Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


liệu thống kê và đề ra giải pháp xử lý, tuy nhiên, các mô hình nghiên cứu định lượng rất hiếm được thực hiện và công bố trên tạp chí cũng như trên các kênh thông tin tài chính khác.

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây rằng từ những công trình nghiên cứu khoa học, từ những lý thuyết đã được công bố trên thế giới chúng ta có thể vận dụng nghiên cứu thực nghiệm để xem xét tại Việt Nam hay không và liệu rằng kết quả có hỗ trợ cho những suy luận mang tính chất định tính mà bấy lâu nay chúng ta thực hiện hay không. Các nghiên cứu trên thế giới đa số thực hiện tại các quốc gia Châu Âu với các nền kinh tế phát triển. Do đó bài nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”

này đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm vào các công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt nam và định hướng cho các nghiên cứu định lượng sau này, thực hiện bổ sung thêm vào hệ thống các công trình nghiên cứu tại các nền kinh tế đang phát triển.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu‌


Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Mục tiêu của bài nghiên cứu trước tiên là tổng hợp lý thuyết về tín dụng, rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

Trên cơ sở các lý thuyết đã phân tích, tác giả liên hệ phân tích thực trạng rủi ro tín dụng ở Việt Nam, bám sát vào các lý thuyết và các bài nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Tác giả tập trung phân tích tác động của hai nhóm yếu tố chính: nhóm 1 là các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam và nhóm 2 là các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng thương mại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


Dựa vào tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành lựa chọn các biến, thiết lập giả thiết về tương quan giữa các biến và sử dụng mô hình phù hợp để kiểm định về mối liên hệ của các biến với rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Từ kết quả phân tích định lượng tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tiêu biểu và khả thi, cho các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Trong nhiều bài nghiên cứu trước đây, rủi ro tín dụng ngân hàng được đánh giá và đo lường qua nhiều chỉ tiêu: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng. Ở đây, bài nghiên cứu đã lựa chọn tỷ lệ nợ xấu để làm biến đại diện cho đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng, nguyên nhân chủ yếu bởi chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ.

Phạm vi nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014, tuy nhiên, do hạn chế thông tin về các dữ liệu và thời gian thu thập, luận văn sử dụng số liệu của 17 NHTM tại Việt Nam (Danh sách xem phụ lục 1).


1.4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng.

Nghiên cứu định tính: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, mô tả số liệu của các yếu tố nghiên cứu và thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam (đại diện là tỷ lệ nợ xấu). Từ đó có cái nhìn tổng quan về xu hướng tác động


của các biến nghiên cứu đến rủi ro tín dụng. Đồng thời, tác giả tiến hành thống kê, so sánh và phân tích đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập tác động đến rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi quy bội, được kiểm định lần lượt theo ba phương pháp: bình phương bé nhất (OLS), ảnh hưởng cố định (FEM) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM); cuối cùng sẽ chọn ra phương pháp cho kết quả kiểm định tối ưu nhất.

Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc được xác định là tỷ lệ nợ xấu (NPL). Đồng thời các biến độc lập được xác định bao gồm: (i) tăng trưởng tín dụng (CREDGR), (ii) quy mô ngân hàng (SIZE), (iii) dự phòng rủi ro tín dụng (LLR),

(iv) tăng trưởng GDP (GDPGR), (v) chỉ số giá tiêu dùng (CPI), (vi) tỷ lệ thất nghiệp (UEP).

Những dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện theo dữ liệu bảng và các số liệu tài chính được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTM trong thời gian từ năm 2006-2014.


1.5. Kết cấu của bài nghiên cứu‌


Luận văn nghiên cứu gồm 5 chương, ngoài phần giới thiệu và tóm tắt chương thì nội dung chính của mỗi chương được trình bày như sau:

Chương 1: Giới thiệu


Chương 2: Tổng quan các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Kiểm định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam.


Chương 5: Giải pháp cho các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam.


1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu‌


Về mặt khoa học:

Kết quả nghiên cứu đúc kết, hệ thống lại cơ sở lý thuyết về các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam, cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố đặc điểm ngân hàng.

