vay, ngoài ra còn phải đảm bảo thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, các nghĩa vụ này được thực hiện với chi phí thấp và hợp lý để tránh gây ra tổn thất quá lớn dẫn đến rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.
2.1.3. Rủi ro thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản là một chủ đề cực kỳ phức tạp và rủi ro thanh khoản thì có nhiều chiều. Theo Basel (2008) cho rằng “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính”. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được khả năng chi trả hay nguồn vốn tài trợ cho các khoản chi trả được huy động với mức chi phí quá lớn đến mức ngân hàng không đáp ứng khả năng thanh toán.
Trong ấn phẩm cuối c ng của Duttweiler (2008), ông cho rằng thanh khoản là một phần của chính sách tài chính liên quan đến ngân hàng, trong đó cơ sở được đưa ra là thanh khoản được hợp nhất với khung pháp lý hoạt động của ngân hàng. Dựa theo các sự kiện đã diễn ra được lựa chọn và minh họa, Duttweiler (2009) đã tổng hợp các loại rủi ro thường được phân biệt như sau:
Khối lượng và kỳ hạn của tài sản phụ thuộc phần lớn vào chính sách kinh doanh.
Nhiều tài sản dài hạn được tài trợ bởi nợ ngắn hạn thì khe hở thanh khoản càng lớn. Cụ thể là các khoản cho vay dài hạn sẽ được cung cấp bởi các khoản huy động ngắn hạn, rủi ro sẽ xảy ra khi các nguồn huy động đến hạn nhưng các khoản vay vẫn chưa thanh toán, dẫn đến thâm hụt vốn, gây ra rủi ro thanh khoản.
Ngày càng nhiều nguồn huy động ổn định đến từ mảng bán lẻ nhưng chúng lại có kỳ hạn ngắn. Thường thì khối lượng nguồn này không đủ để làm công tác tài chính cho tất cả tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Tổng Hợp Kết Quả Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Liên Quan
- Phân Tích Thống Kê Mô Tả Giữa Các Biến Trong Mô Hình
- Biến Động Của Cap Và Liq Của Nhtmcp Trong 2010 - 2017
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Các ngân hàng đưa ra từng quyền chọn cho từng cơ sở khách hàng của họ. Khách hàng có thể khác nhau về tên, hay như các cam kết tín dụng; cơ sở phương tiện cho hoạt động thế chấp; điều kiện thanh toán nợ trước hạn. Nhưng họ đều có đặc điểm chung: các quyền chọn có thể hoặc không thể thực hiện được, hoặc chỉ thực hiện được một phần và thời gian của sự kiện thì rất nhiều cho một khung thời gian đã thỏa thuận.
Nếu ngân hàng cho phép khe hở thanh khoản tồn tại thì nguồn huy động sẽ đáo hạn trước khi các khoản cho vay được thanh toán. Do đó, ngân hàng sẽ phải bổ sung vốn của các khoản vay cũ trong khoảng thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn bằng cách tham gia vào thị trường tương lai.
Việc tài trợ vốn tại thời điểm tương lai có thể được thực hiện dễ dàng như thế nào trên thị trường và mức giá phải trả vào thời điểm đó trong tương lai là hoàn toàn không biết trước được.
Một vài tài sản nhìn chung là có thể bán được, ví dụ như chúng có chuyển đổi thành tiền mặt thông qua việc bán hoặc tham gia vào giao dịch repo. Vì điều kiện của các công cụ và thị trường có thể thay đổi nên giá trị cũng như thanh khoản của chúng cũng có thể thay đổi.
Sự sẵn sàng của thị trường để cung cấp vốn sẽ phụ thuộc vào sự vững chắc về tài chính của tổ chức đi vay, theo như đánh giá của thị trường tại thời điểm trong tương lai.
Tình hình tài chính của ngân hàng, cũng như nhận thức của nó theo thị trường, được tạo thành từ các dữ liệu kinh doanh liên quan khác nhau như số lượng và chất lượng của rủi ro, vốn và tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời và xu hướng kỳ vọng trong tương lai, ngoài ra còn một số ít khác nữa.
Hiện nay không có ai có thể đảm bảo cho sự dự đoán tình hình tài chính của riêng mình trong một vài năm tới là gì. Hơn thế nữa, không ai biết tình hình tài chính sẽ được nhận thức như thế nào bởi thị trường tại thời điểm đó.
Từ những khái niệm về rủi ro thanh khoản được nhắc đến ở trên thì tác giả cũng đưa ra nhận định về rủi ro thanh khoản của riêng mình như sau: Rủi ro thanh khoản của ngân hàng xảy ra khi ngân hàng không đủ khả năng cho trả các nghĩa vụ đã cam kết một cách kịp thời, đồng thời sử dụng chi phí quá cao trong việc huy động nguồn vốn chi trả dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây thua lỗ và hậu quả nặng nề nhất là phá sản.
