sinh lợi bằng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dữ liệu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm (saving) của 6 quốc gia tại Châu Âu với tổng số quan sát là 665. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù có sự cạnh tranh tại thị trường tài chính Châu Âu nhưng khả năng sinh lợi của các ngân hàng luôn có sự ổn định duy trì qua các năm hay nói cách khác nếu một ngân hàng có lợi nhuận cao thì các năm kế tiếp sẽ cũng có hiệu quả kinh doanh cao. Bên cạnh đó kết quả cũng chỉ ra mặc dù có mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quy mô ngân hàng (SIZE) là cùng chiều trong một số ước lượng với mẫu nhỏ nhưng khi thực hiện với 665 quan sát thì lại không có mối tương quan. Ngoài ra, tỷ lệ giữa giá trị danh nghĩa ngân hàng trên tổng giá trị danh nghĩa và tổng tài sản cũng có sự tương quan là khác nhau giữa các mẫu quan sát, cụ thể ở Anh sẽ có tương quan dương nhưng các nước còn lại trong nghiên cứu lại là tương quan âm. Cuối cùng, hệ số an toàn vốn (CAR) có tương quan dương với ROE, kết quả này phản ánh rò nét giữa việc đánh đổi lợi nhuận để có được lợi nhuận cao hơn của các ngân hàng.
Sulfian và Habibullah (2009) nghiên cứu về khả năng sinh lợi ngân hàng thuộc nền kinh tế đang phát triển với bằng chứng thực nghiệm tại Bangladesh, bài nghiên cứu căn cứ trên 129 quan sát của 37 ngân hàng tại Bangladesh trong giai đoạn 1997
– 2004. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài này là mô hình hồi quy tác động cố dịnh (FEM), trong đó biến phụ thuộc là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội tại ngân hàng như dư nợ cho vay (LOAN), tăng trưởng tín dụng (DEPTA) và chi phí vận hành có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi đó mối quan hệ này là ngược lại với hoạt động thu nhập ngoài lãi. Một nhân tố có quan hệ vừa cùng chiều và ngược chiều với khả năng sinh lợi là quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô có tác động cùng chiều với ROAA và NIM nhưng tác động ngược chiều với ROAE. Các nhân tố vĩ mô hầu như không có tác động đáng kể nào ngoại trừ biến lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi.
Gul và cộng sự (2011) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Pakistan bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS. Biến đo lường khả năng sinh lợi là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Dữ liệu nghiên cứu là 15 ngân hàng lớn nhất tại Pakistan trong giai đoạn 2005 – 2009 với tổng số 75 quan sát và được tổ chức dưới dạng bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội tại (quy mô – SIZE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu – CAP, hoạt động cho vay – LOAN và hoạt động tiền gửi – DEPTA) cũng như các yếu tố vĩ mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDPGR, tỷ lệ lạm phát – INFL và sự phát triển hệ thống tài chính – FINDEV1) đều có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Sufian (2011) nghiên cứu về các yếu tố nội tại trong ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng tại Hàn Quốc bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Biến phụ thuộc để đo lường khả năng sinh lợi là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dữ liệu nghiên cứu là các ngân hàng tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1992 – 2003 với tổng số 251 quan sát và được tổ chức dưới dạng bảng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các yếu tố nội tại ngân hàng thì mức độ đa dạng hóa (DIV), tính thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi đó rủi ro tín dụng (CRISIS) và chi phí hoạt động của ngân hàng thì thể hiện mối tương quan âm. Đối với nhân tố vĩ mô, mức độ tập trung ngành ngân hàng (CONC) thể hiện mối tương quan cùng chiều nhưng mối quan hệ này là ngược lại đối với yếu tố khủng hoảng tài chính đối với khả năng sinh lợi.
Javaid và cộng sự (2011) nghiên cứu về khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn 2004 – 2008 bằng phương pháp POLS (Pool Ordinary Least Square) với khả năng sinh lợi được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Bài nghiên cứu sử sụng dữ liệu là 10 ngân hàng lớn nhất của Pakistan trong thời gian 5 năm, tương đương là 50 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tổng tài sản (SIZE) tác động ngược chiều đến ROA do tác giả nhận thấy
tại quốc gia nghiên cứu thì không có lợi thế kinh tế theo quy mô. Ngược lại đối với các tỷ lệ vay trên tổng tài sản (LOAN), tỷ lệ huy động trên tổng tài sản (DEPTA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có quan hệ cùng chiều đối với khả năng sinh lợi các ngân hàng.