Về mặt thực tiễn:

Thông qua mô hình, với việc xem tỷ lệ nợ xấu đại diện cho rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, bài nghiên cứu xác định mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đồng thời cho thấy bất cứ sự biến động nào của nền kinh tế vĩ mô và các đặc điểm ngân hàng cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Điều này chẳng những giúp cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam chủ động đối phó những tình huống vĩ mô xấu nhất mà còn có những điều chỉnh phù hợp trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trước sự biến động của nền kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, bài viết góp phần giúp các nhà quản lí ngân hàng nhận diện sớm tác động tiêu cực của các yếu tố đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng, giúp kiểm soát tốt các tác động từ việc đẩy mạnh cho vay.

Đối với người nghiên cứu:

Nghiên cứu hoàn thành sẽ giúp người nghiên cứu hoàn thiện khả năng nghiên cứu khoa học cùng với việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến ngân hàng, chủ yếu nhấn mạnh đến các lý thuyết về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó tiếp cận các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tổng hợp các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong các nghiên cứu trước đây.


2.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng‌


2.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại‌


2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng


Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên cạnh đó luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay. Đây chính là quan hệ tín dụng.

Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó để thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả hai bên cùng có lợi và mang tính thỏa thuận.

Tín dụng xuất hiện từ thời kì cổ đại và đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, trong đó, tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng là người cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, với cam kết hoàn trả nợ đúng hạn. Nó không phải là quan hệ dịch


chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng.

2.1.1.2. Sản phẩm tín dụng ngân hàng‌


Cho vay


Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng chuyển giao cho khách hàng quyền sử dụng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả có nợ gốc và lãi.

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.

Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các NHTM càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, hiện nay có nhiều hình thức cho vay khác nhau : thấu chi, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp.

Chiết khấu


Chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ cấp tín dụng, theo đó NHTM thỏa thuận mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Hay nói cách khác, chiết khấu là loại hình tín dụng gián tiếp, trong đó NHTM sẽ thanh toán cho các giấy tờ có giá khi chưa đến hạn, với điều kiện người xin chiết khấu phải chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho ngân hàng.

Giấy tờ có giá được chiết khầu phải thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng đề nghị chiết khấu, thời hạn chiết khấu nằm trong thời hạn còn hiệu lực của giấy tờ có giá, giấy tờ có giá phải được phép giao dịch mua bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh hay các giao dịch hợp pháp khác và được thanh toán vốn và lãi theo quy định của tổ chức phát hành.


Căn cứ theo tính chất rủi ro, chiết khấu được chia làm hai loại: chiết khấu có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Căn cứ theo thời hạn, chiết khấu được chia thành chiết khấu không hoàn lại và chiết khấu có hoàn lại.

Bảo lãnh


Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, NHTM không phải cung ứng vốn cho khách hàng mà chỉ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai. Do được NHTM bảo lãnh mà trong nhiều trường hợp, khách hàng không phải xuất vốn, mà vẫn được ngân hàng bảo đảm trong nghĩa vụ liên quan đến thời gian thanh toán, nhận hàng, chất lượng hàng, nghĩa vụ nộp thuế … Chính vì vậy, bào lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển.

Bảo lãnh thường có 3 bên: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh, còn người được bảo lãnh là bên thứ 3.

Phân chia bảo lãnh theo mục tiêu làm nhiều loại: Bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay, bảo lãnh bảo đảm thanh toán.

Cho thuê taì chính


Cho thuê tài chính của ngân hàng thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi (thời hạn khoảng 80% - 90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó.


Cho thuê tài chính giống như một khoản cho vay thông thường ở chỗ ngân hàng phải cấp tiền ra trước với kỳ vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kì. Ngân hàng cũng phải đối đầu với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, cho thuê tài chính có nhiều điểm khác biệt so với cho vay như tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng (vì vậy không ghi vào bảng cân đối của người vay, không làm tăng cơ cấu nợ của người vay), ngân hàng có quyền thu hồi nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng, đồng thời ngân hàng cũng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho khách hàng và phải bảo đảm về chất lượng.

2.1.2. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại‌


Theo Jorion (2009), rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng được kí kết giữa các bên liên quan.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dễ nhận thấy nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng, kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các NHTM đại lý, các đối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối. Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh từ rủi ro quốc gia, cũng như phát sinh một cách gián tiếp thông qua hoạt động bảo lãnh. Rủi ro tín dụng tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân đối của NHTM (NHNN, 2005).

Như vậy, rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NHTM do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết, có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro tín dụng nhưng có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có hai cấp độ: Khách hàng trả nợ không đúng hạn và khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.

Ngày đăng: 12/12/2023