Nguyên Nhân Và Hậu Quả Của Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng


2.1.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng


2.1.3.1. Nợ xấu



Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu

=

x 100%


Tổng dư nợ tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


Theo Baboucek and Jancar (2005), nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của một ngân hàng là có một lượng lớn các khoản vay không được hoàn trả.

Trong các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trên thế giới, có nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Nợ xấu là các khoản vay mà ngân hàng không thể thu lợi từ khoản vay đó (Patersson &Wadman, 2004); hay nợ xấu là các khoản vay không hoàn trả được (Mohd Yaziz Bin Mohd Isa, 2011). Về cơ bản, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Các tổ chức tín dụng được yêu cầu phân loại nợ theo phương pháp định lượng, trong đó các khoản nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng


các khoản tín dụng được cải thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ

2.1.3.2. Tăng trưởng tín dụng:‌


Tăng trưởng

tín dụng


c x 100%


Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước

Tổng dư nợ TD kỳ này – Tổng dư nợ TD kỳ trướ

=


Tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ (%) gia tăng lượng tiền cho vay của hệ thống các NHTM của kỳ này so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hầng và tính hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định đến rủi ro của ngân hàng (Saurina J., 2006). Nếu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng với tiêu chuẩn lỏng lẻo thì với một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn đồng nghĩa các khoản vay cũng có nhiều rủi ro hơn (Ahlem Selma et al., 2013).

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến RRTD là tác động trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ giảm. Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu, do đó rủi ro cũng giảm. Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng tăng cao quá mức và các dòng vốn tín dụng này không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại chảy vào các dòng tiền đầu cơ trong bất động sản, vàng, ngoại tệ…thì sẽ gây ra những bất ổn trong nền kinh tế và nguy cơ nợ xấu tăng cao. Do đó, RRTD sẽ tăng cao.

2.1.3.3. Dự phòng rủi ro tín dụng:


Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

=

Dự phòng RRTD trích lập

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

Theo Ashour M.O (2011), dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất phát sinh từ các khoản vay không thu hồi được. Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước chính của ngân hàng (Laeven, L. and Majnoni, G., 2003+


Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng”.

Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Ashour M.O, 2011)

Như vậy, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng nhận diện và đánh giá rủi ro của khoản vay từ đó ước lượng khả năng tổn thất tài sản của ngân hàng. Khi một khoản nợ của khách hàng được xác định có khả năng rủi ro không thu hồi được một phần hay toàn bộ, ngân hàng tạo ra nguồn dự trữ để trang trải cho những tổn thất tín dụng. Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao.

2.1.3.4. Thu nhập lãi cận biên




Thu nhập lãi – Chi phí lãi


Thu nhập lãi cận biên

=

Tổng tài sản có sinh lời

x 100%


Thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản có sinh lời. Tổng tài sản có sinh lời được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất.

Thu nhập lãi ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro cao và họ phải trích lập dự phòng nhiều, điều này buộc họ phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương.


2.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng‌


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu nhưng nhìn chung có thể chia ra thành ba nhóm nguyên nhân chính bao gồm: 40% là những nguyên nhân khách quan đến từ môi trường kinh tế vĩ mô cũng như chính sách của chính phủ, 30% đến từ những yếu tố vi mô như yếu kém trong quản trị doanh nghiệp và 30% đến từ quản trị ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2013).

2.1.4.1. Nguyên nhân khách quan‌


Một sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động thị trường trong và ngoài nước, cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng (Louzis et al, 2011).

Tác động của môi trường kinh tế

Nhiều khách hàng kinh doanh các ngành mang tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố từ thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt hay các thiên tai, dịch bệnh đột ngột kéo đến sẽ dễ dàng và nhanh chóng làm cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng dễ “đổ vỡ” dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ rất khó khăn hoặc không thể trả nợ làm cho chất lượng các khoản tín dụng bị giảm sút.

Tác động của môi trường pháp lý

Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết về pháp lý của Nhà nước trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Khi hành lang pháp lý chưa an toàn, môi trường kinh doanh kém lành mạnh và những chính sách thường thay đổi, thiếu đồng bộ sẽ gây những ách tắc, hệ lụy nặng nề cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khách hàng không có khả năng trả nợ.


2.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan‌


Từ phía khách hàng

Trình độ, năng lực quản trị kinh doanh yếu kém dẫn đến sai lần trong việc sử dụng tiền vay khoogn hiệu quả, không những không có tác động đến thúc đẩy hoạt động kinh doanh mà còn đẩy doanh nghiệp đến cảnh nợ nần, gia tăng chi phí kinh doanh (Gou Ning, 2007).

Ngoài ra, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần khách hàng doanh nghiệp chỉ tập trung vốn vào đầu tư tài sản vật chất chứ ít khi mạnh dạn đổi mới cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh vượt quá khả năng quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương thức kinh doanh đầy khả thi mà khách hàng đã đề ra để vay vốn ngân hàng .

