toàn vốn và tránh được rủi ro về thanh khoản. Do đó, nghiên cứu này kỳ vọng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ đồng biến với thanh khoản của NHTM.


: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thanh khoản.

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Với chỉ tiêu này thì các nghiên cứu trước đây cho ra hai luồng ý kiến: một bên đồng biến và một bên nghịch biến. Nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2011) đã kiểm định và cho rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa ROA với thanh khoản. Trong khi nghiên cứu của Lartey và cộng sự (2013) lại đưa ra nhận định có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản và lợi nhuận, d cho mối quan hệ này cực yếu. Nghiên cứu của ông cũng ủng hộ cho Bourke (1989) – người đã tìm ra bằng chứng về mối quan hệ đồng biến giữa tài sản thanh khoản với khả năng sinh lời của 90 ngân hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc từ 1972 – 1981. Trên thực tế khi mà ngân hàng nắm giữ đầy đủ tài sản thanh khoản thì lợi nhuận của họ sẽ được cải thiện do rủi ro thanh khoản và khủng hoảng tài chính đã được giảm thiểu tối đa. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra một nhận định về việc nếu nắm giữ quá nhiều tài sản thanh khoản thì lợi nhuận có thể sẽ bị giảm bớt do tài sản thanh khoản không có hoặc rất ít khả năng tạo lãi. Kết quả này cũng chính là kết quả của Bunda & Desquilbet (2008) hay Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016). Với Vodová (2011) thì với mỗi biến lại có sự tác động khác nhau, đồng biến với chỉ số thanh khoản tài sản và nghịch biến với chỉ số thanh khoản cho vay. Do nghiên cứu này tác giả sử dụng biến thanh khoản cho vay tương đương với kết quả nghịch biến của Vodová (2011) nên nghiên cứu này kỳ vọng tỷ suất sinh lời từ tài sản có mối quan hệ nghịch biến với thanh khoản.

: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản và thanh khoản.

Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR)

Tỷ lệ này cao tương đương với khả năng mất khả năng thanh toán cũng như kém thanh khoản do mức độ cho vay vượt qua nguồn huy động của ngân hàng, dẫn đến rủi ro thanh khoản khi đến đáo hạn. Tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng tài sản ít thanh khoản, tức làm giảm thanh khoản (Valla và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) cho kết quả nghịch biến giữa tỷ lệ này với khả năng thanh


khoản. Kết quả tương tự cũng đã được thực nghiệm thông qua báo cáo của Aspachs và cộng sự (2005). Nghiên cứu này cũng kỳ vọng sẽ tìm ra mối quan hệ nghịch biến tương tự như các nghiên cứu trước đây.

: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến tỷ lệ cho vay trên huy động và thanh khoản.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Tỷ lệ này có thể đại diện cho rủi ro tín dụng khi tỷ lệ này cao tức các khoản vay có rủi ro cao sẽ tăng lên và dẫn đến lợi nhuận giảm. Mà theo nghiên cứu Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi (2016) về các ngân hàng thương mại Việt Nam thì nhận định thấy sự kém hiệu quả trong việc trích lập dự phòng với tài sản thanh khoản tăng vượt mức tối ưu khiến lợi nhuận giảm sút. Đồng thời, nghiên cứu trước của Lucchetta (2007), Vong và Chan (2009) với kết quả nghịch biến giữa tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro với thanh khoản của ngân hàng càng khiến nghiên cứu này kỳ vọng về một kết quả cũng sẽ là mối quan hệ tỷ lệ nghịch tương ứng.

: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và thanh khoản

Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tất cả các nghiên cứu trước đây đều cho ra kết quả nghịch biến giữa thanh khoản và tăng trưởng kinh tế (Vodová, 2011; Valla và cộng sự, 2006; Aspachs và cộng sự, 2005; Shen và cộng sự, 2009). Theo nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) thì tăng trưởng kinh tế cao hơn năm hiện hành sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản, trong khi so với năm trước nếu tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Do đó, nghiên cứu này cũng kỳ vọng một mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và thanh khoản.

: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và thanh khoản.

