Những Đánh Giá Trực Tiếp Của Du Khách Về Những Điều Hài Lòng Và Không Hài Lòng Khi Đi Du Lịch Tại Cà Mau.


dạng…nên đây là điều dễ dàng khắc phục trong tương lai.


Bên cạnh đó, đối với những tiêu chí còn lại, cần phải được duy trì và ngày càng cải tiến cao hơn nữa vì mức độ “bình thường” vẫn nằm ở mức 50% để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách và ngày càng phù hợp với điều kiện ngày càng phát triển cao của xã hội, để làm sao từ mức đánh giá “bình thường” trở thành mức đánh giá là “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”.


4.6.2.2. Những đánh giá trực tiếp của du khách về những điều hài lòng và không hài lòng khi đi du lịch tại Cà Mau.

Khi tiến hành khảo sát trực tiếp du khách về những điều cảm thấy hài lòng và không hài lòng khi đi du lịch tại Cà Mau thông qua câu hỏi mở (để du khách tự trả lời) thì có kết quả như sau :

- Đối với những vấn đề du khách cảm thấy hài lòng khi đi du lịch tại Cà Mau tập trung cao vẫn là đối với tiêu chí “cảnh quan môi trường biển đảo”. Như vậy, yếu tố mang tính chất khách quan tự nhiên là thế mạnh hấp dẫn du khách đến với Cà Mau. Do đó, chính quyền địa phương phải cùng kết hợp với các nhà kinh doanh du lịch tại Cà Mau cần phải biết cách giữ gìn, tôn tạo và kiến thiết về mặt cảnh quan nói chung trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển du lịch sao cho phù hợp và giữ gìn được vẻ đẹp thiên nhiên sẵn có đối với Cà Mau.

- Đối với những điều du khách cảm thấy không hài lòng khi đi du lịch tại Cà Mau thì tập trung cao vẫn là đối với vấn đề “nạn bán hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách”. Đây là một vấn đề rất đáng lưu ý, với tệ nạnnày sẽ làm du khách cảm thấy bất bình và khó chịu, nhưng để giải quyết thì thật sự không quá khó, chỉ cần có sự quyết liệt của chính quyền địa phương cùng với sự cộng tác của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sẽ giải quyết một cách dứt điểm.

Như vậy, với kết quả trên cho thấy để phát huy những điều du khách cảm thấy hài lòng và khắc phục những điều du khách chưa hài lòng khi đi du lịch tại Cà Mau thì vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng (đó là các đơn vị chủ quản, đơn vị quản lý và vận hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


lịch tại Cà Mau).

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 12


4.6.2.3. Sự so sánh với các nơi du lịch khác


Qua việc đánh giá và so sánh của du khách về những nơi du lịch mà du khách đã từng đi qua so với Cà Mau ta thấy rằng ở tất cả các yếu tố như: về phong cách thái độ phục vụ, về sự đáp ứng của các dịch vụ, về giá cả nói chung thì Cà Mau là nơi được du khách đánh giá tốt hơn so với Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp (điểm bình quân ở tất cả các tiêu chí là ở khoảng 8 điểm – theo thang điểm 10). Bên cạnh đó, Kiên Giang là nơi được du khách đánh giá cũng rất tốt về các yếu tố trên (chỉ xếp sau Cà Mau), tiếp đến là Cần Thơ và cuối cùng là Đồng Tháp, điều đó đã cho thấy rò ưu thế vượt trội của du lịch Cà Mau. Do đó, du lịch Cà Mau cần phải tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những thế mạnh và điều kiện kinh doanh vốn sẵn có để tiếp tục thu hút du khách, nâng cao khả năng cạnh tranh so với những nơi du lịch khác, đặc biệt về mặt giá cả nói chung trong du lịch cần được xem xét cải thiện ngay lập tức.

4.6.2.4. Một số phân khúc du khách đi du lịch tại Cà Mau


Qua kết quả kiểm định và phân tích kết quả nghiên cứu trên, ta có nhận định chung về những nhóm du khách đi du lịch tại Cà Mau là nhóm đám đông, có mức thu nhập bình quân/tháng không cao, ở độ tuổi trẻ, đi du lịch theo điều kiện. Đây là những đặc điểm rất quan trọng để các nhà kinh doanh du lịch tại Cà Mau nghiên cứu, đáp ứng và cung cấp các dịch vụ sao cho phù hợp, đảm bảo hài lòng nhu cầu của du khách với chi phí thấp nhất, cụ thể:

- Dịp đi du lịch chủ yếu của du khách là: thích thì đi, dịp hè, lễ lớn - tết và đối tượng đi du lịch cùng chủ yếu là đi cùng với gia đình, người thân, cơ quan đoàn thể, nhóm bạn bè với mục đích chính là để thư giãn và có thể kết hợp giải quyết một số công việc khác. Phương tiện đi du lịch đến Cà Mau chủ yếu là xe ôtô và xe máy.

