Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu của các NHTMCP Việt Nam, tạo nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng và đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo rủi ro được kiểm soát tốt là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhà nước và toàn thể ngành Ngân hàng, nhằm góp phần phát triển nền kinh tế.

Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng luôn phải đối mặt khi đặt mục tiêu về tăng trưởng tín dụng là rủi ro tín dụng (RRTD). RRTD không chỉ gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, mà trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp, thường khó kiểm soát, dẫn đến thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Các nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Nó bao gồm cả các nguyên nhân từ bản thân các ngân hàng, và tình trạng chung của toàn ngành

Các NHTMCP Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với các cơn bão nợ xấu với tỷ lệ nợ xấu hai con số, đặc biệt trong giai đoạn 1999-2000 (13%) và 2011-2012 (18%) (NHNN, 2017). Thực tế hiện nay, nợ xấu ở Việt Nam đang được kiểm soát khá tốt, luôn dưới 3% tổng dư nợ. Thống kê được công bố công khai trên các báo cáo tài chính của các NHTMCPCP tại Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2012- 2018, tỷ nợ xấu trung bình của các ngân hàng là 2.45%/năm. Riêng năm 2016, tỷ lệ nợ xấu hầu hết đều tăng vọt, trung bình 3,3%. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm xuống mức tương đối thấp là 2,1% vào 2018, so với 2,4% năm 2017, do các ngân hàng đẩy mạnh xử lý nợ xấu thông qua thu hồi nợ và bán tài sản thế chấp qua áp dụng Nghị quyết 42. Tuy nhiên, trước mục tiêu tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau, đặc biệt là các yếu tố vĩ mô và yếu tố nội tại, các NHTMCP luôn thường trực nguy cơ rủi ro tín dụng (RRTD) tăng cao, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có vốn mà không dám cho vay, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn. Một khoản nợ xấu khổng lồ không thể đưa vào lưu thông, bị chôn ở các


tài sản đảm bảo sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu về các yếu tố tác động đến RRTD của các NHTMCP Việt Nam, nhất là khi tài sản đảm bảo tiền vay hầu hết là bất động sản. RRTD trong hoạt động ngân hàng là không thể tránh khỏi nhưng có thể ngăn ngừa và kiểm soát. Kiểm soát rủi ro tốt là một kênh gián tiếp làm ra lợi nhuận cho ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng tốt là lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị, góp phần thúc đẩy các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Để đạt được mục tiêu hạn chế RRTD tại NHTMCP VN, cần thiết phải nhận dạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, để làm sáng tỏ bức tranh RRTD của các NHTMCP tại VN, từ đó có những khuyến nghị hiệu quả. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

2. Mục đích nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 2

- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về RRTD và các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTMCP

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP tại VN bằng phương pháp định lượng

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cho các NHTMCP và kiến nghị với Cơ quan nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị RRTD tại các NHTMCP tại VN

3. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu là 35 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2012-2018.

- Dữ liệu phân tích có tổng cộng 217 quan sát, được lấy từ các báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm cuối năm của 35 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2012-2018. Các biến độc lập về yếu tố bên ngoài ngân hàng là các số liệu liên quan đến yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của Tổng cục thống kê và các nguồn tham khảo khác.

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng, kết hợp với phương pháp định tính, để phân tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTMCP Việt Nam. Chi tiết về phương pháp nghiên cứu được trình bày ở CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

Luận văn được thực hiện bao gồm 76 trang. Ngoài phần tóm tắt, danh mục tài liệu tham khảo và 20 trang phụ lục, kết cấu luận văn gồm 5 chương:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều giả thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến các yếu tố tác động đến RRTD của NHTMCP. Những nghiên cứu này thường xoay quanh 3 nhóm chủ đề chính.

- Các nghiên cứu về quản trị RRTD

- Các nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD.

- Các nghiên cứu về mô hình, phương pháp đo lường RRTD

1.1. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng

Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng thường sử dụng phương pháp định tính, giới hạn trong phạm vi một chi nhánh, hoặc ngân hàng cụ thể, hoặc đối với một nhóm đối tượng khách hàng.

Trong nghiên cứu của Ping Han (2015) về những vấn đề của RRTD tại các NHTMCP Trung Quốc, tác giả đã đánh giá thực trạng thiếu hiệu quả trong quản trị RRTD tại những NHTMCP ở Trung Quốc, từ đó kiến nghị một số giải pháp quản trị RRTD tại các NHTMCP Trung Quốc để đối phó với tình hình mới. Ở Trung Quốc, RRTD là rủi ro tài chính quan trọng nhất mà các NHTMCP Trung Quốc gặp phải. Do có nền kinh tế kế hoạch diễn ra trong khoảng thời gian dài, nên các ngân hàng còn thiếu ý thức về rủi ro tín dụng, bỏ qua việc quản trị RRTD trong một thời gian rất dài. Hiện nay, các NHTMCP Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc đánh giá tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, công tác đo lường và quản lý còn lạc hậu khi chỉ giới hạn ở các phương pháp định tính truyền thống, chưa xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro toàn diện. Ngoài ra, ở Trung Quốc, cơ sở dữ liệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và thông tin thay đổi chưa được thiết lập. Việc thiếu dữ liệu xếp hạng tín dụng và thay đổi càng làm tăng độ khó cho việc đo lường rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, RRTD của các NHTMCP ở Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của sự can thiệp của chính phủ trong 1 số lĩnh vực, đặc biệt là những khoản vay xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng của chính phủ.


