Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.7 Các chỉ số của mô hình hồi quy
Model | R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate |
1 | 0.539a | 0.290 | 0.280 | 0.407 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Hành Và Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Tmcp Việt Nam
- Các Đặc Điểm Thống Kê Mô Tả Khác
- Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Efa Đối Với Các Thang Đo Biến Độc Lập
- Dàn Bài Phỏng Vấn Định Tính
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam - Nguyễn Huỳnh Quang - 9
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng TMCP Việt Nam - Nguyễn Huỳnh Quang - 10
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Với mức ý nghĩa 0,05% ta thấy kết quả phân tích hồi quy phù hợp. Hệ số biến thiên R2 hiệu chỉnh bằng 0,280, tức là có 28% sự biến thiên của Quyết định sử dụng được giải thích bởi 5 biến độc lập là Thương hiệu ngân hàng, Tham khảo người khác, An toàn bảo mật, Chi phí sử dụng, Chất lượng dịch vụ. 72% còn lại tượng trưng cho các yếu tố khác chưa đưa vào kiểm định trong mô hình này.
Bảng 4.8 Bảng kết quả kiểm định ANOVA
Mô hình | Tổng sai số | df | Phương sai trung bình | Thống kê F | Mức ý nghĩa | |
1 | Hồi quy phần dư tổng | 23.671 | 5 | 4.734 | 28.596 | 0.000b |
57.943 | 350 | 0.166 | ||||
81.614 | 355 |
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Trong bảng phân tích ANOVA ở trên ta thấy giá trị Sig. = 0.000, vì vậy mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu có thể sử dụng được.
Bảng 4.9 Tóm tắt các hệ số hồi quy chính của mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số đã chuẩn hóa | Mức ý nghĩa | Hệ số phóng đại phương sai | VIF | ||
B | Độ lệch chuẩn | β | ||||
(Hằng Số) | 1.637 | .188 | 8.683 | .000 | ||
THUONGHIEU | .126 | .032 | .181 | 3.901 | .000 | .941 |
THAMKHAO | .048 | .025 | .088 | 1.907 | .000 | .960 |
ANTOAN | .130 | .030 | .209 | 4.278 | .000 | .851 |
CHIPHI | .124 | .029 | .199 | 4.217 | .000 | .912 |
CHATLUONG | .133 | .031 | .212 | 4.242 | .000 | .814 |
(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)
Như vậy, không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, mô hình với VIF của các biến lớn nhất chỉ là 1.228 (<10) Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng & Ngọc, 2008).
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 5 nhân tố đều có tác động dương (hệ số β dương) đến Quyết định sử dụng thẻ tín dụng với mức ý nghĩa Sig < 0,05, ngoại trừ hằng số là không có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,600>0,05). Như vậy, phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình có thể viết dưới dạng:
QDSD = 0,181THUONGHIEU + 0,088THAMKHAO + 0,209ANTOAN
+ 0,199CHIPHI + 0,212CHATLUONG
Trong đó:
QDSD : Quyết định sử dụng
THUONGHIEU : Hình ảnh thương hiệu
THAMKHAO : Tham khảo người khác
ANTOAN : An toàn bảo mật
CHIPHI : Chi phí sử dụng
CHATLUONG : Chất lượng dịch vụ
Kiểm định giả thuyết
Theo như kết quả trên thì các biến độc lập đều tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Quyết định sử dụng (QDSD), theo đó các giả thuyết đề nghị của nghiên cứu đều được chấp nhận. Biến An toàn bảo mật có ảnh hưởng lớn nhất vì có tác động mạnh nhất trong mô hình với hệ số β là 0,209. Tiếp theo là Chất lượng dịch vụ (0,212), Chi phí sử dụng (0,199), Hình ảnh thương hiệu (0,181) và cuối cùng là Tham khảo người khác (0,088)
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định giả thuyết
Nội dung | P (sig.) | Kết quả kiểm định | |
H1 | Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng | 0.000 | Chấp nhận giả thuyết H1 |
H2 | Tham khảo người khác có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng | 0.000 | Chấp nhận giả thuyết H2 |
An toàn bảo mật có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng | 0.000 | Chấp nhận giả thuyết H3 | |
H4 | Chi phí sử dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng | 0.000 | Chấp nhận giả thuyết H4 |
H5 | Chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng | 0.000 | Chấp nhận giả thuyết H5 |
(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)
Kết luận đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng:
Mô hình trên cho thấy khoảng 28% trong quyết định sử dụng thẻ tín dụng có thể được giải thích thông qua 5 biến được đưa ra trong mô hình. Kết quả này cũng cho chúng ta kết luận rằng 5 biến độc lập đều có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức tin cậy là 72%.
Yếu tố hình ảnh thương hiệu: được xác định là nhân tố có tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng, với hệ số β = 0,181, nghĩa là khi đánh giá về hình ảnh thương hiệu thẻ tín dụng tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,181 cho thấy khách hàng có quan tâm đến hình ảnh của ngân hàng khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
Yếu tố An toàn bảo mật: là yếu tố tác động mạnh đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng, với β = 0,209; nghĩa là khi đánh giá về An toàn bảo mật mà dịch vụ thẻ tín dụng mang lại tăng lên một đơn vị thì khả năng quyết định sử dụng sẽ tăng lên 0,209. Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo mật để bảo đảm quyền lợi của khách hàng.
