Các Nghiên Cứu Về Mô Hình, Phương Pháp Đo Lường Rủi Ro Tín Dụng


(2007) trong nghiên cứu trên các ngân hàng quốc doanh Ấn Độ trong giai đoạn 1994-2005 thì nhận định các ngân hàng lớn có cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay tốt hơn, kết hợp với những kỹ thuật quản trị rủi ro xuất sắc, nên tỷ lệ nợ xấu có xu hướng thấp hơn ngân hàng nhỏ. Tương tự, ở Việt Nam, những ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ thường mạo hiểm hạ chuẩn tín dụng để cho vay nhiều nhằm tạo vị thế của mình trên thị trường và nguy cơ rủi ro sẽ gia tăng khi chất lượng bị suy giảm. Trong khi đó những ngân hàng có quy mô tài sản lớn có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn hoạt động của mình cũng như đa dạng hóa hoạt động cho vay (Lê Bá Trực (2018)).

Ở các ngân hàng có mức vốn hóa càng cao, Zribi, Nabila và cộng sự (2011) phát hiện RRTD càng có xu hướng giảm do mức độ chịu đựng rủi ro ở những ngân hàng này thường thấp hơn so với các ngân hàng có vốn hóa thấp. Keeton và Morris (1987) đã thực hiện nghiên cứu trên các NHTMCP bị thua lỗ tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979-1985, kết quả cũng cho thấy RRTD gia tăng đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tương đối thấp. Họ đưa ra giả thuyết “Rủi ro đạo đức”, tức là mức vốn hóa thấp của ngân hàng khuyến khích rủi ro đạo đức khi tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay và do đó làm tăng rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, Nguyễn Thùy Dương & Trần Thị Thu Hương (2017) cũng phát hiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các NHTMCP có mối tương quan nghịch với RRTD của kỳ tiếp theo. Tác giả đã kỳ vọng rằng đòn bẩy tài chính của các ngân hàng giảm đồng nghĩa với sự khắt khe hơn trong khẩu vị rủi ro tín dụng, các nhà quản lý ngân hàng lưỡng lự hơn khi cấp các khoản vay cho kể cả những người đi vay được đánh giá cao, để giảm thiểu tình trạng vỡ nợ.

- Hoạt động cho vay: thể hiện bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, tốc độ mở rộng phạm vi hoạt động,…

Đa số tác giả đồng tình với kết quả tác động cùng chiều của tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay với RRTD của NHTMCP.

Mai Thị Phương Thùy (2019) đã nghiên cứu các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2017, và kết luận tín dụng tăng trưởng quá nhanh dễ dẫn đến sự suy


giảm trong chất lượng tín dụng, chạy đua lợi nhuận sẽ khiến ngân hàng trở nên thiếu kiểm soát hơn trong công tác cho vay, làm cho nợ xấu cũng tăng lên.

Tuy nhiên, khi xét đến độ trễ, nghiên cứu của Foos (2010) cho kết quả tương quan âm, họ cho rằng, việc cho vay thêm các khách hàng mới hay khách hàng cũ ban đầu làm cải thiện chất lượng tín dụng năm hiện tại, cũng như khách hàng hiếm khi không trả được nợ trong năm đầu tiên sau khi nhận được khoản vay.

Das và cộng sự (2007) còn phát hiện tăng trưởng cho vay trong quá khứ (1-4 năm trước) giảm dần ý nghĩa thống kê đối với RRTD, cho thấy việc quá mở rộng cho vay trong quá khứ sẽ chuyển khá nhanh thành các khoản nợ xấu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Tính thanh khoản: thể hiện bởi Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động hoặc Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản

Khi gặp rủi ro thanh khoản, lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn chi phí, khi đó khoản vay mất khả năng chi trả sẽ tăng lên, dẫn đến lưu lượng tiền mặt giảm, xác suất xảy ra việc mất khả năng thanh toán khá cao, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao Dermine (1986).