- Đối tượng đi du lịch tại Cà Mau tập trung ở độ tuổi tương đối trẻ, thu nhập bình quân ở mức khá (5 triệu đồng/tháng), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và có trình độ tập trung cao ở bậc đại học và Cao đẳng.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT


5.1.1. Các đề xuất về mặt nghiên cứu lý thuyết


Như đã trình bày ở các phần trước và nội dung ở phần một số hạn chế của đề tài đã chỉ ra một số điểm cần khắc phục của đề tài và gợi ý cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, theo tác giả, vì điều kiện hạn chế và trong phạm vi mục tiêu, ý nghĩa của đề tài, tiến trình nghiên cứu đã cơ bản hoàn thành và đưa ra được những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau. Tuy nhiên, để đề tài có được sự đóng góp thực tiễn hơn, đề ra một số chính sách khách quan và chính xác hơn, các hướng nghiên cứu tiếp theo cần:

- Về các tiêu chí và thang đo đánh giá: vận dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành của đề tài và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ (phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm…) để có thể đưa ra thang đo hoàn thiện và sát với thực tiễn hơn.

- Về phạm vi nghiên cứu : sau khi đã có bộ tiêu chí và thang đo hoàn thiện thì có thể thực hiện điều tra trên diện rộng ở một số nơi du lịch biển khác nhau (có điều kiện kinhn doanh du lịch tương đồng với Cà Mau) để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích và có cơ sở để hoàn thiện mô hình nghiên cứu chung mang tính khái quát chung về vấn đề nghiên cứu là “đánh giá sự hài lòng của du khách khi đi du lịch tại nơi XYZ”.

- Về đối tượng nghiên cứu:


+ Đối với mẫu điều tra: cần có quota mẫu theo nhiều tiêu chí được lựa chọn để đối tượng nghiên cứu mang tính khái quát cao và hạn chế sử dụng mẫu thuận tiện trong điều tra.

+ Đối với đối tượng du khách: có thể tiến hành nghiên cứu thêm đối với đối với du khách quốc tế về cùng vấn đề trên. Tuy nhiên, khi tiến hành điều này cần lưu ý có sự khác biệt rất nhiều về văn hoá tiêu dùng, lối sống, hành vi, cách ứng xử…của các đối tượng du khách đến từ các nơi khác nhau vì điều này có liên quan


đến việc hình thành bộ tiêu chí để xây dựng các thang đo đo lường.


- Trong các nghiên cứu tiếp theo, cần lưu ý thêm ở một số yếu tố khác có liên quan đến sự hài lòng của du khách khi đi du lịch như tính mùa vụ, các chương trình khuyến mãi, các chương trình lễ hội…điều này cũng liên quan đến việc xây dựng bộ tiêu chí và các thang đo.

- Cuối cùng, nếu thực hiện tốt các vấn đề trên trong nghiên cứu lần sau, hy vọng rằng kết quả nghiên cứu được phân tích có khoa học, có căn cứ mang tính chuẩn hoá thì sẽ có thể đưa ra được những đề xuất, những chính sách khả thi và thực tế để góp phần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của du lịch biển Cà Mau so với các nơi khác, cũng như có thể hài lòng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau.

5.1.2. Các đề xuất về mặt thực tiễn trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau

Dựa vào kết quả nghiên cứu và các phân tích ở trên, ta thấy rằng đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau ở hiện tại thì có hai nhóm nhân tố cơ bản tác động đến mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau (theo sự đánh giá của chính bản thân du khách), đó là : nhóm nhân tố khách quan (điều kiện thiên nhiên, chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội…) và nhóm nhân tố chủ quan (liên quan đến hoạt động phục vụ và cung ứng các dịch vụ của các nhà kinh doanh du lịch). Do đó, ở góc độ này có các đề xuất như sau:

5.1.2.1. Đối với chính quyền địa phương, các đơn vị chủ quản đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau, các đơn vị hổ trợ - xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tại Cà Mau (liên quan đến nhóm nhân tố khách quan):

- Cần phải giữ gìn cảnh quan biển, đảo vốn có mang tính tự nhiên.


