Diễn Biến Quá Trình Tái Cơ Cấu Hệ Thống Nhtm Việt Nam


- Về tài chính: các ngân hàng phải thực hiện xử lý nợ xấu, đánh giá lại và nâng cao chất lượng tài sản, đồng thời tăng quy mô và chất lượng vốn tự có của mình.

- Về hoạt động: tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ các

hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.

- Về quản trị: tăng tính minh bạch trong hoạt động, hạn chế sự thao túng của các

cổ đông lớn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, nâng cao hệ thống công nghệ, quản trị rủi ro, phát triển hệ thống quản trị phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel đưa ra.

Lộ trình và các giải pháp tái cơ cấu các ngân hàng đã được đưa ra, tuy nhiên quá trình tái cơ cấu cũng gặp phải nhiều khó khăn cả trong thực thi lẫn chính sách. Quá trình tái cơ cấu vẫn đang trong giai đoạn đầu thực hiện và còn nhiều vấn đề phải được giải quyết.

3.1.2. Diễn biến quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam


Vấn đề tái cấu trúc các hệ thống ngân hàng Việt Nam được đặt ra vào năm 2011 cùng với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế. Chín ngân hàng thương mại cổ phần yếu được xác định và khoanh vùng gồm SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank. Đến thời điểm hiện nay, tám trong số chín ngân hàng đã hoàn thành quá trình tái cơ cấu của mình thông qua việc sáp nhập, hợp nhất hoặc tự cơ cấu lại bằng cách thay đổi quyền sở hữu, nhân sự, kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh. Ngân hàng cuối cùng chưa thực hiện việc tái cơ cấu của mình trong nhóm 9 ngân hàng yếu kém cần xử lý là GPBank.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.


Bên cạnh việc tập trung xử lý 9 ngân hàng yếu kém đã được xác định từ đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đánh giá và xác định thêm một số tổ chức tín dụng yếu kém khác và yêu cầu các đơn vị này xây dựng phương án cơ cấu lại trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để đảm bảo xử lý dứt điểm các nhà băng yếu kém trong năm 2013.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Ngoài việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, một số ngân hàng tốt cũng đã tự lên kế hoạch để thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. Đó là trường hợp của hai ngân hàng HDbank và Đại Á khi đã được thông qua quyết định sáp nhập ngân hàng Đại Á vào ngân hàng HDbank. Ngoài ra Eximbank và Sacombank cũng đã công bố ý định về việc sáp nhập của hai ngân hàng này trong tương lai.

Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đang thực hiện, một

số vấn đề còn chưa đưa ra được phương án giải quyết như:


- Thiếu cơ sở pháp lý và năng lực của các đơn vị thực hiện cho việc tái cấu trúc

hệ thống, điển hình là cơ chế xử lý tài sản.

- Phân loại các nhóm ngân hàng tốt, xấu chưa có tiêu chí rõ ràng và thông tin chính thức.

- Phân loại nợ xấu chưa minh bạch, có sự khác biệt lớn trong số liệu đưa ra từ phía các ngân hàng và cơ quan quản lý.

- Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa có hướng giải quyết cụ thể. Lượng nợ xấu mà các ngân hàng công bố là rất lớn và khả năng tự giải quyết toàn bộ nợ xấu của các ngân hàng là không cao. Việc thành lập Công ty quản lý nợ xấu với mức vốn chỉ 500 tỷ không giúp nhiều được cho các ngân hàng khi phải xử lý khối nợ xấu rất lớn của mình.

- Chi phí cho việc cơ cấu hệ thống ngân hàng không được xác định một cách rõ ràng và nguồn hỗ trợ chi phí đã không được xác định rõ.