Trujillo – Ponce (2013) nghiên cứu khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng căn cứ trên bằng chứng thực nghiệm tại Tây Ban Nha bằng mô hình GMM với biến phụ thuộc là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1999 – 2009 với tổng số quan sát là 697. Kết quả nghiên cứu cho thấy dư nợ tín dụng (DEPTA), quy mô (SIZE), vốn chủ sở hữu (CAP), tăng trưởng kinh tế (GDPGR) và lạm phát (INFL) thể hiện ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lợi. Ngược lại các yếu tố về nợ xấu, rủi ro tín dụng (CRISK), chi phí và lãi suất thực lại cho thấy mối quan hệ với khả năng sinh lợi là ngược chiều.
Saona (2016) nghiên cứu về các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ngân hàng tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Châu Mỹ Latinh bằng mô hình GMM với biến đo lường khả năng sinh lợi là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu các ngân hàng thương mại thuộc 07 quốc gia khu vực Mỹ Latinh trong giai đoạn 1995 – 2012 với tổng số 964 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thứ nhất mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu (CAP) và khả năng sinh lợi là hình chữ U ngược, thứ hai việc đa dạng hóa tài sản (DIV1) và đa dạng hóa doanh thu (DIV2) có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi, thứ ba mức độ tập trung của ngành ngân hàng (CONC) có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi, cuối cùng yếu tố vĩ mô về luật lệ bảo vệ nhà đầu tư (LAW) có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi.
2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014) thực hiện phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô
hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng không cân bằng của 30 ngân hàng bao gồm 5 ngân hàng thương mại của Nhà nước và 25 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng số quan sát là 173 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển của ngành ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), rủi ro tín dụng (CRISK), tính thanh khoản và chi phí hoạt động là những nhân tố có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi ngân hàng. Ngược lại, kết quả thực nghiệm trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2013 lại chỉ ra sự tăng trưởng GDP có mối tương quan ngược chiều với NIM, điều này được lý giải rằng do thời gian nghiên cứu diễn ra cuộc suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp bị giảm sút và hậu quả là giảm mức độ tín nhiệm dẫn đến phản ứng của ngân hàng đứng trước nhu cầu cho vay là nâng lãi suất để bù đắp rủi ro.
Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu về lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình hồi quy tác động cố dịnh (FEM) và GMM với biến đo lường rủi ro và lợi nhuận là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân điều chỉnh rủi ro (RAROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân điều chỉnh rủi ro (RAROE). Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp dưới dạng bảng của 36 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2006 – 2013 bao gồm 1 ngân hàng thương mại Nhà nước và 36 ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho tháy nếu chỉ xét yếu tố lợi nhuận, các ngân hàng mở rộng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nếu xem xét đến yếu tố rủi ro thì việc đa dạng hóa các hoạt động tạo lợi nhuận điều chỉnh cho rủi ro thấp hơn và rủi ro cao hơn các ngân hàng chủ yếu thưc hiện các hoạt động trung gian truyền thống.
Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu về tác động của thu nhập từ hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lợi các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tác động cố dịnh (FEM), trong đó biến phụ thuộc là tỷ số thu nhập trên tổng tài sản bình quân (ROAA). Dữ liệu nghiên cứu bao
gồm 27 ngân hàng thương mại (bao gồm 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn hơn 100 nghìn tỷ đồng và 17 ngân hàng có tổng tài sản nhỏ hơn 100 nghìn tỷ đồng) trong giai đoạn 2002 – 2013 với 242 quan sát và được tổ chức theo dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan đáng kể giữa hoạt động phi tín dụng và khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại. Cụ thể đối với các ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ hơn 100 nghìn tỷ đồng thì có mối quan hệ cùng chiều với hoạt động phi tín dụng, ngược lại đối với các ngân hàng có tổng tài sản lớn thì mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của nghiên cứu này là phù hợp với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Lê Tấn Phước (2016) nghiên cứu tác động từ quản trị thanh khoản đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại bằng mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random effects estimator) hay còn gọi là mô hình FGLS. Bài nghiên cứu sử dụng biến đo lường lợi nhuận ngân hàng thương mại là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dữ liệu để thực hiện nghiên cứu bao gồm 27 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2005 – 2014 với tổng tài sản chiếm 75% so với tổng tài sản ngành ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các yếu tố nội tại trong ngân hàng thì tỷ lệ đầu tư có quan hệ cùng chiều với tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAP) có mối quan hệ ngược chiều với ROE do khi giảm vốn chủ sở hữu và sử dụng đòn bẩy lớn sẽ làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, nhưng ngược lại khi tăng tỷ lệ vốn thì ROA cũng sẽ tăng lên; chất lượng tài sản ngân hàng có quan hệ ngược chiều với ROA do chất lượng tài sản xấu đi sẽ làm cho nợ xấu tăng lên và từ đó tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Đối với các nhân tố do môi trường kinh tế vĩ mô thì tốc độ tăng trưởng GDP (GDPGR), lạm phát (INFL) và lãi suất danh nghĩa sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, điều này là ngược lại đối với các yếu tố tỷ giá và tỷ lệ thất nghiệp.
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Đo lường khả năng sinh lợi | Dữ liệu | Kết quả nghiên cứu | |
Molyneux và Thornton (1992) | - Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); - Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). | Ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989 của 18 quốc gia với tổng số quan sát là 4.213 | - Sở hữu nhà nước, hiệu quả quản lý, lãi suất thực, mức độ tập trung ngành (CONC) đều có tương quan cùng chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng; - Thanh khoản lại thể hiện tương quan âm đến khả năng sinh lợi. |
Demiguc- Kunt và Huizinga (1999) | Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) | Ngân hàng thương mại của 80 quốc gia trong giai đoạn 1988 – 1995 với khoảng 9.500 quan sát | - Mối tương quan cùng chiều giữa quy mô vốn (SIZE) và khả năng sinh lợi; - Tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng (RESERVE) thì lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều (do tăng chi phí vận hành của doanh nghiệp); - Cấu trúc tài chính, thị trường chứng khoán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thuế thu nhập doanh nghiệp có tương quan âm với NIM, các |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 2
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 4
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 5
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 6
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Đo lường khả năng sinh lợi | Dữ liệu | Kết quả nghiên cứu | |
yếu tố có tương quan dương với khả năng sinh lợi bao gồm hệ thống pháp lý và lạm phát. | |||
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) và chi phí vận | |||
hành trên tổng tài sản có mối tương quan dương với khả năng | |||
sinh lợi; | |||
- Tỷ suất sinh lợi | 10 Ngân hàng | - Quy mô (SIZE) thì có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh | |
Naceur (2003) | trên tổng tài sản (ROA); - Tỷ lệ thu nhập lãi | hoạt động trong giai đoạn 1980 – 2000 với tổng số | lợi của ngân hàng; - Các yếu tố vĩ mô như lạm phát (INFL) và tốc độ tăng trưởng GDP (GDPGR) thì hầu như không có tác động đáng kể đến lợi |
cận biên (NIM). | là 210 quan sát | đáng kể đến hiệu quả hoạt động; | |
- Yếu tố về mức độ tập trung ngân hàng (CONC) và thị trường tài | |||
chính phát triển (FINDEV1) tác động tiêu cực đến khả năng sinh | |||
lợi của ngành ngân hàng. |
Đo lường khả năng sinh lợi | Dữ liệu | Kết quả nghiên cứu | |
Goddard và cộng sự (2004) | Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) | Ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm (saving) của 6 quốc gia tại Châu Âu với tổng số quan sát là 665 | - Mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quy mô ngân hàng (SIZE) là cùng chiều trong một số ước lượng với mẫu nhỏ nhưng khi thực hiện với 665 quan sát thì lại không có mối tương quan; - Tỷ lệ giữa giá trị danh nghĩa ngân hàng trên tổng giá trị danh nghĩa và tổng tài sản cũng có sự tương quan là khác nhau giữa các mẫu quan sát; - Hệ số an toàn vốn (CAR) có tương quan dương với ROE. |
Sulfian và Habibullah (2009) | - Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA); - Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE); - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) | 37 ngân hàng tại Bangladesh trong giai đoạn 1997 – 2004, tương đương 129 quan sát | - Dư nợ cho vay (LOAN), tăng trưởng tín dụng (DEPTA) và chi phí vận hành có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi đó mối quan hệ này là ngược lại với hoạt động thu nhập ngoài lãi; - Quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều với ROAA và NIM nhưng tác động ngược chiều với ROAE. |