Yếu tố Chất lượng dịch vụ: là một nhân tố quan trọng nhất với mức β =0,212, cho thấy khách hàng rất chú trọng đến yếu tố chất lượng dịch vụ khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng đến khách hàng khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
Yếu tố Chi phí sử dụng: được khách hàng đánh giá là có tác động đến quyết định lựa chọn với β =0,199. Khách hàng có cân nhắc về các khoản chi phí phát sinh khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
Yếu tố Tham khảo người khác: xếp cuối cùng cũng có tác động đến quyết định lựa chọn với β=0,088. Ngân hàng cần làm hài long các khách hàng đang có của mình, vì đây cũng là một kênh giúp ngân hàng có thêm nguồn khách hàng mới.
Tóm tắt chương 4:
Chương 4 tác giả đã xử lý dữ liệu thu thập được, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo: thương hiệu, an toàn bảo mật, chất lượng dịch vụ, chi phí sử dụng, tham khảo người khác. Các thang đo này đều đạt yêu cầu. Tác giả đưa ra được mô hình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố tác động đến quyết dịnh sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhận tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN QUYẾT ĐINH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ KẾT LUẬN
Các nhóm giải pháp
Nhóm giải pháp nâng cao hình ảnh của ngân hàng
Việc xây dựng uy tín và thương hiệu của ngân hàng là một công việc quan trọng, đòi hỏi thời gian và sự tính toán kỹ lưỡng ngay từ ban đầu. Thương hiệu sẽ mang lại kết quả tốt cho ngân hàng đối với các khách hàng lâu dài và tiềm năng. Để tạo ấn tượng một thương hiệu đẹp trong lòng khách hàng, các ngân hàng cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
Giới thiệu hình ảnh ngân hàng thông qua truyền thông:
Ngân hàng có thể tài trợ các chương trình truyền hình nhiều người quan tâm (đi tìm người bí ẩn, bản tin tài chính,..), việc làm này làm cho hình ảnh ngân hàng được nâng cao trong mắt các khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể liên kết với các công ty du lịch, mua sắm, giáo dục… tổ chức các chương trình hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng mình.
Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp:
Nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, vì vậy việc có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là điều cần thiết với ngân hàng. Nhân viên sẽ hỗ trợ cho khách hàng về thông tin, hướng dẫn sử dụng một cách rò ràng, dễ hiểu. Nhân viên là một mắc xích quan trọng trong việc tìm kiếm và duy trì lượng khách hàng. Đội ngũ nhân viên sẽ có thể củng cố sự yêu thích, thay đổi thái độ, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
Nâng cấp trang thông tin điện tử của ngân hàng:
Nâng cấp trang thông tin điện tử ngân hàng nhằm tạo ấn tượng đối với khách hàng, mặc khác còn thể hiện sự chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ có thể tìm hiểu thông
tin một cách dễ dàng khoa học về các vấn đề. Các ngân hàng cần ứng dụng, cập nhật công nghệ mới để phát triển các tiện ích gia tăng của sản phẩm, dịch vụ đồng thời đảm bảo mọi thông tin được bảo mật, an toàn.
Tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng:
Các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thanh toán thẻ tín dụng. Thông qua các hội thảo, hội nghị, khách hàng sẽ hiểu rò hơn về sản phẩm và nhận thấy được sự chuyên nghiệp của ngân hàng, và có thiện cảm hơn với thương hiệu ngân hàng hơn.
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng
Sản phẩm của ngân hàng nhất thiết phải đem lại cho khách hàng một giá trị, Sở hữu tấm thẻ của ngân hàng là sở hữu tài sản có giá trị. Giá trị đó có thể giúp họ đạt được những mục tiêu nhất định: tiện trong thanh toán, đẹp trong thẩm mỹ, thể hiện “tầm”, “giá trị” cá nhân. Do đó, ngân hàng cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ qua các giải pháp sau:
Đa dạng kênh phân phối:
Kênh phân phối là một trong các yếu tố tạo nên sự thuận tiện cho việc sử dụng thẻ. Chính vì thế các ngân hàng cần chú trọng vào việc phát triển mạng lưới các máy ATM và POS đồng thời nghiên cứu vị trí lắp đặt. Nên có các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa kịp thời các máy ATM/POS để sự thuận tiện cho khách hàng, tạo điều kiện cho việc thanh toán diễn ra trôi chảy. Ngân hàng cần phải nghiên cứu các vị trí tiềm năng như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm để lắp đặt các máy ATM/POS. Đồng thời, các ngân hàng phải tăng cường các biện pháp bảo vệ, phối hợp với các cơ sở đặt máy để duy trì hoạt động 24/24h.
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên:
Vì dịch vụ thẻ còn khá mới mẻ so với các dịch vụ khác nên ngân hàng cần đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phục vụ cho các hoạt động thẻ. Đội