Đỗ Đoan Trang (2019) đã phân tích những RRTD tại các NHTMCP Việt Nam , từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo tác giả, quản trị RRTD vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng của các NHTMCP Việt Nam, khi mà hệ thống ngân hàng vẫn đang gánh số nợ xấu cao so với chuẩn quốc tế… Một số hạn chế trong quản trị RRTD ngân hàng hiện nay bao gồm: (i) Ngân hàng mở rộng tín dụng quá mức, đồng nghĩa là lựa chọn khách hàng kém kỹ càng hơn, khả năng giám sát việc sử dụng khoản vay yếu; (ii) Cán bộ nhân viên không tuân thủ theo quy trình tín dụng, ngân hàng cũng thiếu sự giám sát chặt chẽ; (iii) Một số doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTMCP để tránh sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng cho vay. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay...

Nguyễn Thị Gấm (2018) khi nghiên cứu về thực trạng RRTD đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp tại các NHTMCP Việt Nam, đã rút ra được những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn ở đối tượng khách hàng này gia tăng. Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm: suy thoái kinh tế toàn cầu, chính sách cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ, “bong bóng” tài sản thế chấp, tình trạng chạy đua lãi suất nóng sốt giữa các ngân hàng. Nhóm nguyên nhân chủ quan từ nội tại ngân hàng bao gồm: thông tin phục vụ công tác thẩm định thiếu chính xác, việc định giá tài sản bảo đảm chưa chính xác so với giá trị thực của tài sản, trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra còn hạn chế và không đồng đều, hiện tượng bị chỉ đạo phải cho vay theo chỉ thị của lãnh đạo.

1.2. Các nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Chiếm đa số khi lựa chọn biến phụ thuộc thể hiện RRTD ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ rủi ro tín dụng càng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính, khó trả nợ cho Ngân hàng. Một số nghiên cứu khác thì sử dụng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng làm chỉ báo cho mức độ rủi ro tín dụng (Daniel Foos (2010), Nguyễn Thị


Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Phạm Xuân Quỳnh & Trần Đức Tuấn (2019)). Một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng càng cao vì trích lập dự phòng nhiều. Bên cạnh đó, Zribi, Nabila và cộng sự (2011) sử dụng tỷ lệ tài sản có trọng số rủi ro trên tổng tài sản khi cho rằng tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của ngân hàng, và do đó, việc phân bổ tài sản của ngân hàng cho các loại rủi ro khác nhau là yếu tố quyết định chính của rủi ro tín dụng.

Các tác giả thuộc nhóm chủ đề này đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô của NHTMCP tác động đến RRTD của NHTMCP.

Các yếu tố vĩ mô: thể hiện ảnh hưởng của môi trường và biến động kinh tế vĩ mô tới rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Tăng trưởng kinh tế: thể hiện bởi tăng trưởng GDP

Hầu hết các nghiên cứu chứng minh được ảnh hưởng ngược chiều của tăng trưởng kinh tế đến rủi ro tín dụng đối với NHTMCP nói riêng và các loại ngân hàng khác nói chung.

Salas, V và J.Saurina (2002), đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP và ngân hàng tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985–1997. Ngân hàng tiết kiệm là ngân hàng được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của cá nhân trong xã hội. mang tính tương trợ là chủ yếu, khác với ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu, không phân biệt ngân hàng là NHTMCP hay ngân hàng tiết kiệm.

Một số tác giả thì tính đến độ trễ của sự tăng trưởng GDP khi nghiên cứu tác động đến RRTD của NHTMCP. như nghiên cứu của Boudriga và cộng sự (2009) trên 46 ngân hàng tại 12 Quốc gia của vùng Trung Đông và Bắc Phi: trong giai đoạn 2002-2006. Kết quả là biến tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm không có ý nghĩa, tức là tăng trưởng kinh tế năm trước không ảnh hưởng đáng kể đến RRTD năm hiện hành ở các nước phát triển. Chu kỳ kinh tế dường như chỉ có tác động đáng kể đến RRTD tại các NHTMCP ở các nền kinh tế đang phát triển.

