Ảnh Hưởng Của Tính Chuyên Biệt Tài Sản Đến Mối Quan Hệ Hợp Tác Của Công Ty Lữ Hành Với Các Nhà Cung Cấp Trong Chuỗi Cung Ứng Du Lịch


ngành du lịch, tác giả xác định và sàng lọc các biến trước khi đưa vào mô hình, trong đó xem xét 7 yếu tố cơ bản tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL bao gồm: (1) tính chuyên biệt tài sản, (2) sự không chắc chắn về hành vi, (3) niềm tin, (4) sự cam kết, (5) mối quan hệ cá nhân, (6) văn hóa hợp tác trong chuỗi, và (7) ứng dụng CNTT trong chuỗi.

Mô hình nghiên cứu có các biến được xét đến với các tác động khác nhau, gồm:

+ Trong nghiên cứu tác động của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL:

- Biến độc lập bao gồm: tính chuyên biệt tài sản, sự không chắc chắn về hành vi, niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, văn hóa hợp tác, và ứng dụng CNTT.

H5

Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

H7

Chính sách định hướng khách hàng

Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

- Biến phụ thuộc là MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, được đo lường bằng các tiêu chí: sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp.


Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 9

H1

H2

H4

H3

Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

- Sự chia sẻ thông tin

- Đồng bộ hóa quyết định

- Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

H6

H8

H9

Tính chuyên biệt của tài sản

Sự không chắc chắn về hành vi

Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Văn hóa hợp tác trong chuỗi

Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi


Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất


2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu

2.6.2.1. Ảnh hưởng của tính chuyên biệt tài sản đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Tính chuyên biệt tài sản liên quan đến các khoản đầu tư vào các tài sản trong một giao dịch cụ thể nhằm đem lại lợi ích cho các đối tác như hạ chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ (Williamson, 1985). Theo lý thuyết chi phí giao dịch, việc đầu tư vào các tài sản chuyên biệt có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, khi đối tác dành một khoản đầu tư vào con người, vật chất sẽ làm phát sinh chi phí giao dịch (ví dụ, chi phí đàm phán tăng lên do các bên phải thiết lập các biện pháp đảm bảo theo hợp đồng nhằm bảo vệ cho các khoản đầu tư này). Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H1: Tính chuyên biệt của tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.2. Ảnh hưởng của sự không chắc chắn về hành vi đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi phải tạo dựng được mối quan hệ phối hợp giữa các đối tác nhằm tối đa hóa giá trị khách hàng và mang lại lợi nhuận cho các thành viên tham gia (Fugate và cộng sự, 2010). Những mối quan hệ này không chỉ giúp các công ty liên kết các chức năng kinh doanh và quy trình hoạt động mang tính gắn kết cao (Ellinger và cộng sự, 2000), mà còn có thể làm giảm sự không chắc chắn bằng cách tăng lượng thông tin được chia sẻ, đảm bảo khả năng tiếp cận với các nguồn lực và giảm chi phí thương lượng, cũng như chi phí tìm kiếm thị trường mới, thông qua đó có thể giúp giảm chi phí giao dịch.

Do đó, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H2: Sự không chắc chắn về hành vi có ảnh hưởng tiêu cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.3. Ảnh hưởng của niềm tin đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Niềm tin có ảnh hưởng đáng kể đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL và được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, niềm tin trong các giao dịch giữa các bên là điều kiện cần thiết cho các đối tác thu thập được các thông tin. Dựa vào các thông tin này, các đối tác kịp thời


thích nghi với những thay đổi của thị trường, từ đó giảm thiểu được các rủi ro (Chen và cộng sự, 2012).

Thứ hai, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau sẽ làm giảm chi phí giao dịch, đồng thời cải thiện khả năng sinh lời và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Mayer và cộng sự, 1995).

Thứ ba, sự tin tưởng lẫn nhau là điều kiện cần thiết cho việc thiết lập hợp tác lâu dài giữa các đối tác. Khi hai bên hợp tác đã thiết lập sự tin tưởng cao trong các giao dịch, họ sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giảm chi phí giao dịch (Chen và cộng sự, 2012).

Dựa vào các phân tích trên, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H3: Niềm tin có tác động tích cưc đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.4. Ảnh hưởng của sự cam kết đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Sự cam kết trong các mối quan hệ là sự tự nguyện của mỗi bên trong việc đầu tư các nguồn lực tài chính, vật chất hay thông tin để duy trì mối quan hệ (Morgan và Hunt, 1994). Trong chuỗi cung ứng, sự cam kết thể hiện thái độ của các đối tác đối với sự phát triển và duy trì MQHHT một cách lâu dài và ổn định (Anderson và Weitz, 1992). Ngoài ra, mức độ cam kết trong mối quan hệ sẽ giúp tăng cường sự ổn định của MQHHT và giảm các tác động do sự không chắc chắn từ thị trường. Do đó, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H4: Sự cam kết có tác động tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.5. Ảnh hưởng của niềm tin đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Niềm tin là tiền đề để thực hiện các cam kết trong khi sự cam kết chính là kết quả của niềm tin (Moorman và cộng sự, 1992). Morgan và Hunt, (1994) cho rằng niềm tin được hiểu là sự tin tưởng đối với các đối tác hiện tại, trong khi sự cam kết có nghĩa là mong muốn tiếp tục mối quan hệ trong tương lai và chính niềm tin sẽ tạo điều kiện duy trì sự cam kết trong các mối quan hệ tương lai. Vì vậy, mức độ gia tăng niềm tin giữa các bên sẽ tác động đến chất lượng của sự cam kết trong các mối quan hệ. Garbarino và Johnson (1999) cho rằng sự cam kết được xây dựng dựa trên những lợi ích và tình cảm; mà lợi ích thường được dựa trên sự tin tưởng giữa các doanh nghiệp trong khi tình cảm chủ yếu phụ thuộc vào sự tin tưởng giữa các cá nhân. Carnevale và


Probst, (1998) lập luận rằng trong doanh nghiệp, niềm tin sẽ làm giảm những thiệt hại cho cá nhân được tạo ra bởi sự không chắc chắn, và tăng cường sự sở hữu về mặt tâm lý của cá nhân đối với doanh nghiệp và dẫn đến sự sẵn sàng cam kết của cá nhân với doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H5: Niềm tin có tác động tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.6. Ảnh hưởng của mối quan hệ cá nhân đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Mối quan hệ cá nhân được hiểu là sự liên kết các mối quan hệ mang tính cá nhân nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên. Nó chứa đựng những nghĩa vụ, sự bảo đảm giữa các bên, trên cơ sở đó nâng cao sự hiểu biết giữa các bên, đồng thời giúp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Mối quan hệ cá nhân được xem xét với mục đích thiết lập quan hệ giữa hai cá nhân độc lập nhằm mang lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó tạo ra dòng chảy song phương của các giao dịch cá nhân và xã hội (Yeung và Tung, 1996). Do đó, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H6: Mối quan hệ cá nhân có tác động tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.7. Ảnh hưởng của chính sách định hướng khách hàng tới sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Chính sách định hướng khách hàng nhấn mạnh đến sự hiểu biết và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng mục tiêu (Zhou và cộng sự, 2009). Chẳng hạn, khi khách hàng thay đổi nhu cầu trên thị trường, thì doanh nghiệp hướng đến khách hàng sẽ chủ động thu thập, phân tích và phổ biến các thông tin đầy đủ về khách hàng của mình. Các doanh nghiệp cần phối hợp tốt hơn với các đối tác trong việc dự đoán xu hướng thị trường (Han và cộng sự, 1998). Hợp tác giúp doanh nghiệp thu thập các thông tin hữu ích từ các đối tác trong chuỗi để từ đó có được kiến thức đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Do đó, chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng đến sự cam kết giữa các đối tác (Zhou và cộng sự, 2009). Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H7. Chính sách định hướng khách hàng có tác động tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

2.6.2.8. Ảnh hưởng của văn hóa hợp tác trong chuỗi đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Văn hóa hợp tác trong chuỗi có ảnh hưởng đến sự liên kết và hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp, được thể hiện trên hai khía cạnh sau đây:


Thứ nhất, khái niệm văn hóa hợp tác thường gắn liền với các giá trị chung và niềm tin của một công ty dành cho các đối tác tham gia hợp tác (Nahm và cộng sự, 2004), do giá trị và niềm tin là những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Barney, 1986). Sự chia sẻ các giá trị, các nguồn lực (thông tin, kiến thức, v.v.) thực hiện ở nội bộ doanh nghiệp và với các đối tác bên ngoài, như giữa người mua và các nhà cung cấp. Hơn nữa, văn hóa hợp tác có liên quan chặt chẽ tới việc tạo môi trường làm việc cũng như cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác trong chuỗi cung ứng (Zhao và cộng sự, 2011).

Thứ hai, để gia tăng hiệu quả hợp tác, các đối tác cần có đủ năng lực và sẵn sàng tham gia hợp tác nhằm phát triển và quản lý tốt các mối quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp (Zhao và cộng sự, 2011). Để đạt được hiệu quả hợp tác, các doanh nghiệp phải xây dựng niềm tin và sự cam kết bên trong doanh nghiệp cũng như với các nhà cung cấp khác trong chuỗi cung ứng (Cai và cộng sự, 2010).