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 3

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố thanh khoản không đồng nhất. Mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay so tiền gửi và RRTD ngân hàng được tìm thấy bởi Mai Thị Phương Thùy (2019). Ngược lại các nghiên cứu của Chaibi, Hasna & Ftiti, Zied, (2015) cho thấy tỷ lệ cho vay so tiền gửi có mối tương quan ngược chiều với rủi ro tín dụng.

Samartn (2003) và Iyer và Puria (2012) đều lập luận rằng: những yếu tố ngoại sinh của mô hình chỉ ra những tài sản rủi ro của ngân hàng cùng với sự không chắc chắn về thanh khoản của nền kinh tế là nguyên nhân khơi mào làm cho hoạt động ngân hàng trở nên hoảng loạn đồng thời cho rằng rủi ro thanh khoản và RRTD sẽ quan hệ cùng chiều và cùng nhau góp phần gây nên sự mất ổn định và mất khả năng thanh toán trong ngân hàng.

- Khả năng sinh lời: thể hiện bởi khả năng sinh lời trên tài sản, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời trên vốn sử dụng…

Louzis, Dimitrios và cộng sự (2010) đã nghiên cứu các ngân hàng Hy Lạp, đánh giá tác động của ROA đến tỷ lệ nợ xấu riêng biệt cho từng loại cho vay (cho


vay tiêu dùng, kinh doanh và thế chấp). Daniel Foos (2010) thì phân tích dữ liệu của các NHTMCP trong nền kinh tế thị trường, đại diện là Pháp, so với nền kinh tế dựa vào ngân hàng, đại diện là Đức, trong giai đoạn 2005–2011. Cùng với Koju, Laxmi và cộng sự (2018) trên 30 NHTMCP của Nepal trong giai đoạn 2003-2015, cả 3 nghiên cứu đều kết luận mối tương quan âm giữa ROA, ROE và RRTD. Kết luận này cũng đúng trong trường hợp ở Việt Nam theo nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh, (2013), Nguyễn Thị Gấm (2018), Mai Thị Phương Thùy (2019) và Phạm Xuân Quỳnh & Trần Đức Tuấn (2019)

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác ở trong & ngoài nước lại cho kết quả ảnh hưởng của ROA và ROE đến tỷ lệ nợ xấu đều không có ý nghĩa thống kê, như nghiên cứu của Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Ôn Quỳnh Như (2017). Zribi và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 10 NHTMCP Tunisia trong giai đoạn 1995-2008 thì phát hiện mối tương quan dương giữa ROA và tỷ lệ nợ xấu, và kết luận những ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhất là những ngân hàng rủi ro nhất,

- Cơ cấu sở hữu: NHTMCP thuộc sở hữu của nhà nước, hay là ngân hàng cổ phần, có sự tham gia của cổ phần nước ngoài hay không?

Bằng chứng từ 46 ngân hàng tại 12 Quốc gia của vùng Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn 2002-2006 (Boudrigavà cộng sự (2009)) cũng như ở 10 NHTMCP Tunisia trong giai đoạn 1995-2008 (Zribi, Nabila và cộng sự (2011)) đều cho thấy tác động dương của sự sở hữu nhà nước lên RRTD, cho thấy các NHTMCP sở hữu bởi nhà nước có xu hướng thận trọng hơn khi cho vay, do đó tránh được RRTD quá nghiêm trọng. Boudrigavà cộng sự (2009) còn cho thấy sự tham gia của cổ phần nước ngoài dường như không có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với RRTD, trái với ghi nhận của Lensink và Hermes (2004), sở hữu nước ngoài góp phần cải thiện vốn con người và hiệu quả quản lý vì nó mang lại kỹ năng, công nghệ và thực hành quản lý rủi ro tốt hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

- Chính sách lãi suất: thể hiện bởi lãi suất cho vay danh nghĩa và thu nhập lãi cận biên


Theo nghiên cứu của Brownbridge (1998), lãi suất cho vay cao sẽ làm lượng nợ xấu ngân hàng tăng lên. Điều này được kiểm định trong nghiên cứu của Ganic, Mehmed. (2014), Phạm Xuân Quỳnh & Trần Đức Tuấn (2019), Lê Bá Trực (2018) nhưng lại không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của Wiem Ben Jabra và cộng sự (2017).