Với các rủi ro thanh khoản được Duttweiler tổng hợp như trên thì rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào bởi có rất nhiều tác động của nhiều yếu tố đến thanh khoản mà chúng ta không thể lường trước được như diễn biến của thị trường, chính sách quản lý hoạt động của ngân hàng... Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân, lý do tại sao các rủi ro đó có thể xảy ra là điều cần thiết.
2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản ngân hàng
Học thuyết về rủi ro thanh khoản của Drehmann & Nikolaou (2010) đã giải thích nguyên nhân nào gây ra rủi ro thanh khoản cho các tổ chức tài chính nói chung cũng như ngân hàng nói riêng như sau:
Đầu tiên, các ngân hàng huy động một khoản tiền gửi ngắn hạn từ cá nhân, các doanh nghiệp và từ các TCTD khác. Sau đó, ngân hàng đem nguồn huy động này để cấp tín dụng dài hạn cho các khoản nợ của họ. Rất hiếm khi dòng tiền vào từ tài sản sẽ cân bằng với dòng tiền ra để b đắp cho các khoản nợ. Vấn đề liên quan đến trường hợp không tương thích kỳ hạn là ngân hàng nắm giữ một tỷ lệ cao bất thường của các khoản nợ phải trả ngay lập tức (tài khoản thanh toán không kỳ hạn và vay thị trường tiền tệ). Do đó, ngân hàng phải luôn trong tư thế sẵn sàng để đáp ứng với nhu cầu tiền mặt ngay lập tức mà có thể tăng gấp mấy lần vào một số thời điểm cụ thể như cuối tuần, ngày lễ, một số m a đặc biệt trong năm (Drehmann & Nikolaou, 2010).
Thứ hai, sự nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng lên, người gửi tiền sẽ có xu hướng rút tiền gửi để tìm đến nơi nào chào họ với lãi suất cao hơn. Khách hàng đi vay có thể từ bỏ hay trì hoãn ý định cho khoản vay mới hoặc nhanh chóng rút ra
khỏi các khoản tín dụng để tìm đến khoản vay lãi suất thấp hơn. Do đó, sự biến động của lãi suất tác động lên cả nhu cầu của khách hàng tiền gửi và khách hàng đi vay, mỗi đối tượng có tác động mạnh mẽ đến thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, giá trị thị trường của tài sản ngân hàng cũng bị tác động bởi sự biến động của lãi suất khi mà ngân hàng có thể phải bán tài sản của mình để nhằm mục đích tăng vốn thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay vốn trên thị trường tiền tệ.
Một tổ chức tài chính phải dành sự ưu tiên cao trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Thất bại trong việc quản lý thanh khoản sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong việc đánh mất sự tin cậy của khách hàng về tổ chức. Có thể dễ dàng tưởng tượng ra được hành động của khách hàng như thế nào nếu một ngày nào đó các giao dịch rút tiền mặt, rút tiền gửi từ quầy giao dịch hay ATM không thể thực hiện được do ngân hàng hết tiền. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc quản lý thanh khoản là phải giữ liên hệ chặt chẽ với các đối tượng tiền gửi lớn nhất của ngân hàng và các khách hàng có hạn mức tín dụng chưa sử dụng để xác định nhu cầu, thời điểm rút tiền của họ để luôn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của họ.
Thứ ba, khoản nợ quá hạn là nguyên nhân chính gây ra rủi ro thanh khoản. Ví dụ như một khách hàng tiềm năng vay một khoản vay từ ngân hàng và đồng ý thanh toán vào một ngày nhất định và khi đến hạn khách hàng đó không thể thanh toán, trong khi khách hàng gửi tiền lại đang cần rút tiền gửi ngay c ng thời điểm. Tình huống này rõ ràng ngân hàng không thể đáp ứng và đối mặt với rủi ro thanh khoản xảy ra.
Ngoài ra, các hành vi tham ô, gian lận của nội bộ ngân hàng cũng có thể gây ra rủi ro thanh khoản. Điều này hoàn toàn bất lợi cho ngân hàng, có thể gây tổn thất cho hoạt động của ngân hàng và sự sụp đổ là điều hoàn toàn có khả năng.
2.3. Các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng
Với thanh khoản thì từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng như Bunda & Desquilbet (2008), Aspachs và cộng sự (2005), Vodová (2011), Vũ Thị Hồng (2015)... Tuy mỗi nghiên
cứu đều chọn riêng cho mình các yếu tố tác động là khác nhau nhưng có thể dễ dàng thấy được sự phân loại của các yếu tố chia thành hai nhóm chính:
Nhóm đầu tiên liên quan đến các yếu tố nội tại như lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn... Các yếu tố này tồn tại tác động như thế nào đến thanh khoản đều do chính hoạt động của ngân hàng.