- Nâng cấp cơ sở vật chất, nên có qui hoạch tổng thể về kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch, tránh có sự đầu tư tràn lan, thiếu chiều sâu, qui mô nhỏ lẻ.

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường, tuyên truyền cho người dân tại địa phương và du khách ý thức và thực hiện về vấn đề này.


- Củng cố và phát triển công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch tại địa phương, chuẩn hoá lực lượng này về số lượng và chất lượng.

- Khai thác đúng mức các tuyến du lịch, chú trọng đến công tác bảo tồn và gìn giữ các di tích, lịch sử, thắng cảnh và các khu bảo tồn sinh vật biển.

- Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá về du lịch Cà Mau, xây dựng thương hiệu cho du lịch Cà Mau bằng nhiều phương thức khác nhau.

- Tăng cường kiểm soát giá cả các dịch vụ nói chung vào những mùa cao điểm du lịch và tăng cường kiểm tra vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các hệ thống nhà hàng khách sạn, quán ăn…

- Nâng cấp và hình thành thêm một số trung tâm mua sắm phục vụ người dân và du khách, khuyến khích các tiểu thương đa dạng và đặc trưng hoá các loại hình kinh doanh đồ lưu niệm (cần có chính sách hổ trợ cho các tiểu thương kinh doanh ở lĩnh vực này).

5.1.2.2. Đối với các nhà hoạt động kinh doanh du lịch (liên quan đến nhóm nhân tố chủ quan):

* Về các chính sách liên quan đến các tiêu chí thuộc các thang đo


Đầu tiên, cần phải duy trì và cải tiến hơn nữa các tiêu chí thuộc các thang đo được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố, và điều này cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục vì đối thủ cạnh tranh và khách hàng luôn luôn có sự thay đổi. Những tiêu chí nào được du khách đánh giá cao thì cần được tiếp tục duy trì, những tiêu chí nào bị đánh giá thấp cần phải được cải thiện, thay đổi để ngày càng phù hợp hơn.

Tiếp đến, trong sự đánh giá của du khách về các yếu tố trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau so với các nơi khác mà du khách đã đi qua thì Cà Mau hơn hẳn các nơi khác về mọi mặt, tuy nhiên, điều đó chưa hẳn Cà Mau sẽ là sự lựa chọn số một của du khách khi họ đi du lịch; Do đó, các nhà kinh doanh về du lịch cần phải biết thường xuyên làm mới các dịch vụ của mình để có thể thu hút du khách đến với Cà Mau. Có một số vần đề cần thiết được thực hiện ngay, đó là :


- Nâng cấp, sửa sang lại một số nhà hàng, khách sạn còn hạn chế về mặt trang thiết bị.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên về kỹ năng, trình độ chuyên môn, có khả năng giao tiếp và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ.

- Đa dạng hoá các sản phẩm và các dịch vụ cung ứng cho du khách, phát triển thêm loại hình du lịch nghỉ dưỡng, liên kết với các đơn vị bạn ở các tỉnh khác để mở tour liên tỉnh (khai thác thêm các tuyến du lịch mới), tổ chức thêm các hoạt động vui chơi giải trí cho du khách vào ban đêm (tổ chức các tour đêm)…

- Cải thiện tình hình phục vụ vào mùa cao điểm, cần có kế hoạch tổ chức đón đầu tốt để tránh bị động, gây phiền hà cho du khách.

* Về các chính sách liên quan đến các phân nhóm du khách


Theo kết quả phân tích ở trên, nhìn chung đối tượng du khách nội địa đi du lịch tại Cà Mau chủ yếu là thuộc nhóm du khách đi theo đám đông, có mức thu nhập vừa phải, mục đích đi du lịch là để vui chơi thư giãn…nên cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Về sản phẩm: thiết kế và tổ chức các tour và các dịch vụ có liên quan đối với nhóm đám đông, chất lượng các dịch vụ là phù hợp và đồng nhất, tổ chức các hoạt động trong các tour/gói du lịch có sự tham gia trực tiếp của du khách để tăng thêm sự cộng hưởng nhóm và tính đồng cảm của đám đông.

- Về giá cả: nên đưa ra mức giá của các tour và các dịch vụ phục vụ ở mức giá vừa phải (không cao, không thấp).

- Về phân phối: trong du lịch, sản phẩm du lịch (có cả yếu tố du khách) cũng có sự tham gia ngay trực tiếp vào trong quá trình phân phối và lưu thông, quá trình sử dụng sản phẩm du lịch cũng chính là quá trình phân phối. Do đó, quá trình phân phối trong du lịch phải đồng nhất với chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng cần có hệ thống phân phối các dịch vụ khác đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho chuyến đi của du khách, trong quá trình phân phối phải thực hiện được nhiệm vụ truyền tin chính xác và hiệu quả.


- Về các hoạt động xúc tiến bán hàng (khuyến mãi, truyền thông…): tuỳ theo đặc điểm của từng nhóm du khách khác nhau mà có các phương thức truyền thông để biết được về các hoạt động du lịch tại Cà Mau một cách hợp lý cho khách hàng được biết. Bên cạnh đó, phương thức khuyến mãi cho du khách trong chuyến du lịch cũng khác nhau tuỳ theo từng nhóm đối tượng khách nhưng đại đa số du khách rất thích được tặng qùa lưu niệm khi kết thúc chuyến đi du lịch, đó có thể là những ấn phẩm, áo quần, mũ nón, vật trang sức được làm từ các nguyên vật liệu mang tính đặc thù của địa phương, bưu ảnh…hoặc có thể khuyến mãi về giá tour, giá các dịch vụ đi kèm đối với nhóm du khách đông người…nhưng nhìn chung, quà lưu niệm được nhận là vật khuyến mãi luôn có ý nghĩa đối với du khách.

- Kết hợp và phát triển du lịch gắn với mua sắm, đặc biệt là đối với các sản vật của địa phương (hải sản biển, đồ thủ công mỹ nghệ…) theo mô hình kết hợp tham quan tại nơi sản xuất và bán tại các làng nghề…khi khách có nhu cầu để thu hút khách đến tham quan và mua hàng.

5.2. KIẾN NGHỊ


Một là, quy hoạch phát triển du lịch dựa trên lợi thế so sánh, tập trung đầu tư các dự án phát triển sản phẩm có tính đặc thù, riêng biệt.

Cà Mau với lợi thế về vị trí địa lý, vì vậy tỉnh đã quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái phù hợp ưu thế của mình, dựa trên cơ sở đánh giá đúng tài nguyên du lịch địa phương và phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thiết kế các Chương trình du lịch phù hợp với đặc thù sinh thái địa phương có gắn với làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử – văn hoá, trong đó coi trọng nét đặc thù, để chương trình có nét độc đáo riêng.

Đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Phải đảm bảo sự phân chia lợi ích hợp lý giữa các đơn vị kinh doanh du lịch và công đồng địa phương, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội.


Hai là, liên kết hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Do điều kiện tự nhiên, các sản phẩm du lịch của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường trùng lắp với nhau nên phát triển du lịch tỉnh, Cà Mau cũng không thể tách rời sự phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như du lịch cả nước. Chính vì vậy việc phối hợp với TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng là chiến lược vô cùng quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hạt nhân phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố sẽ có những tác động mạnh mẽ và đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái Cà Mau và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc tăng cường liên kết với các tỉnh sẽ xây dựng được cơ chế hợp tác phát triển du lịch trên cơ sở xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp với tài nguyên du lịch sinh thái, lịch sử-văn hoá của mỗi vùng, theo hướng hạn chế việc phát triển những sản phẩm trùng lắp, dẫn đến tâm lý nhàm chán đối với du khách. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò hợp tác của cộng đồng địa phương trong việc khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên du lịch, môi trường và bản sắc văn hoá để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Ba là, đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của địa phương


Việc đầu tư kết cấu hạ tầng rất quan trọng để thúc đẩy giao lưu hàng hóa, xây dựng và phát triển tuyến du lịch sinh thái gắn các làng nghề truyền thống, tạo sản phẩm riêng biệt cho từng khu, điểm du lịch thu hút du khách.

Đầu tư kết cấu hạ tầng phải phù hợp cảnh quan môi trường du lịch sinh thái tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề truyền thống của địa phương (chủ yếu là hệ thống giao thông, cấp điện, nước, xử lý chất thải bảo vệ môi trường;…). Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ góp phần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường sinh thái cho các khu vực khai thác du lịch; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí