Tác Động Của Các Yếu Tố Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


sản. Tín dụng bất động sản năm 2007 tăng cao, các NHTM tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản, và khi bong bóng bất động sản vỡ tan, thị trường bất động sản xuống giá, người vay không trả được nợ làm phát sinh nợ xấu.

Sang năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện, giảm xuống còn 2,2%/năm. Đến năm 2011, lạm phát tăng cao, để hạn chế lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng không được vượt quá 20%, dẫn đến các NHTM hạn chế cho vay, lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao nên chỉ có những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, không có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng.

Theo số liệu công bố bởi NHNN, nợ xấu có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây (bảng 2.3). Cụ thể giai đoạn 2006-2014, tỷ lệ nợ xấu của việt Nam tăng từ 2,0% năm 2007 lên 3,25% năm 2014, đỉnh điểm là trong năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,08%. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến chất lượng của các khoản tín dụng giảm mạnh, nợ xấu tăng. Nhiều ngân hàng phớt lờ cảnh báo của NHNN và tìm mọi cách lách luật để cho vay nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đã kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn nợ xấu. Những doanh nghiệp, cá nhân không đủ năng lực tài chính, phương án vay vốn không hiệu quả vẫn được các ngân hàng cấp tín dụng, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước cao và ưu tiên cho vay các doanh nghiệp “sân sau” có quan hệ mật thiết với các cổ đông Ngân hàng cũng là một trong các nguyên nhân đẩy nợ xấu tăng cao (Trần Huy Hoàng, 2013). Ngoài ra, còn do những nguyên nhân chủ quan như: công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số NHTM còn thấp; năng lực thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu, chính sách chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị... Như vậy, các rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và


một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu.

NHNN đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm soát và quản lý tình trạng nợ xấu tại các NHTM, như ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ tháng 6/2014) và thành lập VAMC (Công ty quản lý tài sản Việt Nam) để mua lại nợ xấu để giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu. Với những bước tiến đó, bước sang năm 2013, tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013, những tình hình đã được cải thiện khi VAMC được thành lập vào cuối tháng 7/2013 đã giúp nợ xấu của toàn hệ thống giảm mạnh về mức 3.61% trên tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2013. Mặc dù năm 2013 sẽ không còn khống chế lãi suất cho vay và dư nợ cho vay đối với bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng, nhưng ngân hàng khi cho vay các doanh nghiệp trong nhóm trên vẫn phải cân nhắc kỹ để tín dụng vẫn chảy nhưng nợ xấu không phát sinh thêm.

Sang năm 2014, tình hình nợ xấu đang có xu hướng được cải thiện khi nổ lực xử lý nợ xấu của hệ thống cũng như các giải pháp can thiệp của VAMC trong thời gian qua, đến cuối năm 2014 chỉ còn 3.25%.

Như vậy, qua số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014, cho thấy tình hình RRTD đang trên đà gia tăng, đặc biệt tăng vọt trong năm 2012, trong những năm sắp tới vấn đề này cần được các NHTM quan tâm hơn để có những chính sách kiểm soát phù hợp.

3.1.2. Tăng trưởng tín dụng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Theo lý thuyết tổng quan thì khi tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ giảm. Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu, do đó rủi ro tín dụng cũng giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Bảng 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006 - 2014 không ổn định, đạt mức cao nhất vào năm 2007 là 53.89%. Sự biến động này xảy ra phù hợp với xu hướng phát triển của chu kỳ kinh


tế do trong giai đoạn này, Việt Nam có một bước tiến quan trọng khi trở thành thành viên của WTO, dẫn đến RRTD giảm đáng kể. Đến năm 2008, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hàng tồn kho tăng, tăng trưởng tín dụng biến động giảm mạnh, rủi ro tín dụng gia tăng.

Năm 2009 tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức cao là 39.57%. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn của môi trường kinh tế, tín dụng ngân hàng từ năm 2012 đã chững lại, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8.94%,

Từ cuối năm 2013, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Tại Việt Nam, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã có chủ trương sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng các lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công, tái cơ cấu nền kinh tế…). Nhờ vậy, tăng trưởng tín dụng mặc dù đạt mức khiêm tốn (12.51%), song đã tăng 3.61% so với năm trước. Tính đến hết 2014, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12.62%.

Như vậy, rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam được đánh giá qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo chiều hướng gia tăng từ năm 2006 đến 2014, đặc biệt RRTD tăng mạnh trong năm 2012, mặc dù đã có dấu hiệu được cải thiện đáng kể ở hai năm 2007 và 2009. Trong thời gian tới, các NHTM cần tích cực quan tâm hơn đến chính sách quản trị RRTD, chính phủ cần có các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phù hợp để giữ ổn định chu kì kinh tế, bảo đảm biến động phù hợp với sự biến động tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

3.1.3. Dự phòng rủi ro tín dụng


Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2014, các ngân hàng đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo các quy định trong Quyết định 493 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp. Tổng dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm (Bảng 3.1), từ tỷ lệ 0.83% năm 2006 đến 2014 đã đạt mức 1.48%, đặc biệt gia tăng cao nhất ở năm 2012 với 1.7%. Như vậy qua chỉ tiêu này, chúng ta cũng nhận thấy được xu hướng


gia tăng của RRTD, mặc dù trong năm 2007 và 2009 đã có dấu hiệu suy giảm nhưng chỉ ba năm sau đó tình hình RRTD đã tăng gấp hai lần năm 2006 và năm 2014 RRTD đã được cải thiện dần nhưng vẫn chưa rõ nét, các NHTM cần có những biện pháp cụ thể hơn.

3.1.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên


Với vai trò là một định chế trung gian tài chính, các ngân hàng huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi các loại hoặc vay từ công chúng và từ các ngân hàng khác, sau đó sử dụng khoản vốn huy động để cho vay hoặc đầu tư. Các ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cho người gửi tiền, đồng thời ấn định mức lãi suất cho vay đối với các đối tượng vay tiền từ ngân hàng. Vì ngân hàng là nơi cung ứng vốn quan trọng cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nên hệ thống ngân hàng cũng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là các ngân hàng thương mại phải cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính với chi phí thấp nhất.

Thay đổi của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng hẹp, chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi càng bé, hoạt động tín dụng của ngân hàng càng an toàn. Bảng 3.1 cho thấy nhìn chung thay đổi của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng trong năm 2007 (0.26%), 2009 (0.27%) và nổi bật trong năm 2012 đạt mức cao nhất 0.37%. Như vậy, rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam tồn tại ở mức đáng quan tâm trong giai đoạn 2006-2014, nhất là trong 3 năm có tỷ lệ thu nhập cận biên biến động lớn. Mặc dù trong những năm gần đây, rủi ro đã có dấu hiệu được kiểm soát tốt hơn nhưng vẫn luôn là vẫn đề cần được các NHTM đặc biệt quan tâm.


3.2. Tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Như đã phân tích ở phần giới thiệu về đối tượng nghiên cứu và thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá RRTD, tác giả nhận thấy có rất nhiều tiêu chí để nhận diện RRTD, song RRTD hiện nay tập trung chủ yếu vào vấn đề nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Nguyên nhân là do khối lượng nợ xấu ngày một nhiều, và mặc dù NHNN đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng nợ xấu NHTM không có dấu


hiệu giảm, ngược lại ngày càng gia tăng. Do đó, để phân tích RRTD của NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014, tác giả tập trung đi sâu phân tích tình hình nợ xấu và thực hiện phương pháp thống kê mô tả các số liệu để so sánh, rút ra kết luận về tác động của các yếu tố đến RRTD về mặt định tính.

3.2.1. Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng



60

53,89

50

39,57

40


30

25,44

25,43

27,7

20

13

12,51

12,62

10

3

2

3,5

2,2

2,6

3,4

8,94

4,08

3,61

3,25

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng tín dụng


Hình 3.1. Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC NHNN Việt Nam giai đoạn 2006-2014) Hình 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân của mẫu nghiên cứugiai đoạn 2006-2014 khá cao đạt trên 25.7%, đặc biệt tăng khá nhanh trong giai đoạn 2006 - 2007, đạt mức cao nhất vào năm 2009 là 39.53%. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức cao là 27.7% nhưng tốc độ tăng đã giảm mạnh từ năm 2011 (13%) đến năm 2012 (8.94%) do chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, thanh khoản của một số NHTM gặp khó khăn và một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN nên được

giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp.