Từ phía ngân hàng cấp tín dụng

Khi ngân hàng quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng.

Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, đa dạng như việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng cấu kết với khách hàng, xảy ra những tiêu cực trong cho vay thì nguy cơ xảy ra rủi ro đối với món vay đó là rất cao.

2.1.4.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng


Đối với ngân hàng cấp tín dụng

Khi xảy ra thất thoát vốn từ RRTD, ngân hàng sẽ khó thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, đến một chừng mực nào đó, không còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng


mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản, làm mất lòng tin đến người gửi tiền, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Đối với hệ thống ngân hàng

Mỗi ngân hàng trong một quốc gia đều có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM khác, làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đối với nền kinh tế

Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy RRTD dẫn đến phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn… Ngoài ra, RRTD cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002), khủng hoảng kinh tế thế giới (2008) đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên RRTD tại một nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan.


2.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng‌


2.2.1. Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô‌


2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế‌


Một trong những yếu tố khá phổ biến dẫn đến RRTD là xuất phát từ việc người vay gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng của chu kì kinh tế. Chu kì kinh tế là sự biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế gây ra bởi các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. Thông thường, chu kì kinh tế được đo lường bằng cách xem xét sự biến động của tăng trưởng GDP thực (hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế) xoay quanh xu hướng dài hạn của chính nó. Trong điều kiện không có các cú sốc, tăng trưởng kinh tế sẽ trùng với đường dài hạn này. Các cú sốc, ví dụ như cú sốc cầu đầu tư, cú sốc cầu hàng hoá xuất khẩu, cú sốc về giá nguyên vật liệu đầu vào, tiến bộ công nghệ, thiên tai, v.v. sẽ làm cho tăng trưởng của nền kinh tế cao hơn hoặc thấp hơn so với đường xu hướng dài hạn. Trong giai đoạn tăng trưởng cao, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nên dễ thu hồi nợ vay và RRTD xảy ra là thấp. Ngược lại, vào thời kỳ suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên các khoản vay dễ xảy ra rủi ro đặc biệt là những khoản vay trung dài hạn.

2.2.1.2. Lạm phát‌


Khi lạm phát tăng cao dẫn đến hệ quả kéo theo là lãi suất tăng lên, thị trường mua bán bị giảm sút do giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao so với giá trị thực, thu nhập của doanh nghiệp và hộ kinh doanh vay vốn giảm, các khoản vay có vấn đề tăng. Ngược lại, khi lạm phát được kiểm soát, giá cả thị trường hàng hóa ở mức hợp lý. Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân dễ dàng hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay của mình làm nợ xấu giảm xuống (Fofack & Hippolyte, 2005).

Tác động của lạm phát đến RRTD còn thể hiện qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương. Khi lạm phát cao, NHTW nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của ngân hàng bị thu hẹp (do hệ số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn đến lãi suất tăng,


bao gồm lãi suất vay. Điều này có thể làm tăng áp lực thanh toán nợ của những khách hàng vay hiện tại cũng như khả năng xảy ra RRTD tăng cao hơn. Ngược lại nếu lạm phát hạ thấp, Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tăng khả năng tạo tiền, cung về tín dụng cũng tăng lên và lãi suất vay lúc này giảm. Khách hàng không bị áp lực số tiền lãi thanh toán cho ngân hàng, xác suất xảy ra RRTD giảm.

2.2.1.3. Thất nghiệp


Kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp, RRTD gia tăng. Ngược lại, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện đáng kể, tín dụng tăng trưởng mạnh, nợ xấu có xu hướng giảm.

2.2.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng


Bên cạnh các yếu tố tác động thuộc về kinh tế vĩ mô, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ nhóm yếu tố đặc điểm ngân hàng. Trong đó, tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng trước tiên và mạnh nhất đến hoạt động tín dụng của của các ngân hàng. Tiêu chuẩn tín dụng sụt giảm nhiều ở những khu vực vừa trải qua tăng trưởng tín dụng cao, và tăng trưởng tín dụng nhanh đồng nghĩa với việc nới lỏng chính sách cho vay, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn. Tuy nhiên, căn cứ theo cách tính RRTD mong đợi do Ủy ban Basel đề xuất, nếu ngân hàng tăng trưởng bằng các khoản vay tốt (có hệ số rủi ro thấp) thì RRTD của ngân hàng không những không tăng mà còn có khuynh hường giảm. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng hoặc giảm RRTD tùy thuộc vào nguyên nhân của sự tăng trưởng tín dụng.

Quy mô ngân hàng cũng là một yếu tố nội tại được quan tâm khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD. Về mặt lý thuyết, ngân hàng lớn luôn luôn mong mức rủi ro thấp và nó có đủ khả năng để nắm giữ một danh mục cho vay được đa dạng hóa tốt nhất, nhằm giữ mức rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023