Dựa trên các phân tích trên, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H8: Văn hóa hợp tác trong chuỗi có tác động tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

2.6.2.9. Ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Ứng dụng CNTT giúp tạo ra được sự liên kết liền mạch giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng bởi vì nó giúp cho các công ty thu thập, xử lý và truyền các thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định đồng bộ (Li và cộng sự, 2009). Stank và cộng sự (2001) cho rằng CNTT cho phép các công ty tích lũy được các thông tin, kiến thức về các khách hàng, các nhà cung cấp và nhu cầu của thị trường. Ứng dụng CNTT mang lại những lợi ích cụ thể như: dễ dàng truy cập thông tin, cải thiện quá trình truyền thông giữa các bên trong chuỗi, giảm chi phí hoạt động và cung ứng chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Việc áp dụng CNTT trong chuỗi đã làm giảm sự phức tạp của chuỗi và tạo điều kiện cho các công ty tối ưu hóa các chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó giúp công ty tối đa hóa hiệu quả kinh doanh (Wu và cộng sự, 2006). Vì vậy, tác giả đã đưa ra giả thuyết:

H8: Ứng dụng CNTT trong chuỗi có tác động tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương hai nhằm tổng hợp bốn lý thuyết gốc có liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Những lý thuyết được phân tích cụ thể trong chương này nhằm giải thích những lợi ích và những tác động (nếu có) mà các doanh nghiệp nhận được khi tham gia vào quá trình hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng du lịch. Ngoài ra, chương này cũng chỉ ra MQHHT của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng du lịch, trong đó đầu mối đóng vai trò trung tâm của chuỗi nhằm tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên tham gia là CTLH.

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, tác giả đã phân tích các yếu tố có tác động trực tiếp đến MQHHT trong chuỗi bao gồm: niềm tin, sự cam kết và mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp cũng như việc ứng dụng CNTT trong chuỗi và văn hóa hợp tác trong chuỗi. Việc lựa chọn và phân tích các yếu tố cụ thể trên đã được chứng minh dựa trên các công trình tổng quan nghiên cứu trước đó và đã được chấp nhận trong thực tiễn. Chương này cũng nêu bật các yếu tố cấu thành MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, cụ thể là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập cả nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp. Cụ thể, tác giả đã thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề có liên quan, được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước. Về thông tin sơ cấp, tác giả thu thập qua các phương pháp sau:

Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu (in-depth interviews) nhằm thu thập thông tin từ các nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm lấy ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu chính sách và các nhà hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL), và lấy ý kiến từ bản thân các nhà cung cấp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, địa bàn kinh doanh khác nhau, đại diện cho các doanh nghiệp với loại hình sở hữu và quy mô hoạt động đa dạng, qua việc tổ chức phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể, phỏng vấn sâu được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 bao gồm 02 chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, và nhóm 2 bao gồm 6 nhà quản lý doanh nghiệp du lịch. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện thành 04 buổi khác nhau, quá trình phỏng vấn được ghi lại bằng văn bản và file ghi âm để lưu giữ lại các thông tin mà tác giả thu thập được, mỗi cuộc phỏng vấn được diễn ra từ 1 đến 1,5 giờ. Các câu hỏi phỏng vấn của nhóm 1 xoay quanh các yếu tố tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL bao gồm: tính chuyên biệt của tài sản, sự không chắc chắn về hành vi, niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, văn hóa hợp tác trong chuỗi và ứng dụng CNTT trong chuỗi cũng như MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Các câu hỏi phỏng vấn của nhóm 2 nhằm kiểm tra và khẳng định về các yếu tố có tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, các thang đo được điều chỉnh và diễn đạt lại cho phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Các công cụ định lượng được sử dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, CFA và SEM. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua phiếu điều tra, khảo sát một cách trực tiếp.


Nghiên cứu này được thực hiện thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý của các CTLH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, bảng hỏi sơ bộ được xây dựng nhằm phục vụ nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu gồm 8 người trong đó có 2 chuyên gia (quản lý ngành du lịch) và 6 nhà quản lý từ các CTLH. Sau khi tiến hành kỹ thuật phỏng vấn sâu, việc điều chỉnh thang đo nháp nhằm phục vụ nghiên cứu định lượng. Cụ thể, “phân tích độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ những biến số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm loại bỏ các biến có trọng số nhân tố nhỏ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)”. Phân tích CFA và SEM nhằm kiểm tra sự phù hợp của các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.



Bảng hỏi sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ

- Phỏng vấn sâu

Cơ sở lý thuyết



Bảng hỏi chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức. N = 450

Hiệu chỉnh


Cronbach Alpha

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha


- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ

- Kiểm tra nhân tố trích được


- Loại biến có trọng số CFA nhỏ

- Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

- Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính đơn hướng

- Tính hệ số tin cậy tổng hợp, phương sai trích được.


SEM

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình và giá trị liên hệ lý thuyểt


Hiệu chỉnh Mô hình nghiên cứu

EFA


CFA

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2008)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023