Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


TÓM TẮT

Nghiên cứu này thực hiện phân tích các yếu tố nội tại và cả yếu tố vĩ mô của các ngân hàng thương mại cổ phần để xem xét tác động của các yếu tố này lên thanh khoản như thế nào. Với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến sẽ lượng hóa được sự tác động của các biến độc lập bao gồm các yếu tố nội tại và vĩ mô lên biến phụ thuộc thanh khoản. Chỉ số thanh khoản về khoản cho vay trên tổng tài sản được làm đại diện cho thanh khoản trong nghiên cứu này. Mẫu nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng thương mại cổ phần được nghiên cứu định lượng trong phạm vi tại nước Việt Nam và trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017. Giai đoạn nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc cập nhật dữ liệu cũng như thực nghiệm mới nhất cho công trình nghiên cứu về thanh khoản.

Nghiên cứu sử dụng hồi quy tuyến tính đa biến thông qua dữ liệu bảng đã đưa ra được kết luận về sự tác động của các yếu tố đến thanh khoản, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và đồng thời trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Kết quả bao gồm sự tác động của cả yếu tố nội tại lẫn yếu tố vĩ mô. Với các yếu tố đến từ chính hoạt động ngân hàng như quy mô ngân hàng SIZE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP có tác động ngược chiều tới thanh khoản, duy chỉ có yếu tố tỷ lệ cho vay trên huy động LDR thì tác động c ng chiều với thanh khoản. Bên cạnh đó, thanh khoản cũng chịu sự tác động của yếu tố vĩ mô, điển hình là lạm phát INF đồng biến với thanh khoản. Đối với các yếu tố còn lại, với thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thì chưa tìm thấy mối liên hệ nào, bao gồm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA và tăng trưởng kinh tế GDP với thanh khoản.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Theo như Diamond & Dybvig (1983) việc đảm bảo thanh khoản là cần thiết để phòng tránh các rủi ro về thanh khoản. Nguyên nhân là do các khoản cho vay là tài sản kém thanh khoản cho nên việc rút tiền gửi đột ngột sẽ dẫn đến khả năng mất thanh toán, có thể khiến cho hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung phải đối mặt với khủng hoảng, thậm chí là phá sản. Hậu quả nặng nề từ việc mất thanh khoản phải kể đến cuộc khủng hoảng từ cho vay dưới chuẩn của Mỹ vào năm 2007 – hay còn gọi là bong bóng bất động sản đã làm cho toàn hệ thống nền kinh tế Mỹ “tê liệt” và kéo theo nền kinh tế các quốc gia khác bị ảnh hưởng theo. Nguyên nhân được Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng chỉ ra là từ rủi ro thanh khoản khi mà các ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản họat động có vấn đề thanh khoản lớn của họ.

Từ cuộc khủng hoảng trên, việc đảm bảo thanh khoản luôn là vấn đề mà không chỉ ngân hàng nước ngoài quan tâm mà các ngân hàng trong nước cũng xem đây là điều sống còn cho chính ngân hàng của họ. Từ xưa đến nay đã xuất hiện rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến thanh khoản, bao gồm các chủ đề về các yếu tố nào tác động đến thanh khoản nói chung (Aspachs và cộng sự, 2005; Valla và cộng sự, 2006) và tác động của các yếu tố đến thanh khoản của ngân hàng với đặc trưng riêng v ng miền như nghiên cứu của Vodová (2011) về thanh khoản ngân hàng tại nước Séc. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn xem xét đến mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với những đặc điểm chuyên biệt như tỷ giá hối đoái (Bunda & Desquilbet, 2008), lợi nhuận (Lartey và cộng sự, 2013), chính sách tiền tệ (Lucchetta, 2007)... Tuy rất nhiều nghiên cứu về thanh khỏan với nhiều chủ đề khác nhau, giải đáp những câu hỏi nghiên cứu riêng nhưng mục tiêu chung của các nghiên cứu đều là hướng đến quản trị rủi ro thanh khoản nhằm giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh (B i Nguyên Khá, 2016), đảm bảo thanh khoản


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

(Duttweiler, 2009) để tránh tình trạng kém thanh khoản dẫn đến đỗ vỡ, sụp đổ (Bunda & Desquilbet, 2008). Và điều này không ngoại lệ với nền kinh tế tại Việt Nam khi mà hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính – tiền tệ của cả nước.

