Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước. Bởi lẽ số người phụ thuộc trong hộ gia đình càng nhiều thì sẽ càng tốn tiền bạc, của cải để duy trì cuộc sống, khả năng trả nợ theo đó giảm (Pasha và Negese, 2014; Mokhta và cộng sự, 2012, Angaine và Waari, 2014). Kết quả hồi quy thể hiện đúng với thực tế và tương tự các nghiên cứu đi trước.
Tương tự, về tác động biên của biến độc lập số người phụ thuộc lên khả năng trả nợ như sau:
𝑑(𝑌𝑖 = 1) = 𝛽
∗ 𝑃(𝑌
= 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌
= 1)]
Có thể bạn quan tâm!
- Giả Thuyết Nghiên Cứu Và Mô Hình Nghiên Cứu Khả Năng Trả Nợ
- Thống Kê Mô Tả Số Món Vay Của Gia Đình Có Khoản Vay Sinh Viên
- Kết Quả Hồi Quy Biến Phụ Thuộc Với 10 Biến Độc Lập
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
𝑑𝑋7
7 𝑖 𝑖
= 𝛽7 ∗ 𝑃1 ∗ (1 − 𝑃1) = −0.678 ∗ 46.90% ∗ (1 − 46.90%) =-0.1689
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 46.90%, khi gia đình người vay có số người phụ thuộc tăng thêm một người và các yếu tố khác không đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ giảm 16.89%.
(v) Số nguồn thu nhập: β8 = 1.585, Sig =0.000
Biến độc lập số nguồn thu nhập có hệ số quy là β8 = 1.585, vì vậy có tác động thuận đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước.
Khi số nguồn thu nhập tăng lên sẽ đảm bảo hơn nguồn tiền trả nợ. Số nguồn thu nhập của gia đình có khoản vay sinh viên đại diện cho khả năng trả nợ ngay cả khi hộ nguồn thu nhập chính bị gián đoạn. Đồng thời giảm rủi ro khi nguồn thu nhập chính bị gián đoạn. Vậy nên hộ càng có nhiều nguồn thu nhập, xác suất khả năng trả nợ của hộ càng cao. Các kết quả nghiên cứu trước (Wahab và cộng sự, 2011; Jain và Mansuri, 2003; Haile, 2015) cũng có kết quả tương tự.
Về tác động biên của biến độc lập số nguồn thu nhập lên khả năng trả nợ như sau:
𝑑(𝑌𝑖 = 1) = 𝛽
∗ 𝑃(𝑌
= 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌
= 1)]
𝑑𝑋8
8 𝑖 𝑖
= 𝛽8 ∗ 𝑃1 ∗ (1 − 𝑃1) = 1.585 ∗ 46.90% ∗ (1 − 46.90%) =0.3947
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 46.90%, khi gia đình người đại diện vay có số nguồn thu nhập tăng thêm một nguồn và các yếu tố khác không đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ tăng 39.47%.
(vi) Số món vay: β9 = - 2.337, Sig =0.000
Biến độc lập số món vay có hệ số hồi quy β9 = - 2.337 cho thấy biến này có tác động nghịch với khả năng trả nợ. Khi gia đình vay nợ cho sinh viên đi học có nhiều hơn 1 khoản vay sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Cụ thể là khi có nhiều hơn 1 món vay, việc tập trung nguồn tiền để trả nợ bị phân tán, thay vì phải trả nợ sinh viên đi học, thì người đi vay sẽ để trả khoản nợ khác bởi lẽ khoản vay chính sách này có lãi suất thấp có tinh nhân văn và có những ưu đãi nhất định cho người vay , tâm lý người vay sẽ ưu tiền trả nợ khác trước. Đồng thời có những trường hợp số món vay nhiều sẽ mất khả năng trả nợ. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy khi số món vay càng cao thì khả năng trả nợ càng giảm, kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trùng khớp với các nghiên cứu trước đây (Matin, 1997; Vogelgesang, 2003).
Về tác động biên của biến độc lập số món vay lên khả năng trả nợ như sau:
𝑑(𝑌𝑖 = 1) = 𝛽
∗ 𝑃(𝑌
= 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌
= 1)]
𝑑𝑋9
9 𝑖 𝑖
= 𝛽9 ∗ 𝑃1 ∗ (1 − 𝑃1) = −2.337 ∗ 46.90% ∗ (1 − 46.90%) = −0.5820
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 46.90%, khi gia đình người đại diện vay có số món vay tăng thêm một món và các yếu tố khác không đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ giảm 58.20%.
(vii) Mục đích tiết kiệm : β10 =2.089, Sig =0.001
Hệ số hồi quy β10 =2.089 cho thấy biến mục đích tiết kiệm có tác động thuận với khả năng trả nợ. Mục đích tiết kiệm cho thấy nhận thức của hộ vay khi thực hiện việc tiết kiệm, do đó có tương quan dương với khả năng trả nợ (Haile, 2015). Khi có ý thức tiết kiệm để trả nợ khoản vay sinh viên chứng tỏ người vay luôn chủ động để trả nợ.
Tiết kiệm với nhiều mục đích khác nhau, dù là mục đích gì đây nữa thì điều đấy cũng thể hiện người đi vay có một khoản thu nhập để dành, họ có thể chủ động xử lý khi gặp tình huống cần thiết. Tiết kiệm cho các mục đích đầu tư khác cũng có thể gia tăng thu nhập, điều đó cũng gia tăng khả năng trả nợ. Tuy nhiên, số người vay tiết kiệm để trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước chưa cao. Để năng cao hiệu quả việc tiết kiệm cần được gửi tại chính ngân hàng chính sách, lý do là để chủ động trong việc trả nợ đồng thời tránh trường hợp sử dụng tiền tiết kiệm trả nợ vào mục đích khác. Kết quả hồi quy này cho ra cũng kết luận với các nghiên cứu trước đây (Haile, 2015; Pasha và Negese, 2014).
Về tác động biên của biến độc lập mục đích tiết kiệm lên khả năng trả nợ như sau:
𝑑(𝑌𝑖 = 1) = 𝛽
∗ 𝑃(𝑌
= 1) ∗ [1 − 𝑃(𝑌
= 1)]
𝑑𝑋10
10 𝑖 𝑖
= 𝛽10 ∗ 𝑃1 ∗ (1 − 𝑃1) = 2.089 ∗ 46.90% ∗ (1 − 46.90%) =0.5202
Như vậy, nếu xác suất khả năng trả nợ ban đầu của hộ vay là 46.90%, khi gia đình người đại diện vay có tiết kiệm tiền cho mục đích trả nợ khoản vay sinh viên và các yếu tố khác không đổi, về trung bình xác suất trả nợ của hộ vay sẽ tăng thêm 52.02%.
5.2.2 Giải thích việc loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình
(i) Độ tuổi: Trong nghiên cứu này, tuổi của người đại diện vay không có tác động đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên. Bởi lẽ trong quá trình khảo sát số liệu và phỏng vấn đa số tuổi người đứng tên vay ở mức trung bình, chêch lệch tuổi với tuổi trung bình không lớn. Bên cạnh đó, Có những người vay, tuổi cao hơn thì có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tín cao, có những người vay tuổi còn trẻ lại năng động hơn trong việc kiếm ra thu nhập. Việc loại bỏ biến này không đi ngược lại với các nghiên cứu trước đây (Pasha và Negese, 2014, Mokhta và cộng sự, 2012).
(ii) Dân tộc: Sự khác biệt về dân tộc kinh và dân tộc Stieng hoặc dân tộc khác không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến khả năng trả nợ của hộ vay trong nghiên cứu.
Đa số người vay trong mẫu nghiên cứu là dân tộc Kinh. Kết quả của nghiên cứu này trùng khớp với kết quả nghiên cứu trước đây của Roslan và Karim (2009).
(iii) Số lao động: số lạo động trong gia đình có vay khoản vay sinh viên trong nghiên cứu này không có tác động đến khả năng trả nợ. Theo như kết quả của quá trình điều tra khảo sát cho thấy rằng nhiều gia đình có nhiều lao động tuy lại làm chung một công việc, và chỉ đem lại một nguồn thu nhập (cùng làm chung một mảnh rẫy trồng cao su, cà phê hay hồ tiêu và chỉ mang lại một nguồn thu nhập khi đến mùa thu hoạch,..), vì vậy trong trường hợp này dù có nhiều lao động thì việc ảnh hưởng thuận lên khả năng trả nợ là không xảy ra. Thêm vào đó, lao động ở địa phương khảo sát đa số công việc không ổn định, quy mô công việc nhỏ, mang lại thu nhập hạn chế.
5.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sau khi thực hiện các kiểm định cần thiết sau đó thực hiện hồi quy và phân tích kết quả, có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu số 2 của đề tài đặt ra : Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay của sinh viên khi vay tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước?
Bài nghiên cứu này có thể trả lời như sau: Các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số người phụ thuộc, số nguồn thu nhập, số món vay, mục đích tiết kiệm có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay khoản vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước. Trong đó cụ thể là :
- Giới tính của người đứng tên vay khoản vay sinh viên có tương quan âm với khả năng trả nợ.
- Trình độ học vấn của người đứng tên vay khoản vay sinh viên có tương quan dương với khả năng trả nợ.
- Nghề nghiệp của người đứng tên vay khoản vay sinh viên có tương quan âm với khả năng trả nợ.
- Số người phụ thuộc của gia đình có vay khoản vay sinh viên có tương quan âm với khả năng trả nợ.
- Số nguồn thu nhập của gia đình có vay khoản vay sinh viên có tương quan dương với khả năng trả nợ.
- Số món vay của gia đình có vay khoản vay sinh viên có tương quan âm với khả năng trả nợ.
- Mục đích tiết kiệm của gia đình có vay khoản vay sinh viên có tương quan dương với khả năng trả nợ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
Giới tính
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Số người phụ thuộc
Số món vay
Số nguồn thu nhập
Mục đích tiết kiệm
Khả năng trả nợ vay sinh
viên tại Ngân
hàng sách
tỉnh
chính
xã hội Bình
Phước
Dưới đây là mô hình thể hiện các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước :
Hình 5.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước
5.4. Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước
Chương trình cho vay đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước là chương trình tín dụng lớn vừa thực hiện mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần tạo cho đất nước nguồn nhân lực chất lượng cao.
Lãi suất cho vay sinh viên thấp với chi phí vận hành tốn kém điều đó sẽ cản trở chương trình vay sinh viên phát triển. Thêm vào đó, nếu số tiền cho vay không được thu hồi đầy đủ cộng với sự mất giá của đồng tiền sẽ dẫn đến một kết cục tồi tệ là chương trình vay sinh viên không thể duy trì lâu dài dù có chính phủ tài trợ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, dưới đây là một số gợi ý chính sách có thể giúp cho chương trình
vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước được hoàn thiện hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay, từ đó nâng cao chất lượng khoản vay đảm bảo việc cho vay đúng mục đích, đạt hiệu quả và quan trọng nhất là có thể đảm bảo việc thu hồi vốn sau khi cho vay.
Về phía Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước
Khuyến khích người vay gửi tiết kiệm tại ngân hàng để trả nợ. Thứ nhất, là để người vay có ý thức trả nợ, chủ động tất nợ khi đến hạn bằng tiền tiết kiệm. Thứ hai, là ngân hàng có nguồn vốn huy động phục vụ cho việc cho vay đối với các trường hợp khó khăn khác.
Thời gian cho vay đối với chương trình này khá dài kèm theo số tiền giải ngân theo từng đợt và lãi suất vay thấp chính là yếu tố khiến người đi vay ỷ lại và cho rằng việc trả nợ quá hạn phải trả một mức lãi suất quá rẻ thì không có lý do để họ phải trả nợ sớm. Điều này đòi hỏi phía ngân hàng cần đề ra một số biện pháp nhắc nhở không chỉ đối với gia đình vay mà còn đối với sinh viên. Bởi lẽ, sau khi ra trường một năm sau sinh viên mới phải trả nợ, vì vậy, giải pháp không chỉ nhắm vào gia đình vay mà đối với sinh viên cũng cần thôi thúc và tuyên truyền để sinh viên có ý thức trả nợ. Hoạch định được nguồn thu nhập sau khi ra trường, trích lập một phần thu nhập để trả nợ. Điều này không chỉ mang ý nghĩa thu hồi nợ mà còn giúp cho sinh viên ý thức việc học tập và ra trường kiếm việc làm để trả nợ tránh việc sinh viên có tâm lý ỷ lại vào gia đình.
Gia tăng thêm thời gian trả nợ vay đối với gia đình cực kỳ khó khan để giúp họ có thêm thời gian chuẩn bị nguồn tiền. Tuy nhiên, giải pháp này cần cân nhắc cho tùy vào trường hợp cụ thể bởi vì việc gia tăng thời hạn vay sẽ dẫn đến việc số nguồn vốn sẽ không được xoay vòng hiệu quả.
Khuyến khích người vay trả toàn bộ khoản nợ một lần sẽ được ưu đãi về lãi suất và chiết khấu trên tổng số tiền nợ. Điều đó sẽ tạo cho người vay tâm lý được khuyến mãi giúp họ thấy được lợi ích của việc trả toàn bộ nợ một lần sẽ tiết kiệm được tiền lãi và quan trọng hơn là sẽ được hoàn lại một khoản tiền chiết khấu. Giải pháp này hữu hiệu cho các gia đình có nhiều sinh viên đi học, số tiền vay lớn hơn.
Ngân hàng cần kết nối với nhà trường để theo dõi kết quả học tập bởi vì nếu sinh viên sử dụng vốn vay để đi học nhưng việc học không hiểu quả sẽ dẫn đến khả năng không kiếm được việc làm cao và khả năng trả nợ cũng vì đó mà giảm theo.
Hướng dẫn cán bộ tại tổ cho vay và tiết kiệm là những người trực tiếp tiếp xúc với người vay nắm rõ được mục đích của khoản vay đồng thời thúc đẩy việc giám sát người vay nhằm theo dõi việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Bởi lẽ khi số tiền vay được sử dụng đúng mục đích mới thể hiện được ý nghĩa của chương trình đồng thời đảm bảo được việc thu hồi vốn về sau.
Chương trình cho vay sinh viên cần xây dựng kế hoạch trả nợ vay phù hợp cho người đi vay sẽ bảo đảm người vay có thể trả nợ tốt nhất.
Về phía chính quyền địa phương
Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương cần quan tâm nhắc nhở người vay trả nợ, thường xuyên theo dõi và quan tâm đối với những gia đình vay cho sinh viên đi học.
Đối với các gia đình vay có nhiều người phụ thuộc trong đó người phụ thuộc chủ yếu là do thất nghiệp thì chính quyền nên quan tâm khuyến khích họ tìm việc làm, giới thiệu việc làm để giảm bớt áp lực cho gia đình. Đồng thời cũng gia tăng được số nguồn thu nhập của gia đình nhằm tăng khả năng trả nợ.
Đối với các gia đình vay có nhiều món vay thì cán bộ thôn xã cần phải quan tâm chia sẻ khó khăn với họ bằng cách hướng dẫn họ hoạch định khoản thu nhập để người vay có thể phân phối thu nhập hợp lý để đảm bảo việc trả nợ cho từng khoản vay.
Cần hỗ trợ tạo việc làm cho các sinh viên ra trường bằng cách giới thiệu các em tới các trung tâm tìm việc, các công ty có nhu cầu tuyển dụng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của chương trình vay. Cụ thể: Chính quyền địa phương cần liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động và công việc cần đáp ứng, sau đó tập hợp danh sách thông tin các vị trí công việc mà các doanh nghiệp, công ty đang cần tuyển dụng. Sau đó thành lập hoặc mở các trang thông tin tuyển dụng và công bố rộng rãi cho người dân trên địa bàn tỉnh để người dân biết thông tin và tìm kiếm việc khi cần.
5.5. Một số hạn chế của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã tìm hiểu và đánh giá được các nguyên nhân tác động đến khả năng trả nợ của người vay. Tuy nhiên, bài viết vẫn có một vài hạn chế như trên thực tế, người vay có thể trả nợ thành nhiều đợt, một phần của khoản vay nhưng bài nghiên cứu chỉ xét việc người vay có khả năng trả toàn bộ khoản vay; Trong hộ gia đình khảo sát, có những cá nhân sống độc lập, tách biệt, không đóng góp vào thu nhập chung của gia đình thì bài nghiên cứu lại không xét đến đặc điểm này. Một số biến trong mô hình nghiên cứu chỉ đại diện cho người đứng tên vay, không thể hiện được đặc điểm thật sự của gia đình có khoản vay; đồng thời nghiên cứu về khả năng trả nợ của khoản vay sinh viên không tiếp cận được với chính sinh viên đi học mà chỉ nghiên cứu dựa trên người đại diện vay hợp pháp của sinh viên đó. Bài nghiên cứu chỉ phân tích các yếu tố thuộc về người đi vay và gia đình của họ mà không xem xét tới tác động của các yếu tố bên ngoài khác. Về không gian mẫu, bài nghiên cứu lựa chọn mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh Bình Phước mà cụ thể là các gia đình có vay vốn cho sinh viên học tại một huyện đại diện, điều đó cũng là một hạn chế của bài nghiên cứu này. Từ những hạn chế này, tác giả sẽ tìm ra biện pháp hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu sau này.