Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----------------------------------------------------


NGUYỄN ANH TUẤN


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ LANH


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sỹ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Thị Lanh. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rò ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu 3

1.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 3

1.4. Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

5

2.1. Tổng quan về khả năng khả sinh lợi của ngân hàng thương mại 5

2.1.1. Ngân hàng thương mại 5

2.1.2. Lý thuyết khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại 6

2.1.3. Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại 7

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại 8

2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 8

2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 12

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Mô hình nghiên cứu và mô tả biến 23

3.2. Dữ liệu nghiên cứu 28

3.3. Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1. Thống kê mô tả 29

3.3.2. Phân tích tương quan 29

3.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

4.1. Thống kê mô tả 33

4.2. Ma trận tương quan 37

4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 39

4.3.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan 39

4.3.2. Kiểm định phương sai thay đổi 40

4.3.3. Kiểm định hiện tượng nội sinh 41

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á 42

4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân 42

4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại 53

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 57

5.1. Kết luận 57

5.2. Khuyến nghị 59

5.2.1. Đối với các nhà quản trị ngân hàng 59

5.2.2. Đối với nhà hoạch định chính sách 61

5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây 15

Bảng 3.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu 28

Bảng 4.1. Thống kê mô tả 34

Bảng 4.2. Ma trận tương quan 38

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 40

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện phương sai thay đổi 41

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện nội sinh 41

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân của các ngân hàng thương mại tại 6 nước 43

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân tại 5 nước 45

Bảng 4.8. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân tại Việt Nam 46

Bảng 4.9. Kiểm định tính vững kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại 55

Phụ lục PL.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy 67

Phụ lục PL.2. Ma trận tương quan 67

Phụ lục PL.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan 67

Phụ lục PL.4. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 68

Phụ lục PL.5. Kiểm định hiện tượng nội sinh 69

Phụ lục PL.6. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại 6 nước được đại diện bởi NIM1 70

Phụ lục PL.7. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại 5 nước được đại diện bởi NIM1 74

Phụ lục PL.8. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam được đại diện bởi NIM1 75

Phụ lục PL.9. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam được đại diện bởi NIM2 76


Phụ lục PL.10. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam được đại diện bởi NIM3 78

Phụ lục PL.11. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại được đại diện bởi NIM4 80


TÓM TẮT


Luận văn này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một nước Đông Nam Á bằng mô hình hồi quy GMM dựa theo nghiên cứu của Saona (2016). Số liệu sử dụng cho đề tài được thu thập từ báo cáo tài chính của 98 ngân hàng thương mại từ 6 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore trong giai đoạn 2005

– 2017 với tổng số quan sát là 1.024.


Biến đo lường khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại được sử dụng trong mô hình hồi quy là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả bài nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với mẫu quan sát là các ngân hàng thương mại tại 6 nước Đông Nam Á mà chỉ có ý nghĩa thống kê với mẫu quan sát là ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam là quy mô vốn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, mức độ tập trung ngành, hoạt động huy động tiền gửi và cho vay, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển hệ thống tài chính, tỷ lệ dự trữ, luật lệ bảo vệ nhà đầu tư và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại là khác nhau, cụ thể đối với yếu tố vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược với khả năng sinh lợi; bên cạnh đó các yếu tố quy mô, rủi ro tín dụng, hoạt động cho vay, hoạt động tiền gửi, lạm phát và sự phát triển tài chính thể hiện tương quan dương với khả năng sinh lợi. Ngược lại, các yếu tố như mức độ đa dạng hóa thu nhập, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và luật lệ bảo vệ nhà đầu tư có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại.


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU


1.1. Lý do chọn đề tài


Ở khu vực Đông Nam Á thì các hệ thống ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển khá sớm từ giữa đầu thế kỷ 20, trong đó Philippines và Thái Lan là những quốc gia hình thành sớm nhất. Trong hơn ba mươi gần đây từ khi nền kinh tế các nước được mở cửa ra các quốc gia trong khu vực, hệ thống ngân hàng thương mại tại Đông Nam Á cũng đã trải qua nhiều sự chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng và sâu sắc. Với mục tiêu cải tiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, Chính phủ các nước đã bãi bỏ hàng loạt những quy định bất cập trong hệ thống, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán, xúc tiến kêu gọi đầu tư từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, yêu cầu tăng vốn điều lệ, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế… Hơn thế nữa trong quá trình cải cách này, nền kinh tế của các nước cũng đã trải qua sự hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như sự đổi mới tài chính từ hệ thống các tổ chức ngân hàng trên thế giới.

Xét về khía cạnh hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp là đều hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông nên có thể thấy rằng khả năng sinh lợi không những ảnh hưởng đến sự ổn định và tồn tại của ngân hàng mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh, thị phần của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại có thể phản ánh được khả năng tài chính, sự uy tín, chất lượng và cũng là chỉ tiêu cơ sở để tính toán các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn xem xét... Như vậy có thể thấy rằng, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động bao gồm vi mô, vĩ mô với mức độ ảnh hưởng là khác nhau.

Tính đến thời điểm hiện tại, các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022