Lạm phát (INF)

Nghiên cứu Bunda & Desquilbet (2008) cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản và lạm phát. Tương tự với kết quả nghiên cứu Vodová (2011) đối


với các ngân hàng tại Séc. Thực tế tại Việt Nam, lạm phát sau năm 2011 lạm phát đã giảm mạnh từ 18,13% xuống còn 6,81%, trong khi thanh khoản trong giai đoạn này lại tăng từ 45,29% lên 47,96%. Do đó, tác giả kỳ vọng một mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thanh khoản.

: Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thanh khoản.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Với cơ sở lý luận cũng như các nghiên cứu thực nghiệm từ trước đến nay, tác giả đã quyết định chọn ra được 7 yếu tố để đánh giá phân tích tác động của nó đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tất cả số liệu để tính toán chỉ số thanh khoản cũng như các yếu tố tác động đều được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của 20 ngân hàng từ 2010 – 2017 và tính bình quân đại diện cho toàn ngành ngân hàng.

Chương 4 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu sau khi đã phân tích định lượng trên dữ liệu bảng về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Kết quả tại chương 4 có được là do tác giả đã sử dụng mô hình nghiên cứu, phương pháp đo lường các biến trong mô hình cũng như dữ liệu được trình bày cụ thể tại chương 3. Với những giả thiết nghiên cứu đưa ra tại chương 3 sẽ được kiểm định và đưa ra kết quả liệu điều kiện giả định này có tồn tại hay không trong phần thảo luận kết quả nghiên cứu.

4.1 Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình

Thống kê mô tả kiểm tra các đặc điểm cơ bản của các biến trong mô hình để đưa ra nền tảng cho việc định lượng hóa về số liệu. Các giá trị từ thống kê mô tả sẽ cho chúng ta biết được mức thay đổi cũng như sự đồng đều của dữ liệu ở các biến, từ đó phát hiện được sai lệch trong cỡ mẫu. Kết quả sẽ chỉ ra giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình.

Theo bảng 4.1, các biến có dao động ổn định, hầu hết các mẫu nghiên cứu có độ lệch chuẩn nhỏ hơn giá trị trung bình. Mẫu nghiên cứu với 160 quan sát cho mỗi biến đã được chọn lọc và chấp nhận thực hiện hồi quy và các kiểm định trong thống kê. Số lượng quan sát và các giá trị đồng đều đảm bảo độ tin cậy của mô hình định lượng trong đóng góp bằng chứng thực nghiệm.


Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình


Variable

Obs

Mean

Std. Dev.

Min

Max

LIQ

160

52.46119

12.53071

19.1

72.34

LLR

160

1.232687

1.232823

-1.01

11.4

SIZE

160

32.33594

1.071575

30.17

34.72

LDR

160

61.97

15.64954

21.48

102.69

CAP

160

9.084375

3.43275

4.06

25.54

ROA

160

0.760813

0.513457

0.01

2.54

INF

160

6.56375

5.470651

0.6

18.13

GDP

160

6.1275

0.566613

5.25

6.81


(Nguồn: Tổng hợp từ Stata 13 – Phụ lục 1)


Chỉ số thanh khoản LIQ của ngân hàng có giá trị thấp nhất là 19,1 và cao nhất là 72,34. Giá trị trung bình LIQ của 20 ngân hàng là 52,46 và độ lệch chuẩn là 12,53. Trong đó, các ông lớn của ngành ngân hàng có chỉ số thanh khoản khá cao, nguyên nhân có thể do tài sản các ngân hàng này sở hữu luôn tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn so với toàn hệ thống ngân hàng.

Theo báo cáo của NHNN, cuối năm 2017, tổng tài sản toàn hệ thống đã chính thức vượt mốc 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,62% so với năm 2016. Trong đó, tổng tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chiếm hơn 50% tổng tài sản toàn hệ thống. Theo như bảng 4.1 ngân hàng có quy mô lớn nhất là 34,72 (BIDV với tổng tài sản 1,2 triệu tỷ đồng) và quy mô trung bình 20 ngân hàng là 32,33 (tương đương 309 ngàn tỷ đồng).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023