Ở Việt Nam, thông qua mẫu khảo sát gồm 30 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015, Nguyễn Xuân Âu (2017) cũng chứng minh được tác động


nghịch chiều mạnh mẽ của tăng trưởng GDP đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam, cho thấy nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững có những ảnh hưởng tích cực làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên, Võ Thị Quý & Bùi Ngọc Toản (2014) khi nghiên cứu 26 NHTMCP trong nước giai đoạn 2009 – 2012 thì không tìm thấy được sự tương quan có ý nghĩa của tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành và RRTD ngân hàng. Đáng chú ý là kết quả của Nguyễn Thùy Dương và Đỗ Thị Thu Hương (2017) khi khảo sát 20 NHTMCP trong giai đoạn 2006-2014, khi cho thấy tác động cùng chiều rõ rệt của tăng trưởng GDP đến RRTD của NHTMCP. Kết luận này trái ngược với các nghiên cứu trong quá khứ. Điều này có thể được giải thích là do với trường hợp ở Việt Nam, tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay ngân hàng, Tuy nhiên, song song với tình trạng “sôi sục” tăng trưởng tín dụng là việc phân bổ vốn sai cho các quỹ rủi ro cao, dẫn đến RRTD cao. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy ICOR (Hệ số hiệu quả sử dụng vốn) của Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư huy động được ở Việt Nam vẫn còn kém. Do đó, tỷ lệ nợ xấu, có độ trễ 1 năm sau GDP, có mối tương quan thuận với GDP, tức là chất lượng tín dụng bị suy giảm trong thời kỳ kinh tế phát triển.

- Lạm phát: thể hiện bởi tỷ lệ lạm phát

Ảnh hưởng của lạm phát đến RRTD của NHTMCP cũng thường được các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên, kết quả dường như không hoàn toàn giống nhau. Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017) đã nghiên cứu trên 280 NHTMCP hoạt động trong khu vực đồng euro trong giai đoạn 2003–2013 thì cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của khoản vay và giảm các khoản nợ không có khả năng trả nợ. Với sự gia tăng dư nợ bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của khoản vay và giảm các khoản nợ không trả được, do đó, có tương quan âm với RRTD. Ngược lại, nghiên cứu trên 35 NHTMCP VN từ 2006-2012 ở Việt Nam, Lê Bá Trực (2015) cho rằng giá cả tăng dẫn đến gia tăng về nhu cầu tín dụng khi giá vật liệu, hàng cung ứng, năng lượng và chi phí lao động gia tăng. Lạm phát tăng, dẫn đến lãi suất tăng do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Cùng với các


phí tổn khác, chi phí của dịch vụ nợ cũng gia tăng. Do đó một khi giai đoạn lạm phát diễn ra, các công ty và các cá nhân có thể chịu ảnh hưởng mạnh và gặp phải các khó khăn lớn về tài chính. Kết quả là RRTD tăng cao. Cũng có một số nghiên cứu lại cho kết quả không có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và RRTD (Chaibi, Hasna & Ftiti, Zied, (2015), Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh, (2013), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015))

- Các yếu tố vĩ mô khác

Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô khác cũng được các nhà nghiên cứu chứng minh được sự ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP, bao gồm: giá trị vốn hóa thị trường (Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Castro, Vítor. (2013)), tăng trưởng thị trường bất động sản (Castro, Vítor. (2013), Lê Bá Trực (2015), Lê Bá Trực (2018)), lãi suất thực (Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Zribi, Nabila và cộng sự (2011), Castro, Vítor. (2013), Ćurak, Marijana và cộng sự (2013), Ahlem Selma Messai, & Fathi Jouini. (2013), Chaibi, Hasna & Ftiti, Zied, (2015), Lê Bá Trực (2015), Nguyễn Thùy Dương & Trần Thị Thu Hương (2017)), biến động tỷ giá (Zribi, Nabila và cộng sự (2011), Castro, Vítor. (2013), Lê Bá Trực (2015), Lê Bá Trực (2018)), chất lượng môi trường thể chế, mức độ tập trung ngân hàng (Boudrigavà cộng sự (2009)), tỷ lệ thất nghiệp (Louzis, Dimitrios và cộng sự (2010), Castro, Vítor. (2013), Ahlem Selma Messai, & Fathi Jouini. (2013), Chaibi, Hasna & Ftiti, Zied, (2015)), nợ công (Louzis, Dimitrios và cộng sự (2010), Koju, Laxmi và cộng sự (2018), Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017)), tỷ lệ xuất nhập khẩu (Koju, Laxmi và cộng sự (2018), Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017)), cung tiền (Lê Bá Trực (2015))…

Các yếu tố vi mô: là các yếu tố phụ thuộc vào các quyết định và các chính sách quản lý mang tính chủ quan của ngân hàng. Có thể chia thành các nhóm yếu tố sau

- Năng lực tài chính: thể hiện bởi quy mô tài sản ngân hàng, cấu trúc vốn, và biên lãi ròng.

Phần lớn các nghiên cứu cho kết quả không có tương quan hoặc tương quan ngược chiều giữa quy mô tài sản và rủi ro tín dụng. Das, Abhiman & Ghosh, Saibal

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí