Thang đo | Nguồn | |
CO1 | Công ty chúng tôi cam kết duy trì mối quan hệ hợp tác dài hạn với các nhà cung cấp. | Morgan và Hunt, (1994) |
CO2 | Công ty chúng tôi luôn dành sự quan tâm trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp. | |
CO3 | Công ty chúng tôi cùng với các nhà cung cấp luôn tìm kiếm các cách thức nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các bên. | |
CO4 | Công ty chúng tôi luôn thực hiện cam kết với các nhà cung cấp. | |
CO5 | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp luôn dành các nỗ lực và sự đầu tư đáng kể trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các bên. | |
CO6 | Công ty chúng tôi cố gắng duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp có tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng | |
CO7 | Công ty chúng tôi cho rằng mối quan hệ hợp tác trong chuỗi được xây dựng dựa trên sự cam kết của các nhà cung cấp với công ty chúng tôi. | Torres, M. A. S. (2011) |
CO8 | Công ty chúng tôi tin rằng việc giảm thiểu những rủi ro có thể lường trước được sẽ làm gia tăng sự cam kết lẫn nhau. |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Chuỗi
- Ảnh Hưởng Của Tính Chuyên Biệt Tài Sản Đến Mối Quan Hệ Hợp Tác Của Công Ty Lữ Hành Với Các Nhà Cung Cấp Trong Chuỗi Cung Ứng Du Lịch
- Thang Đo Mối Quan Hệ Hợp Tác Của Công Ty Lữ Hành Với Các Nhà Cung Cấp Trong Chuỗi Cung Ứng Du Lịch (Ký Hiệu Sc)
- Thống Kê Mô Tả Mẫu Nghiên Cứu Theo Biến Kiểm Soát
- Số Lượng Các Công Ty Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa Theo Loại Hình Doanh Nghiệp
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Ứng Dụng Cntt Trong Chuỗi
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
3.2.3.6. Thang đo mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (ký hiệu PR)
Thang đo mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp đề cập đến một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân không chính thức và thực hiện trao đổi các cơ hội được thiết lập với mục đích thực thi các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á – những quốc gia có điều kiện khá tương đồng so với Việt Nam. Các phát biểu về yếu tố mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “hoàn toàn không đồng ý” đến 5= “rất đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Xin và Pearce, (1996); Lovett và cộng sự, (1999); Park và Luo, (2001).
Thang đo | Nguồn | |
PR1 | Quan hệ cá nhân đã thúc đẩy thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa công ty chúng tôi và các nhà cung cấp. | |
PR2 | Quan hệ cá nhân đã thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác giữa công ty chúng tôi và các nhà cung cấp. | Xin và |
Pearce, | ||
PR3 | Quan hệ cá nhân đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ giữa công ty chúng tôi và các nhà cung cấp. | |
(1996); | ||
Lovett và | ||
PR4 | Công ty chúng tôi đào tạo nhân viên để thiết lập quan hệ với các đối tác. | |
cộng sự, | ||
(1999); Park | ||
PR5 | Năng lực và trách nhiệm của các cá nhân quyết định sự phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa công ty chúng tôi và các nhà cung cấp. | |
và Luo, | ||
(2001). | ||
PR6 | Khi có vấn đề xảy ra, cá nhân tích cực giải quyết. |
3.2.3.7. Thang đo ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi (ký hiệu IT)
Thang đo ứng dụng CNTT trong chuỗi được hiểu là những hệ thống và nguồn lực mà công ty sử dụng để thu thập và sắp xếp các thông tin quan trọng và cần thiết nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các bên tham gia có thể tiếp cận và chia sẻ các thông tin mà họ cho rằng nó thực sự quan trọng và có ích cho hoạt động hợp tác trong chuỗi cung ứng (Tohamy và cộng sự, 2003). Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của DeGroote, S. E. (2011). Các phát biểu về yếu tố ứng dụng CNTT dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “hoàn toàn không đồng ý” đến 5= “rất đồng ý”.
Thang đo | Nguồn | |
IT1 | Ứng dụng CNTT trong chuỗi đã giúp công ty chúng tôi và các nhà cung cấp tăng khả năng tiếp cận thông tin về sự biến động của thị trường. | DeGroote, S. E. (2011) |
IT2 | Ứng dụng CNTT trong chuỗi đã giúp các thông tin được phản ánh kịp thời tới công ty chúng tôi và các nhà cung cấp. | |
IT3 | Ứng dụng CNTT trong chuỗi đã giúp công ty chúng tôi và các nhà cung cấp có thông tin chính xác về sự biến động của thị trường. | |
IT4 | Ứng dụng CNTT trong chuỗi đã giúp công ty chúng tôi và các nhà cung cấp có đầy đủ thông tin về sự biến động của thị trường. | |
IT5 | Ứng dụng CNTT trong chuỗi đã giúp giảm chi phí xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các nhà cung cấp. | |
IT6 | Ứng dụng CNTT trong chuỗi đã giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các nhà cung cấp. |
3.2.3.8. Thang đo chính sách định hướng khách hàng (ký hiệu CUO)
Thang đo chính sách định hướng khách hàng được hiểu là cách thức thu thập thông tin về những thay đổi trong nhu cầu hiện tại và tương lai cũng như sở thích của khách hàng để đảm bảo việc trao đổi các thông tin được diễn ra giữa các đối tác trong chuỗi đồng thời cung cấp các thông tin về yêu cầu của thị trường để doanh nghiệp kịp thời đáp ứng. Các phát biểu về yếu tố chính sách định hướng khách hàng dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “hoàn toàn không đồng ý” đến 5= “rất đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Lukas and Ferrell (2000).
Thang đo | Nguồn | |
CUO1 | Chúng tôi thường xuyên theo dõi mức độ cam kết và định hướng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. | Lukas and Ferrell (2000) |
CUO2 | Sự thỏa mãn khách hàng quyết định các mục tiêu kinh doanh của chúng tôi. | |
CUO3 | Chiến lược cạnh tranh của chúng tôi được dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng. | |
CUO4 | Chiến lược kinh doanh của chúng tôi được dựa trên niềm tin tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng. | |
CUO5 | Chúng tôi đo lường sự hài lòng của khách hàng một cách thường xuyên và có hệ thống. |
3.2.3.9. Thang đo văn hóa hợp tác trong chuỗi (ký hiệu CC)
Thang đo văn hóa hợp tác trong chuỗi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, bởi vì nó ảnh hưởng lớn đến sự liên kết và mức độ hợp tác giữa một công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng. Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Detert và cộng sự (2000); Yunus và cộng sự (2010). Các phát biểu về yếu tố văn hóa hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “hoàn toàn không đồng ý” đến 5= “rất đồng ý”.
Thang đo | Nguồn | |
CC1 | Việc chia sẻ về các chiến lược kinh doanh với các đối tác là các nhà cung cấp được dựa trên văn hóa hợp tác của công ty. | Detert và cộng sự (2000); Yunus và cộng sự (2010). |
CC2 | Văn hóa hợp tác của công ty chúng tôi ảnh hưởng đến niềm tin vào mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp của công ty. | |
CC3 | Văn hóa hợp tác của công ty chúng tôi nhằm hướng đến sự hài lòng của khách du lịch. | |
CC4 | Văn hóa hợp tác của công ty cho phép chúng tôi linh hoạt trong việc lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp. | |
CC5 | Văn hóa hợp tác của công ty giúp thúc đẩy việc tích hợp với các nhà cung cấp. |
3.3. Nghiên cứu định tính
3.3.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu
Bảng hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng để kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất cũng như xác định mối tương quan sơ bộ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hơn nữa, các yếu tố được đề xuất trong mô hình đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra và có một vài yếu tố chưa được nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh của ngành du lịch. Vì vậy, khi thực hiện phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả xác định được các yếu tố phù hợp với bối cảnh của ngành du lịch Việt Nam, trên cơ sở đó có thể đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.
Bên cạnh đó, việc thực hiện phỏng vấn sâu còn nhằm kiểm tra sự phù hợp của các thang đo. Mặc dù, các thang đo này đã được công bố trong các nghiên cứu trên thế giới, nhưng trong điều kiện và bối cảnh của ngành du lịch Việt Nam, các thang đo này cần được đánh giá để đưa ra những bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu
3.3.2.1. Đối tượng phỏng vấn sâu
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 8 chuyên gia là các nhà quản lý trong ngành du lịch, được chia thành 2 nhóm gồm nhóm 1 (2 chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch) và nhóm 2 (6 nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành). Các đối tượng được phỏng vấn đã được tác giả lựa chọn theo một số tiêu chí như quy mô doanh nghiệp (số lượng nhân viên chính thức), trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch, chức danh (vị trí công tác).
73
Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng được phỏng vấn
Đơn vị công tác | Chức vụ | Kinh nghiệm làm việc trong ngành Du lịch | Số nhân viên chính thức | Trình độ học vấn | Tuổi | Giới tính | |
ĐTPV1 | Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch | Vụ trưởng | 16 năm | - | Thạc sĩ | 52 | Nam |
ĐTPV2 | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội | Giám đốc | 20 năm | - | Đại học | 51 | Nam |
ĐTPV3 | Công ty Lữ hành Hanoitourist | GĐ phòng nội địa | 12 năm | 90 | Đại học | 35 | Nữ |
ĐTPV4 | Công ty TNHH Vietrantour | Giám đốc | 18 năm | 60 | Đại học | 40 | Nữ |
ĐTPV5 | Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hòn Gai | Giám đốc | 16 năm | 50 | Thạc sĩ | 44 | Nam |
ĐTPV6 | Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương | Giám đốc | 15 năm | 286 | Thạc sĩ | 40 | Nam |
ĐTPV7 | Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Tam Kỳ | Giám đốc | 22 năm | 50 | Thạc sĩ | 40 | Nam |
ĐTPV8 | CTLH Buffalo Tours | Giám đốc | 12 năm | 200 | Thạc sĩ | 45 | Nam |
Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016
Các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu đều là những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch, trong đó người có số năm làm việc thấp nhất là 12 năm và cao nhất là 22 năm. Các đối tượng được phỏng vấn đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 5 thạc sĩ. Các đối tượng phỏng vấn từ các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành đều là những người giữ vị trí quản lý cao nhất - giám đốc. Hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều có các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở phía Nam. Việc lựa chọn các chuyên gia, các nhà quản lý của các CTLH trên địa bàn Hà Nội đã đảm bảo được các tiêu chí đưa ra thông qua những đặc điểm mô tả đối tượng được phỏng vấn, tác giả cũng kỳ vọng những đối tượng này sẽ cung cấp những nhận định cũng như những thông tin về MQHHT của công ty họ với các nhà cung cấp trong CCƯDL.
3.3.2.2. Thu thập và xử lý thông tin
Để đảm bảo mục tiêu của phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành thiết kế bảng hỏi bao gồm các câu hỏi mở với nội dung đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL và thang đo. Bảng hỏi phỏng vấn sâu được thiết kế thành 3 phần:
- Phần 1: giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của phỏng vấn sâu và sàng lọc đối tượng
được phỏng vấn.
- Phần 2: Các câu hỏi mở để kiểm tra và sàng lọc các yếu tố trong mô hình.
- Phần 3: Giới thiệu các thang đo của biến phụ thuộc và các biến độc lập để xin ý kiến điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại nhà hoặc tại nơi làm việc của đối tượng được phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra khoảng 60-90 phút, nội dung xoay quanh các câu hỏi được đề cập trong bảng hỏi. Nội dung của cuộc phỏng vấn được ghi âm, lưu trữ và mã hóa trong máy tính. Các nội dung phỏng vấn sẽ được gỡ băng theo những ý kiến cá nhân của từng người được phỏng vấn. Sau đó, tác giả sẽ tổng hợp lại những ý kiến này thành một tập hợp các điểm chung của đối tượng phỏng vấn có suy nghĩ và các nhìn nhận tương tự nhau. Dựa trên kết quả tổng hợp, tác giả sẽ so sánh với mô hình nghiên cứu ban đầu để từ đó xác định mô hình nghiên cứu chính thức.
3.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, trong đó:
- 7 trong số 8 người được phỏng vấn đều cho rằng các yếu tố: niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng CNTT trong chuỗi, chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Tác giả ghi nhận kết quả này để tiếp tục kiểm định thêm trước khi đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố trên tới MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.
- 5 trong số 8 người được phỏng vấn cho rằng các yếu tố tính chuyên biệt của tài sản và sự không chắc chắn về hành vi không có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Tác giả cân nhắc về kết quả này để tiến hành kiểm định trước khi đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.
- 6 trong số 8 người được phỏng vấn đều cho rằng các tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Tác giả ghi nhận kết quả này để tiếp tục kiểm định thêm trước khi đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.
- 3 trong số 8 người được phỏng vấn cho rằng có sự trùng lắp giữa hai thang đo của yếu tố sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Tác giả cũng cân nhắc về kết quả này để kiểm định thêm trước khi đưa ra những kết luận về sự trùng lắp giữa các thang đo trên.
Ngoài ra, những người được phỏng vấn cũng đưa ra đề nghị điều chỉnh một số từ ngữ và nội dung trong bảng hỏi như sau:
Trong thang đo tích hợp hệ thống khuyến thưởng đề nghị tách biến quan sát SC8 thành hai biến quan sát do có sự khác nhau về nội dung giữa xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SC với công khai hiệu quả hoạt động kinh doanh của chuỗi.
Thang đo mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp đề nghị bỏ hai biến quan sát “Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp luôn duy trì sự hài hòa” và “Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp có nhiều sự tương tác xã hội” do có sự trùng lặp về nội dung với biến quan sát “Quan hệ cá nhân đã thúc đẩy thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa công ty chúng tôi và các nhà cung cấp”. Vì vậy, nội dung và từ ngữ trong bảng hỏi được đề nghị chỉnh sửa như sau:
Bảng 3.2. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo trong mô hình nghiên cứu
Thang đo sau khi điều chỉnh | |
MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch | MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng thông báo trước cho nhau về các nhu cầu thay đổi. | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp thường xuyên thông báo trước cho nhau về những thay đổi trong nhu cầu. |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp hy vọng sẽ thông báo cho nhau về bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào. | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp mong muốn hỗ trợ nhau để nhận biết bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào. |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng lên kế hoạch về các sự kiện khuyến mãi. | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng lên kế hoạch cho các hoạt động xúc tiến sản phẩm. |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng triển khai các dự báo về nhu cầu. | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng dự báo về cầu. |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng lên kế hoạch phân loại sản phẩm. | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng lên kế hoạch phân loại các dịch vụ. |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng cùng phát triển hệ thống đánh giá và công khai/công bố hiệu quả hoạt động kinh doanh (ví dụ chỉ số hiệu suất hoạt động, phân phối sản phẩm / dịch vụ..). | Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. |
Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng công khai hiệu quả hoạt động kinh doanh. | |
Các ưu đãi, khuyến khích dành cho công ty chúng tôi tương xứng với các khoản đầu tư và những rủi ro. | Các ưu đãi, khuyến khích công ty chúng tôi nhận được từ các nhà cung cấp tương xứng với các khoản đầu tư và những rủi ro của chúng tôi. |
Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp | Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp |
Các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng luôn công khai và trung thực trong cách đối xử/cư xử/xử sự với công ty chúng tôi. | Các nhà cung cấp luôn công khai và trung thực khi làm việc với công ty chúng tôi |