- Các yếu tố nội tại khác cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước kiểm định như: Cơ cấu danh mục cho vay (Louzis, Dimitrios và cộng sự (2010), Salas, V và J.Saurina (2002), Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007)), chi phí hoạt động trên tổng tài sản (Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Ganic, Mehmed. (2014), Asamoah Adu, Lawrence. (2015), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013)), hệ số an toàn vốn (Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Boudrigavà cộng sự (2009), Koju, Laxmi và cộng sự (2018)), trình độ/kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (Ćurak, Marijana và cộng sự (2013), x9), tốc độ tăng trưởng mạng lưới hoạt động (Salas, V và J.Saurina (2002), Das, Abhiman & Ghosh, Saibal (2007), Lê Bá Trực (2018))…

1.3. Các nghiên cứu về mô hình, phương pháp đo lường rủi ro tín dụng

Maltritz và Molchanov (2014) đã áp dụng Mô hình Bayes để điều tra các chỉ số về rủi ro vỡ nợ ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Mẫu khảo sát bao gồm 50 quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển và 28 biến được xem xét. Kết quả cho thấy ở các nước phát triển, các chỉ số quan trọng tác động đến rủi ro vỡ nợ là tốc độ tăng độ mở nhập khẩu và Lạm phát. Đối với các nước đang phát triển, các chỉ số quan trọng về rủi ro vỡ nợ là tỷ lệ dịch vụ nợ, tăng trưởng GDP, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP và dự trữ ngoại tệ so với nhập khẩu.

Lu & Yang (2012) đề xuất mô hình Kiểm tra sức chịu đựng (stress test), một kỹ thuật đo lường độ rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng trước những sự kiện hay kịch bản bất lợi, để nghiên cứu các yếu tố vi mô ảnh hưởng như thế nào đến RRTD tại các NHTMCP Trung Quốc. Trước hết tác giả xây dựng mô hình hồi quy theo biến trễ giữa nợ xấu của ngân hàng với 4 biến vĩ mô: tốc độ tăng GDP, CPI, tốc độ tăng cung tiền M2, giá nhà và biến giả (bằng 1 nếu có thanh lý nợ xấu). Kết quả


nghiên cứu cho thấy các biến vĩ mô đều tác động có ý nghĩa thống kê với nợ xấu của các NHTMCP Trung Quốc. Dựa trên mô hình hồi quy này, tác giả xây dựng 2 kịch bản để thực hiện Stress Testing thông qua phân tích nợ xấu sau các cú sốc. Kết quả Stress Testing cho thấy nợ xấu bị ảnh hưởng bởi giá nhà (trong ngắn hạn) và tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng cung tiền M2 (trong dài hạn). Nợ xấu sẽ tăng vọt khi xảy ra khủng hoảng, tuy nhiên chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu.

Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thạch và Lê Hoàng Anh (2016) đã kiểm tra sức chịu đựng đối với RRTD của 4 NHTMCP tại Việt Nam là Eximbank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV trong giai đoạn 2016 - 2020 theo các giả thiết kịch bản được xây dựng. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, thay đổi chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến thay đổi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 4 ngân hàng này. Các kịch bản trong bài kiểm tra cần hội tụ đủ hai điều kiện: đặc biệt khác thường (extreme/exceptional) và có khả năng xảy ra (plausible). Tuy nhiên việc đánh giá RRTD dựa vào phương pháp này ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi không có một chuỗi số liệu đủ dài và đáng tin cậy để có thể ước tính nợ xấu trong tương lai