Tại Việt Nam hiện chưa có bất kỳ ngân hàng nào rơi vào trạng thái mất thanh khoản tuy nhiên cũng không thể không coi trọng vấn đề này. Do đó, các nghiên cứu về thanh khoản tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều hơn. Cụ thể như nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) nhận diện rủi ro thanh khoản thông qua các hoạt động liên ngân hàng, vốn tự có đảm bảo thanh khoản của ngân hàng và thậm chí rộng hơn khi nghiên cứu cả các yếu tố vĩ mô như lạm phát, độ trễ chính sách và tăng trưởng kinh tế có tác động như thế nào đến thanh khoản. Ngoài ra, một nghiên cứu cũng khá nổi bật là của Vũ Thị Hồng (2015) với phạm vi nghiên cứu rộng hơn lên đến 37 ngân hàng tại Việt Nam. Tuy không đề cập đến các nhân tố vĩ mô nhưng nghiên cứu này đánh mạnh hơn về sự tác động của các hoạt động tín dụng đến thanh khoản, bao gồm về nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng và hoạt động cho vay trên huy động ngắn hạn. Có thể thấy, chủ đề thanh khoản tại Việt Nam ngày càng được chú trọng và phân tích sự tác động từ nhiều phương diện khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2

Với các nghiên cứu thực nghiệm từ trước đến nay cũng như thực tế đã từng xảy ra, có rất nhiều yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng và d cho tác động trực tiếp hay gián tiếp thì đều có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Do đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm xác định các yếu tố nào tác động đến thanh khoản và sự ảnh hưởng ấy diễn biến ra sao để có thể cho các ngân hàng tham khảo và lựa chọn riêng cho mình cách quản trị rủi ro thanh khoản ph hợp với ngân hàng mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.


Mục tiêu cụ thể: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ đó, đo lường chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Và cuối c ng là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao và bảo đảm thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả thực hiện bài nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi:

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?

- Các yếu tố này tác động như thế nào đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu về các biến độc lập tài chính của các ngân hàng được tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2017. Mẫu nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng với tổng 160 quan sát cho dữ liệu bảng.

Dữ liệu về các biến độc lập vĩ mô được tập hợp trực tiếp từ website Tổng cục Thống kê trong năm 2010 – 2017.

Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (Panel data) thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô


hình. Với mô hình Pooled OLS, FEM (Random effects model) và REM (Fixed effects model) tác giả sử dụng các kiểm định khác nhau để chọn ra mô hình ph hợp nhất. Cuối c ng, tác giả sử dụng phương pháp GMM nhằm đảm bảo tính vững và hiệu quả ước lượng trong mô hình tồn tại các khiếm khuyết. Phần mềm được sử dụng là STATA 13 và STATA 12.

1.6. Kết cấu của luận án

Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

1.7. Ý nghĩa khoa học

Ý nghĩa mang tính khoa học: cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về cũng như củng cố các lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng.

Ý nghĩa mang tính thực tiễn: Từ bài nghiên cứu sẽ giúp cho các NHTMCP Việt Nam thấy được mức độ tác động của các yếu tố được nghiên cứu đến thanh khoản. Từ đó, các nhà quản trị ngân hàng sẽ xác định được yếu tố nào tác động tích cực, yếu tố nào tác động tiêu cực đến thanh khoản để có thể đưa ra các chính sách ph hợp nhất để loại bỏ các yếu tố tiêu cực, đồng thời tăng cường phát triển các yếu tố tích cực nhằm tăng thanh khoản cho ngân hàng.

1.8. Đóng góp của nghiên cứu

Đóng góp nghiên cứu này mang đến là sự cập nhật số liệu mới nhất mà tác giả đã thu thập được và phân tích. Từ đó, tác giả có thể đưa ra xu hướng tình hình chung của thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2017 – một giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam dần dần bước vào giai đoạn tái cơ cấu ngành


ngân hàng (Nguyễn Xuân Thành, 2016). Và cuối c ng là giúp các ngân hàng nói chung dự báo về rủi ro thanh khoản có thể gặp phải trong tương lai và c ng nhau hợp tác tìm ra các giải pháp phòng tránh, tháo gỡ.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu và lược khảo nội dung các nghiên cứu trước đây về thanh khoản của các tác giả trên khắp thế giới tại nhiều mốc thời gian khác nhau. Tác giả sẽ tổng hợp các tài liệu liên quan đến các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng từ lý thuyết cho đến các nghiên cứu thực nghiệm. Có thể xem chương này là cơ sở cho tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu cũng như mô hình thực nghiệm của riêng mình trong chương 3.