Nhóm còn lại liên quan đến các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất bình quân liên ngân hàng...
2.3.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)
Tỷ lệ này đo lường bằng vốn chủ sở hữu (VCSH) chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho ra các kết quả khác nhau về sự tác động của tỷ lệ VCSH lên thanh khoản. Điển hình như nghiên cứu Vodová (2011) cho rằng ngân hàng với VCSH thấp thì sẽ chú ý nhiều hơn đến việc quản lý rủi ro thanh khoản hơn và nắm giữ khối lượng lớn tài sản thanh khoản. Điều này tương đương với nhận định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì tài sản thanh khoản cho hoạt động ngân hàng càng nhỏ nhằm để giữ cân bằng giữa nợ thanh khoản và tài sản thanh khoản (Bunda & Desquilbet, 2008). Ngược lại, Vũ Thị Hồng (2015) nghiên cứu cho ra kết quả đồng biến giữa tỷ lệ VSCH với thanh khoản ngân hàng. Kết quả được lý giải là do khi các ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì đồng nghĩa với việc vỡ nợ thấp, đồng thời tăng uy tín cho ngân hàng và thu hút được nguồn huy động lớn từ khách hàng, giúp gia tăng thanh khoản cho ngân hàng chống chọi với khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.
2.3.2. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ lệ này được đo lường bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ngân hàng nhận được từ việc sử dụng, đầu tư tài sản đã trừ đi khoản thuế phải nộp) chia cho Tổng tài sản. Theo thuyết Ưa chuộng thanh khoản của Keynes thì tiền mặt không mang lại lợi nhuận và muốn sinh lời thì phải sử dụng nó cho việc đầu tư, hoạt động sinh lãi nào đó, có thể lấy ví dụ như mua chứng khoán chẳng hạn. Tiền có thanh
khoản cao nhất nên việc nắm giữ nhiều tiền có lợi là sẽ tăng thanh khoản. Trong khi đó đầu tư vào chứng khoán có thể đem lại lợi nhuận chính là tiền lãi nhận được từ chứng khoán. Do đó, ta có thể thấy mối quan hệ nghịch biến giữa thanh khoản và lợi nhuận. Bất cứ đối tượng nào (kể cả ngân hàng) với mục tiêu kiếm lợi nhuận đều phải đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận. Muốn đạt lợi nhuận cao thì buộc phải giảm bớt tài sản thanh khoản để đầu tư vào các tài sản ít thanh khoản hơn. Ngược lại, nếu muốn đảm bảo thanh khoản cao thì sẽ đánh mất chi phí cơ hội của tài sản thanh khoản (tức lợi nhuận bị mất đi do không nắm giữ tài sản thay thế khác sinh lợi cao hơn).
Dựa trên nghiên cứu về chi phí phá sản dự kiến (Expected bankruptcy costs) của Berger (1995) thì những ngân hàng có lợi nhuận thấp sẽ tập trung vào mục đích tăng lợi nhuận nên sẽ đầu tư chủ yếu vào các danh mục có độ rủi ro cao, kết quả là làm giảm đi tỷ trọng tài sản thanh khoản và từ đó khả năng thanh khoản giảm đi (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016). Ngược lại, nếu ngân hàng có lợi nhuận cao thì lúc này họ chú trọng đến sự an toàn và hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng và tăng cường vào tài sản thanh khoản nhiều hơn để tránh sự vỡ nợ (Bunda & Desquilbet, 2008).
Nghiên cứu của Vodová (2011) xác định các yếu tố tác động đến thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng tài chính tại Slovakia cho ra kết quả đồng biến giữa lợi nhuận với chỉ số thanh khoản được đo bằng tài sản thanh khoản. Tuy nhiên, với chỉ số thanh khoản được đo bằng các khoản cho vay thì lại đi ngược với lý thuyết cũng như kỳ vọng của ông, khi mà lợi nhuận lại nghịch biến với thanh khoản. Lý giải cho kết này quả thì là do tác động của khủng hoảng tài chính đến ngân hàng và khách hàng. Do khủng hoảng, lợi nhuận ngân hàng giảm nhưng đồng thời nhu cầu vay vốn khách hàng lại tăng trong giai đoạn này, dẫn đến ngân hàng tăng cường cho vay nhiều hơn và kết quả là làm giảm thanh khoản.