Tín dụng toàn ngành có sự tăng trưởng tốt trong 2 năm tiếp theo, với kỳ vọng tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện dần cũng như nỗ lực đẩy mạnh tín dụng của các ngân hàng lớn, cụ thể là tăng trưởng tín dụng đạt 12.51% năm 2013 và tiếp tục tăng


ở năm 2014 (12.62%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có đóng góp rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế.

Nhìn chung thời gian từ năm 2006 đến năm 2014 các NHTM Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Tăng trưởng tín dụng tăng giảm đột biến qua các năm. Đồ thị 3.1 cho thấy, tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch biến khá rõ ràng; khi tăng trưởng tín dụng tăng lên thì nợ xấu giảm và ngược lại, tuy nhiên độ co giản của biến động tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng, cho thấy mối tương quan này là không thật sự mạnh bởi vì RRTD còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

3.2.2. Quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng‌


4,5

4,08

10000

9034

4

9000

3,5

3,61

3,4

3,5

7189

3,25

8000

3

8247

3

7000

2,6

5763

6000

2,5 2,2

2 5000

2

3293

4000

1,5

4683

2167

2521

3000

1

1743

2000

0,5

1000

0

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ nợ xấu

Quy mô ngân hàng

Hình 3.2. Mối tương quan giữa quy mô ngân hàng với rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC NHNN Việt Nam) Đồ thị 3.2 cho thấy, có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng (SIZE) với RRTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay. Rủi ro tín dụng tăng khi quy mô của các NHTM tăng. Điều này có thể giải thích là


do các ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam chưa đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng vẫn là sản phẩm tín dụng truyền thống. Các ngân hàng thường mạo hiểm hơn trong hoạt động tín dụng, thường tập trung đầu tư nhiều vào một loại hình doanh nghiệp, một ngành kinh tế hoặc một nhóm khách hàng. Trong thời gian từ năm 2005-2007 các ngân hàng Việt Nam đã đầu tư khá nhiều vốn vào ngành bất động sản; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình năm 2006 so với năm 2005 là 65.14%, đặc biệt tỷ lệ này tăng đột biến vào năm 2007 với mức 181.35%. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo tất cả các nền kinh tế trên thế giới đi xuống, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính khổng lồ trên thế giới sụp đổ làm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế khủng hoảng theo. Vì vậy, các ngân hàng khó có khả năng thu hồi nợ trong tình hình khủng hoảng chung toàn thế giới. Do đó, quy mô ngân hàng có mối tương quan cùng chiều với nợ xấu; khi nợ xấu tăng thì có nghĩa là RRTD cũng tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 2009 thì mối tương quan giữa RRTD và quy mô ngân hàng lại không theo một xu hướng biến động rõ ràng. Như vậy dựa vào đồ thị trên ta chưa rút ra được kết luận về mối quan hê giữa hai yếu tố này.

3.2.3. Dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng‌


4,5

4,08

4

3,5

3,61

3,4

3,5

3,25

3

3

2,5

2

2,6

2,2

2

1,7

1,53

1,5

1,18

1,3

1,48

1,01

1,17

1

0,83

0,6

0,5

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ nợ xấu

Dự phòng RRTD


Hình 3.3. Mối tương quan giữa dự phòng rủi ro tín dụng với rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC NHNN Việt Nam giai đoạn 2006-2014)

Đồ thị cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro có mối tương quan đồng biến khá rõ ràng; khi dự phòng RRTD tăng lên thì tỷ lệ nợ xấu tăng và ngược lại. Điều này có thể lý giải là do khi dự phòng RRTD tăng tức là hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng theo. Sức thuyết phục của mối tương quan này sẽ được minh chứng trong phần kết quả thực nghiệm.

3.2.4. Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng‌


9

8,2

8,48

8

7

6,7

5,86

5,9

6

5,66

5,4

5,42

4,98

5

4,08

4

3,5

3,4

3,61

3

3,25

3

2,6

2

2,2

2


1


0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ nợ xấu

GDP

Hình 3.4. Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu (Nguồn: BCTC NHNN và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK)

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức cao trong những năm 2004- 2007, sau đó giảm mạnh từ năm 2008 đến nay. Nguyên nhân chính là giai đoạn từ năm 2004-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 2.15%. Tuy nhiên, đến năm 2008, do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và khủng hoảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023