2.1. Các khái niệm


2.1.1. Tính thanh khoản


Lý thuyết tài chính định nghĩa về tiền là tài sản phi rủi ro để lưu trữ giá trị hay được sử dụng như công cụ trao đổi mà được thị trường cung cầu chấp nhận. Tiền được xem là đại diện cho thanh khoản mang tính sơ khai nhất là thanh khoản tài sản. Tiền có tính thanh khoản cao nhất, dễ dàng trao đổi và là thước đo thanh khoản của tài sản khác. Theo Calomiris (2013) thì tiền mặt là một tài sản ít rủi ro và có thể quan sát được nên việc các ngân hàng nắm giữ đủ tiền mặt đồng nghĩa việc họ loại bỏ rủi ro vỡ nợ ra khỏi phần nào danh mục đầu tư của họ.

Lý thuyết tài chính cũng chỉ ra được vai trò của các tổ chức trung gian cung cấp thanh khoản (cụ thể và điển hình là ngân hàng). Các ngân hàng có chức năng cung cấp các khoản vay cho các đối tượng cần vốn cũng như huy động cho các đối tượng có lượng tiền nhàn rỗi. Với nhu cầu phát triển mạnh mẽ thì đòi hỏi ngân hàng phải có khả năng đáp ứng nhu cầu giải ngân của khách hàng kịp thời, đồng thời nhu cầu rút tiền từ tiền gửi huy động kịp lúc. Từ đó sinh ra định nghĩa mở rộng và chuyên biệt hơn thanh khoản ngân hàng.

Thị trường tài chính ngày càng tăng nhanh chóng qua các năm, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Từ đó bổ sung thêm một định nghĩa đầy đủ hơn về thanh khoản thanh khoản thị trường. Theo Bervas (2006), thanh khoản thị trường được


đánh giá dựa trên chi phí giao dịch, chiều sâu thị trường và khả năng phục hồi thị trường.

Duttweiler (2009) cho ra hai khái niệm về thanh khoản: (1) Thanh khoản tự nhiên liên quan đến dòng lưu chuyển của tài sản và nợ có kỳ hạn đáo hạn pháp lý. Đặc biệt trong ngân hàng, giao dịch với khách hàng tại thời điểm đáo hạn thì thường quay vòng, thậm chí là c ng khoảng tiền hoặc lớn hơn/nhỏ hơn. Cơ bản hành động của khách hàng nhìn chung có thể dự đoán được. (2) Thanh khoản nhân tạo là thanh khoản tạo ra do khả năng chuyển đổi từ tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn. Chứng khoán được cho là dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Thị trường cho sản phẩm này hầu hết rất sâu và rộng rãi, miễn là còn một công ty nào đó muốn chuyển các chứng khoán nắm giữ thành tiền thì thị trường vẫn sẽ tiếp nhận giao dịch, thậm chí giá của chứng khoán sẽ không bị tác động tiêu cực nào.

2.1.2. Thanh khoản ngân hàng


Theo Basel (2008) định nghĩa về thanh khoản ngân hàng như sau “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép”. Khi ngân hàng không thể thực hiện các nghĩa vụ như giải ngân các khoản vay, chi trả tiền gửi khi đáo hạn hay các hoạt động thanh toán, giao dịch tài chính đầy đủ và kịp thời thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mất khả năng thanh khoản (Bessis, 2012).

Theo Calomiris (2013), việc ngân hàng nắm giữ đủ tiền mặt sẽ là một cam kết về thanh khoản của ngân hàng đối với các khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn mà thiếu thông tin về tài sản ngân hàng cũng như hành vi của ngân hàng trong việc quản lý rủi ro. Với cam kết này thì ngân hàng có thể có được sự tự tin trong việc quản lý rủi ro thanh khoản, thu hút thêm và duy trì các khoản tiền gửi từ khách hàng.

Với các định nghĩa được tập hợp ở trên thì tác giả có thể đúc kết về khái niệm thanh khoản ngân hàng được thể hiện bằng việc ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ đã cam kết như rút tiền gửi khi đáo hạn hay giải ngân các khoản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023