Với hai luồng ý kiến, với nghiên cứu này, tác giả quyết định tìm ra mối quan hệ giữa chỉ số thanh khoản được đo lường bằng các khoản cho vay với tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản (ROA) để xem sự tác động của hai biến này tại thị trường Việt Nam có diễn biến như thế nào, sẽ tương tự hay sẽ có sự khác biệt t y vào sự khác biệt nền kinh tế hay hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
2.3.3. Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Về mặt lý thuyết tín hiệu, quy mô ngân hàng tỷ lệ thuận với thanh khoản, tức khi ngân hàng mở rộng quy mô sẽ đem lại tín hiệu tích cực cho ngân hàng, tạo động lực cho ngân hàng mở rộng huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau làm tăng thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp ngược lại, tức khi quy mô càng lớn sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này có thể xảy ra đối với các ngân hàng có nhận định quá lớn để sụp đổ – too big to fail (các ngân hàng có quy mô lớn, đặc biệt nhận đảm bảo, hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ trong các tình huống tồi tệ) khi mà với sự đảm bảo họ mạnh dạn đầu tư vào các tài sản rủi ro cao hơn nhằm mục đích tăng lợi nhuận. Từ đó có thể gây tổn hại đến hoạt động ngân hàng, làm giảm thanh khoản. Ngoài ra, theo như B i Nguyên Khá (2016) nguyên nhân cũng có thể là do tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản không bắt kịp tốc độ huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các tài sản ngắn hạn nhằm tăng lợi nhuận chứ không tập trung vào mục đích tăng thanh khoản.
2.3.4. Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR)
Tỷ lệ này được đo lường dựa trên Tổng cho vay chia cho Tổng huy động. Trong đó, nguồn huy động vốn theo Thông tư 13/2010/NHNN gồm các khoản tiền gửi của khách hàng và TCTD (ngoại trừ Kho bạc), tiền vay của TCTD và phát hành giấy tờ có giá. Tỷ lệ này đo lường mức độ dư nợ của các khoản vay với nguồn vốn ổn định, thường là tiền gửi từ các hộ gia đình và các công ty phi tài chính. Khi các khoản vay vượt quá cơ sở tiền gửi, ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ mà họ tiếp cận thị trường tài chính. Vì vậy, khe hở tài trợ lớn đồng nghĩa với sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn thị trường mà rất mong manh hoặc đắt hơn nguồn vốn bán lẻ, đặc biệt nếu liên quan đến việc nguồn vốn thị trường không an toàn.
Theo Thông tư 13, tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng là 80%. Tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng đang mạo hiểm với thanh khoản khi mà ngân hàng cho vay nhiều hơn so với nguồn vốn huy động. Nghiên cứu của Mai Thị Phương Th y và B i Thị Điệp (2018) cho rằng việc ngân hàng sử dụng nguồn huy động ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi khách hàng) để cho vay (chủ yếu là vay trung, dài hạn) sẽ tạo cho ngân hàng áp lực chi trả trong trường hợp khách hàng tiền gửi rút trước hạn đột ngột tăng mạnh. Việc này có thể đẩy ngân hàng vào trạng thái thanh khoản yếu kém khi mà không thể cân đối kỳ hạn giữa cho vay và huy động. Tỷ lệ này thấp, cho vay ít hơn huy động nên khả năng thanh khoản sẽ tăng lên (Golin, 2001). Các nền kinh tế nơi mà các ngân hàng có tỷ lệ này tương đối thấp sẽ vượt qua khủng hoảng tương đối tốt (Cecchetti và cộng sự, 2011). Tuy nhiên nếu quá thấp chứng tỏ ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn và hiệu quả sử dụng không được cao.
Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) cho kết quả nghịch biến giữa tỷ lệ này với khả năng thanh khoản với lý do nguồn huy động chủ yếu là ngắn hạn thì khi ngân hàng cho vay nhiều thì nó sẽ tài trợ cho các tài sản ít thanh khoản và dẫn đến thanh khoản giảm.
2.3.5. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Dự phòng rủi ro tín dụng hiển thị cho khoản tiền được ngân hàng trích ra để lập dự phòng cho các khoản vay trong trường hợp khoản vay gặp tổn thất do khách hàng mất khả năng trả nợ. Tỷ lệ này là chi phí được trích ra từ dư nợ cho vay để lập dự phòng cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với các khoản vay. Thakor (1987) cho rằng mức độ các khoản trích lập dự phòng biểu thị chất lượng tài sản ngân hàng và những tín hiệu thay đổi hoạt động trong tương lai. Theo lý thuyết làm phẳng thu nhập, trong những năm ngân hàng hoạt động thuận lợi thì sẽ tăng trích lập dự phòng rủi ro để b đắp cho những năm lợi nhuận thấp, đồng thời những năm khó khăn sẽ giảm trích lập và ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của ngân hàng (Anadarajan và cộng sự, 2005).
Đúng với lý thuyết làm phẳng thu nhập, nghiên cứu của Lê Long Hậu và Nguyễn Ái Nhi (2016) về yếu tố ảnh hưởng đến sự yếu kém hiệu quả dự phòng rủi