1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTMCP cho thấy

Thứ nhất, có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, tiếp cận theo những cách cách nhau để tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến RRTD của NHTMCP. Tuy nhiên kết luận giữa những nghiên cứu này không đồng nhất. Điều này minh chứng rằng mỗi quốc gia có đặc thù riêng trong chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, giám sát ngân hàng riêng của mình, sẽ có những yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Do đó, kết luận ở những nghiên cứu này có thể không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Thứ hai, ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều đề tài chỉ ra được các yếu tố vĩ mô, vi mô có ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP, tuy nhiên chủ yếu tiếp cận theo


hướng nghiên cứu về quản trị RRTD tại phạm vi một chi nhánh, một ngân hàng cụ thể hoặc quản trị RRTD nói chung, chủ yếu, sử dụng phương pháp định tính, hoặc có số liệu khảo sát điều tra nhưng chưa chạy mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu khảo sát khoa học khách quan với các biến độc lập. Do đó, đề tài của tác giả sẽ đóng góp vào các nghiên cứu thực nghiệm để phân tích, lượng hóa mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này lên RRTD tại các NHTMCP Việt Nam, với bộ dữ liệu có tính cập nhật đến thời điểm hiện tại.

Thứ ba, yếu tố biến động của thị trường bất động sản ít được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trong khi đó thực tế cho thấy Việt Nam đã trải qua thời kỳ dài tăng trưởng tín dụng nóng, và dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng cao. Hiện tượng “bong bóng xì hơi” rồi “đóng băng” của bất động sản thời kỳ 2007-2009 có nguy cơ lặp lại sau 10 năm, như ở Đà Nẵng 2015-2018, khu vực Phú Quốc, Quảng Ninh, Quận 9, Long An… đã làm gia tăng RRTD của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Do đó, khi xác định các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến RRTD của NHTMCP, luận văn sẽ tính đến yếu tố biến động giá cả thị trường bất động sản. Thứ tư, hầu hết các nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ xấu làm thước đo RRTD. Tuy nhiên các quốc gia trên thế giới không có sự thống nhất về các quy tắc phân loại tài sản và định nghĩa về nợ xấu. Ở Việt Nam, nợ xấu được phân loại thành nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5, chưa đồng nhất với chuẩn quốc tế về nợ quá hạn dưới 90 ngày nhưng nghi ngờ không có khả năng trả nợ. Mặt khác, khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì tỷ lệ DPRRTD của ngân hàng cũng tăng để có thể bù đắp những rủi ro có thể xảy ra, & tỷ lệ trích lập tùy vào phân loại nợ. Chính vì thế, để tính đến cả phân loại nợ & nhằm tìm kiếm sự đồng thuận cao trong mô hình nghiên cứu, tác giả tiếp cận theo hướng nghiên cứu của Daniel Foos (2010), Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Phạm Xuân Quỳnh & Trần Đức Tuấn (2019) sử dụng cả tỷ lệ dự

phòng rủi ro tín dụng làm thước đo RRTD, bên cạnh tỷ lệ nợ xấu

Trên đây chính là khoảng trống cho nghiên cứu của tác giả với tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCPCP tại Việt Nam


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

2.1.1. Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Nói cách khác, ngân hàng là trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định, là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.

Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác.

2.1.2. Đặc điểm

Tín dụng ngân hàng có chung 3 đặc trưng của tín dụng nói chung:

- Sự tin tưởng.

Bản thân thuật ngữ tín dụng, “credit”, đã xuất phát từ tiếng Latinh “Creditium”, nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Người cho vay cần phải có lòng tin vào khả năng hoàn trả của người đi vay thì quan hệ tín dụng mới có thể phát sinh. Nếu người đi vay cũng cần tin rằng người cho vay có thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tín dụng, về thời hạn vay,... Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng lòng tin của người cho vay đối với người đi vay quan trong hơn nhiều, bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng.

- Nguyên tắc hoàn trả.

Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận.


- Tính thời hạn.

Khác với các quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), người cho vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ không bán “giá trị của khoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng có những đặc điểm riêng khác với các loại hình tín dụng khác như:

- Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay. Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

- Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ.

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại khi kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp.

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn. Cùng với thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay, tín dụng ngân hàng có thể bao phủ phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí