Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 2


nói trên đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại thì vẫn chưa được thống nhất. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy sự ảnh hưởng là khác nhau giữa cùng một biến đến khả năng sinh lợi. Cụ thể như biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thì nghiên cứu của Berger (1995) đã lập luận căn cứ trên giả thuyết chi phí phá sản và giả thiết tín hiệu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vốn tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và khả năng sinh lợi của ngân hàng; tuy nhiên nghiên cứu của (Jensen, 1986; Jensen và Meckling, 1976) lại lập luận là khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu gia tăng, các ngân hàng sẽ không thể tận dụng được ưu điểm của nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư trong tương lai và do đó giá trị ngân hàng sẽ giảm (mối quan hệ ngược chiều giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi). Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng cũng chưa được xem xét và đánh giá đầy đủ tại môi trường kinh doanh Đông Nam Á.

Do đó, dựa trên nghiên cứu của Saona (2016) “Intra- and Extra-bank Determinants of Latin American Banks’ Profitability”, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á” nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng một cách đầy đủ nhất đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á với mong muốn khuyến nghị cho các nhà quản lý tài chính và các nhà hoạch định chính sách trong việc định hướng phát triển nhằm nâng cao khả năng sinh lợi cho các ngân hàng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á, từ đó đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản trị và nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.


1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu


1.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


Đề tài được thực hiện theo phương pháp định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy cùng với dữ liệu dạng bảng (panel data) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á. Các kết quả phân tích dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13.0.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 2

Phương pháp hồi quy Generalized Method of Moments (GMM) để phân tích cho dữ liệu bảng (panel data) và khắc phục các hiện tượng bao gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi, nội sinh. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành các kiểm định để đảm bảo kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy bao gồm kiểm định Arellano – Bond để kiểm tra tính chất tự tương quan ở mô hình GMM và kiểm định Hansen để kiểm tra biến công cụ là ngoại sinh.

1.3.2. Dữ liệu nghiên cứu


Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại một số nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2005 – 2017. Sau khi loại bỏ các Ngân hàng thương mại không công bố báo cáo tài chính cũng như các ngân hàng hoạt động yếu kém và các ngân hàng bị sáp nhập, kết quả còn lại của dữ liệu nghiên cứu là 98 ngân hàng thương mại của 6 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore) với 1024 mẫu quan sát. Các biến độc lập và phụ thuộc của bài nghiên cứu được tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data). Theo đó đối với các số liệu thuộc báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được thu thập, tổng hợp bởi FiinPro và Trung tâm Dữ liệu – Phân tích Kinh tế của (CDEA) Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; đối với dữ liệu thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô, đặc điểm ngành ngân hàng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được tác giả thu thập từ dữ liệu ngân hàng Thế giới (WorldBank) và tạp chí Economic Freedom từ The Heritage Foundation.


1.4. Kết cấu đề tài


Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:


Chương 1: Giới thiệu đề tài


Trong chương này, tác giả đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu đề tài.

Chương 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây


Trong chương này, tác giả trình bày khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


Trong chương này, tác giả trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả các biến trong mô hình, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


Trong chương này, tác giả trình bày các kết quả thống kê mô tả, ma trận tương quan giữa các biến và sự phù hợp của mô hình thông qua các kiểm định. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày kết quả mô hình nghiên cứu và thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại.

Chương 5: Kết luận và hàm ý


Trong chương này, tác giả tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị và phân tích những điểm mới của đề tài cũng như những điểm còn hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Tổng quan về khả năng khả sinh lợi của ngân hàng thương mại


2.1.1. Ngân hàng thương mại


Theo các thông lệ quốc tế, ngân hàng thương mại được khái niệm như sau:


 Tại Hoa Kỳ: ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính;

 Tại Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.

Ngoài ra, căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Chủ tịch Quốc Hội ban hành ngày 16/06/2010 thì ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại được pháp luật quy định:


 Vay vốn của ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính;

 Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác;

 Cấp tín dụng;

 Tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán;

 Góp vốn, mua cổ phần;

 Tham gia thị trường tiền tệ;

 Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh.