Có thể thấy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như đã đề ra trong Quyết định 254 vẫn trong giai đoạn sơ bộ và rất nhiều vấn đề chưa đưa ra được phương hướng giải quyết. Quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới sẽ là kinh nghiệm đáng giá cho Việt Nam để tham khảo cho quy trình cơ cấu hệ thống ngân hàng.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam

Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến các NHTM Việt Nam đã trình bày trong chương 1 và thực trạng những hạn chế của các NHTM Việt Nam trình bày trong chương 2, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam như sau:

3.2.1. Cải thiện hệ thống quản trị ngân hàng


Hệ thống quản trị của ngân hàng là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sức mạnh tài chính của một ngân hàng, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng. Thay vì chờ đợi những quy định về quản lý từ phía NHNN, các NHTM nên tự mình tìm ra những biện pháp quản trị hiệu quả nhằm tăng cường khả năng quản trị của mình, nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Việc xây dựng hệ thống các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, chính sách quản trị nhất quán có tính quyết định trong việc nâng cao khả năng giám sát và cảnh báo rủi ro nhằm đưa ra các thay đổi phù hợp cho tình hình của ngân hàng. Các rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường đều phải có công cụ giám sát cụ thể và báo cáo thường xuyên đến bộ phận quản trị của ngân hàng.

Để tăng chất lượng quản lý trong hệ thống các NHTM Việt Nam theo tác giả cần thực hiện các biện pháp như sau:


Hiện đại hóa các công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao các tiện ích, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía các ngân hàng nước ngoài khi họ có nhiều lợi thế về công nghệ và dịch vụ ngân hàng. Một loạt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại vốn đã được kiểm chứng trên nhiều quốc gia khác nhau đang được triển khai trên thị trường Việt Nam, làm cho những lợi thế tạm thời của các NHTM Việt Nam sẽ mất dần đi. Do đó để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài thì các NHTM Việt Nam cần phải đầu tư các công nghệ tiên tiến nhằm phục tốt việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cũng như công tác kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Bên cạnh đầu tư thêm, để tăng chất lượng quản lý trong thời gian tới các NHTM Việt Nam cần thực hiện sự hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có.

Phát huy các sản phẩm truyền thống đồng thời phải có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả bằng các sản phẩm dịch vụ từ công nghệ đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ, tạo sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ sẽ góp phần phân tán hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành. Một trong những chỉ tiêu có thể được sử dụng để phản ánh năng lực điều hành, quản trị ngân hàng đó là tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập hoạt động và tỷ lệ cho vay trên tài sản có. Như vậy rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động thì các ngân hàng thương mại cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đồng thời, xây dựng chuẩn hóa và văn bản hóa toàn


bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, và đẩy nhanh việc thực hiện cải cách hành chính ngân hàng.

Đổi mới cơ cấu hoạt động của các NHTM. Quá trình tiến hành cơ cấu lại tổ chức của các NHTM cần theo hướng thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh của các NHTM theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng đa năng, thay thế dần cho việc quản lý theo chức năng và nghiệp vụ như hiện nay, đồng thời nâng cao trình độ quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, và kiểm soát nội bộ, nhằm để tạo tiền đề xây dựng một số tập đoàn tài chính, có khả năng hoạt động như một ngân hàng quốc tế.

Việc áp dụng phân cấp quản lý theo mô hình khối có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển ngân hàng trong tương lai. Đây cũng là mô hình tổ chức đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Bằng việc phát triển mô hình khối, hoạt động ngân hàng sẽ được tổ chức thành các khối cơ bản như khối ngân hàng bán lẻ; khối ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài chính và khối quản lý vốn. Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phòng ban có nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng được vận hành thông suốt.

Hơn nữa trong quá trình cơ cấu hoạt động của các NHTM cần xây dựng được các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng những vấn đề sau:

- Đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hướng tăng quyền tự chủ cho đơn vị cơ sở, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhưng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ.


- Quản trị tín dụng nhằm mục đích hướng tới khách hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân hàng quốc tế.

- Quản trị rủi ro: các ngân hàng cần thành lập bộ máy quản lý rủi ro trực thuộc hội đồng quản trị và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo thông lệ quốc tế.

- Quản trị nguồn vốn: Quản lý vốn theo mô hình quản lý tập trung trụ sở chính, quản lý hoạt động của các tài khoản mà ngân hàng mở tại nước ngoài cũng như chịu trách nhiệm trong việc đầu tư nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đóng hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại ngân hàng nước ngoài ở các chi nhánh về quản lý tại trụ sở chính của các ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy hiện nay các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn chưa phát huy tối đa được các tiện ích từ tiến bộ của công nghệ đem lại, do đó khá nhiều ngân hàng vẫn có thiên hướng sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên kết quả phân tích từ năm 2005 đến 2012 cho thấy, hiệu quả mở rộng quy mô theo cách thức này đang có xu hướng giảm (chi phí bỏ ra nhiều hơn nhưng hiệu quả thu được giảm). Như vậy, để cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình các ngân hàng cần rà soát và đánh giá lại chất lượng nguồn nhân lực, từ cán bộ quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại để có cách thức đào tạo phù hợp, có vậy mới có thể giải quyết được vấn đề đang đặt ra đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Công khai minh bạch hóa các thông tin tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, hạn chế khả năng xảy ra khủng hoảng. Để đạt được


điều đó, các ngân hàng cần xây dựng hệ thống theo dõi và công bố thông tin theo cơ chế minh bạch, thực hiện các đánh giá phù hợp về tình hình tài chính của ngân hàng một cách thường xuyên theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả của việc công khai thông tin, phân tích và so sánh của cơ quan quản lý và nhà đầu tư.

3.2.2. Tăng vốn chủ sở hữu


Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện tiềm lực tài chính và là yếu tố chi phối nhiều hoạt động của ngân hàng. Trên phương diện quản trị rủi ro, vốn chủ sở hữu là tấm chắn bảo vệ ngân hàng trước những bất ổn của môi trường kinh doanh và hoạt động nhiều rủi ro của ngân hàng. Theo đánh giá từ các chuyên gia, năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam hiện còn yếu so với các nước trong khu vực. Do đó để xây dựng được ngân hàng có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời tạo được niềm tin cho nhà đầu tư thì yếu tố vốn của ngân hàng trước tiên cần bắt kịp với yêu cầu phát triển đặt ra. Các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu có thể áp dụng cho các NHTM Việt Nam hiện nay là:

Tăng vốn điều lệ: các ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các

cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước.


Thực hiện sáp nhập ngân hàng. Hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập vào nhau sẽ tạo nên được qui mô lớn hơn về vốn, con người, số lượng chi nhánh. Từ đó sẽ tạo ra đươc khả năng cung ứng vốn cho những dự án lớn hơn, đòi hỏi vốn nhiều và kéo dài với lãi suất cạnh tranh. Việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối…


3.2.3. Xử lý nợ xấu


Nợ xấu đang là vấn đề lớn nhất hiện nay của các NHTM Việt Nam. Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng cần thực hiện trong lúc này là:

- Rà soát lại toàn bộ nợ xấu, đánh giá đúng bản chất nợ vay để có hướng xử lý, làm giảm nợ xấu của ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng và phân loại nợ theo chuẩn quốc tế để theo dõi chính xác thực trạng nợ xấu của ngân hàng.

- Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo tình trạng thực tế của ngân hàng.

- Lập bộ phận chuyên xử lý nợ xấu với các cán bộ có kinh nghiệm, phối hợp các phòng ban của ngân hàng cùng xử lý nợ xấu khi có nợ xấu phát sinh.

- Thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trong trường hợp không thể thu hồi nợ sau khi thực hiện đủ các biện pháp. Trong việc nhận thế chấp và xử lý nợ xấu, ngân hàng cần có bộ phận chuyên trách theo dõi về mặt pháp lý để tránh những rắc rối pháp lý có thể gặp phải, đặc biệt là khi hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập.

- Tiến hành bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho các công ty mua bán nợ: Các ngân hàng sẽ rao bán các khoản nợ xấu sau khi đã thẩm định chi tiết và xác định không còn khả năng thu hồi.

- Sử dụng nguồn quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ: các khoản vay quá hạn các ngân hàng đều có trích lập dự phòng, vì vậy sau khi thực hiện các bước trên vẫn chưa xử lý được thì các ngân hàng sẽ dùng quỹ này để xử lý nợ xấu.

3.2.4. Tăng tính thanh khoản


Thực hiện tăng vốn chủ sở hữu là một giải pháp có thể giải quyết được vấn đề

thanh khoản của ngân hàng.


Đảm bảo chất lượng tín dụng bằng những biện pháp sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023