Như vậy, ngân hàng thương mại là định chế tài chính với chức năng, nhiệm


vụ chính là thực hiện việc huy động vốn và cho vay. Bên cạnh lĩnh vực hoạt động chính, ngân hàng cũng thực hiện hiện một số hoạt động khác phù hợp với quy định của Pháp luật nhằm tối đa hóa lợi nhuận/ gia tăng giá trị của cổ đông.

2.1.2. Lý thuyết khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại


2.1.2.1. Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực


Trong việc xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại thì lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực là cơ sở để cung cấp khuôn khổ hữu ích. Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực được trình bày bởi Williamson (1987) đề cập về một nhóm lý thuyết kinh tế giải thích tính chu kỳ (tăng rồi giảm rồi tăng theo chu kỳ) của nền kinh tế một quốc gia, theo đó lý thuyết này cho rằng chu kỳ kinh tế là phản ứng để tối ưu hóa của nền kinh tế trước các sốc. Cụ thể, lý thuyết chu kỳ kinh tế đề cập đến việc tự cân bằng của một nền kinh tế khi có các cú sốc thực diễn ra như cú sốc về công nghệ, về thiên tai (đối lập với cú sốc ảo do chính sách đưa ra như cú sốc về cung tiền của một quốc gia). Tương tự như nền kinh tế, chính sự vận động và phản ứng tự nhiên của các ngân hàng thương mại trước các cú sốc hay gọi là các yếu tố vi mô cũng như vĩ mô đã dẫn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại là khác nhau. Do đó, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực là cơ sở để thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hang thương mại.

2.1.2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng theo vòng đời


Giả thuyết thứ hai để nghiên cứu để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại là lý thuyết hành vi tiêu dùng theo vòng đời được trình bày bởi Franco Modigliani (1950s) cũng như được phát triển sau đó bởi Lawrence (1995), theo đó con người sẽ tiêu dùng và tiết kiệm trong suốt cuộc đời của mình với mục tiêu để có một khoảng tiền dành cho lúc về hưu. Ngoài ra, giả thiết cũng trình bày tiêu dùng của một người sẽ tỷ lệ thuận nhưng sẽ thấp hơn so với thu


nhập trong suốt cuộc đời, điều này hàm ý khi thu nhập tang lên thì tỷ lệ tiết kiệm của con người cũng sẽ tăng lên. Chính những hoạt động tiết kiệm, tiêu dùng luân phiên thay đổi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại thông qua hoạt động huy động thu hút tiền gửi và cho vay.

2.1.3. Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại


Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại được nghiên cứu trong đề tài là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM), đây là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Như đã trình bày tại mục 2.1.1 thì hoạt động chính của một ngân hàng thương mại là cho vay, sau sẽ phát sinh thêm một số hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãnh, giao dịch ngoại hối… để tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tiền gửi và cho vay vẫn chiếm phần lớn doanh thu của các ngân hàng. NIM được tính toán theo công thức sau đây:


𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑐ậ𝑛 𝑏𝑖ê𝑛 (𝑁𝐼𝑀) =

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ã𝑖 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ


Đối với chỉ tiêu NIM, một ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập lãi vay trong kỳ tốt nhất do hoạt động huy động và cho vay hiệu quả, phân bổ nguồn vốn hiệu quả sẽ có chỉ số NIM cao. Tùy thuộc vào chu kỳ tín dụng và các chính sách điều tiết của ngân hàng nhà nước hoặc do chính sách cho vay của từng ngân hàng sẽ có các chỉ số NIM ở các thời kỳ khác nhau giữa các thời kỳ và giữa các ngân hàng.

Chủ đề tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đã được bắt đầu nghiên cứu bởi Ho và Saunder (1981) và sau đó là tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Mô hình lý thuyết của nghiên cứu trên chỉ ra rằng, NIM phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm là quy mô giao dịch, cấu trúc thị trường, mức e ngại rủi ro và lãi suất cho vay/ lãi suất tiền gửi. Từ kết quả của nghiên cứu đầu tiên, các tác giả khác đã mở rộng về mặt lý thuyết


nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến NIM mà chưa được trình bày. Nghiên cứu của Mc Shane và Sharpe (1985) đã xây dựng mô hình tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng dựa trên lý thuyết tự bảo hiểm. Allen (1988) cũng mở rộng mô hình lý thuyết gốc bằng cách kết hợp nhiều loại hình cho vay có nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau và kết luận rằng NIM có thể bị giảm khi có sự co giãn nhu cầu giữa các sản phẩm của ngân hàng. Bằng các sử dụng các mô hình lý thuyết trước đây cùng các yếu tố như biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ và vị thế ngân hàng, Angbazo (1997) đã chỉ ra thêm yếu tố tác động đến NIM là rủi ro tín dụng/ rủi ro lãi suất và cũng như sự tương tác giữa hai loại rủi ro nêu trên.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại

Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại. Do có sự khác biệt giữa các quốc gia, các thời kỳ cũng như các biến số và phương pháp nghiên cứu đặc thù đã cho ra những kết quả nghiên cứu là khác khác nhau. Cụ thể như sau:

2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới


Molyneux và Thornton (1992) nghiên cứu về khả năng sinh lợi các ngân hàng Châu Âu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính (OLS) với biến đo lường khả năng sinh lợi là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu các ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989 của 18 quốc gia với tổng số quan sát là 4.213. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sở hữu nhà nước, hiệu quả quản lý, lãi suất thực, mức độ tập trung ngành (CONC) đều có tương quan cùng chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ngược lại, thanh khoản lại thể hiện tương quan âm đến khả năng sinh lợi.

Demiguc-Kunt và Huizinga (1999) nghiên cứu về khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại của 80 quốc gia trong giai đoạn 1988 – 1995 với khoảng 9.500


quan sát. Trong đó, biến đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các yếu tố nội tại trong ngân hàng thương mại thì có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô vốn (SIZE) và khả năng sinh lợi, trong khi đó đối với tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng (RESERVE) thì lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều (do tăng chi phí vận hành của doanh nghiệp). Trong khi đó đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô thì cấu trúc tài chính, thị trường chứng khoán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thuế thu nhập doanh nghiệp có tương quan âm với NIM; các yếu tố có tương quan dương với khả năng sinh lợi bao gồm hệ thống pháp lý và lạm phát. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ có khả năng sinh lợi tốt hơn các ngân hàng thương mại chỉ có tính chất phục vụ nhu cầu trong nước do có lợi thế về huy động nguồn tiền và khả năng cho vay ccao hơn.

Naceur (2003) nghiên cứu khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng tại Tunisia bằng mô hình tác động cố định (FEM). Khả năng sinh lợi của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Dữ liệu nghiên cứu của Naceur bao gồm 10 ngân hàng hoạt động trong giai đoạn 1980 – 2000 với tổng số là 210 quan sát. Kết quả nghiên cứu đối với các yếu tố nội tại của ngân hàng thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) và chi phí vận hành trên tổng tài sản có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi; trong khi đó yếu tố quy mô (SIZE) thì có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng, điều này được lý giải do việc duy trì hệ thống ngân hàng lớn sẽ làm tăng chi phí và dẫn đến giảm hiệu quả. Đối với các yếu tố vĩ mô như lạm phát (INFL) và tốc độ tăng trưởng GDP (GDPGR) thì hầu như không có tác động đáng kể đến lợi đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố về mức độ tập trung ngân hàng (CONC2) và thị trường tài chính phát triển (FINDEV1) sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Goddard và cộng sự (2004) nghiên cứu khả năng sinh lợi của các ngân hàng Châu Âu bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu GMM với biến đo lường khả năng

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí