HCM, Hà Nội là 70 tỷ, NHTMCP nông thôn là 5 tỷ. Vốn yêu cầu cho nhóm NHTMCP ở mức khá thấp, trong khi tỷ suất sinh lời của nhóm này lại ở mức khá tốt là lí do chính yếu nhiều NHTMCP được thành lập. Như đã đề cập ở bảng 4.1, từ năm 1990 đến năm 2006, số lượng NHTMCP đã tăng từ 4 ngân hàng lên 37 ngân hàng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về số lượng ngân hàng lại không đi cùng chiều với mức độ tăng trưởng về hiệu quả hoạt động. Một số ngân hàng hoạt động kém và có mức vốn thấp đã buộc phải đối mặt với vấn đề bị các NHTMCP lớn mua lại, và buộc phải đưa ra lộ trình để tăng vốn.
Ngày 22/11/2006, Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định các NHTMCP phải tăng vốn pháp định lên ít nhất 1,000 tỷ đồng vào cuối 2008 và phải đạt từ 3,000 tỷ vào cuối năm 2010. Quy định cũng nêu rõ NHNN sẽ có biện pháp xử lý kể cả thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với TCTD không đáp ứng được quy định về mức vốn tối thiểu. Có thể thấy Chính phủ đã có động thái thắt chặt đối hoạt động thành lập NHTMCP với quy định vốn tối thiểu là 1,000 tỷ đồng vào cuối năm 2008, tăng gấp nhiều lần so với mức vốn tối thiểu trước đó là 70 tỷ đồng. Không dừng lại đó, Chính phủ cũng đã đưa ra yêu cầu về lộ trình tăng vốn đối với nhóm này vào cuối năm 2010 phải đạt 3,000 tỷ đồng (tăng 200% so với mức vốn quy định năm 2008).
Bảng 4.2: Mức vốn pháp định áp dụng đối với từng loại hình TCTD
Loại hình tổ chức tín dụng | Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm | ||
2008 | 2010 | ||
1 | Ngân hàng thương mại Nhà nước | 3,000 tỷ đồng | 3,000 tỷ đồng |
2 | Ngân hàng thương mại cổ phần | 1,000 tỷ đồng | 3,000 tỷ đồng |
3 | Ngân hàng liên doanh | 1,000 tỷ đồng | 3,000 tỷ đồng |
4 | Ngân hàng 100% vốn nước ngoài | 1,000 tỷ đồng | 3,000 tỷ đồng |
5 | Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài | 15 triệu USD | 15 triệu USD |
Có thể bạn quan tâm!
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Trước Đây
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Xuân Hoàng - 5
- Một Số Đặc Điểm Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Giai Đoạn Nghiên Cứu
- Khả Năng Sinh Lời Của Các Nhtm Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2017
- Tỷ Lệ Dư Nợ Cho Vay Trên Huy Động Các Nhtm Giai Đoạn 2006 – 2017
- Kết Quả Hồi Quy Và Kiểm Định Lựa Chọn Mô Hình Bảng 4.6: Kết Quả Hồi Quy Với Roaa
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Cũng trong năm 2006, song song với yêu cầu tăng vốn, Chính phủ cũng đã thông qua Đề án tái cơ cấu NHTMCP nông thôn nhằm mục đích tăng tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh đối với nhóm ngân hàng này.
Đến cuối năm 2008, trong số 39 NHTMCP chỉ có 4 NHTMCP chưa đáp ứng quy định mức vốn tối thiểu gồm NH TMCP Phát triển Mê Kông (MDB – 500 tỷ), NHTMCP Đại Á (500 tỷ), NHTMCP Đại Tín (TrustBank - 504 tỷ đồng), NHTMCP Đệ Nhất (FicomBank - 609 tỷ đồng).
Trong giai đoạn 2008 – 2010, nền kinh tế trong nước bắt đầu bộc lộ những khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản bước vào giai đoạn vỡ bong bóng càng khiến cho các NHTMCP càng gặp nhiều trở ngại trong lộ trình tăng vốn. Tính đến thời điểm hiệu lực tăng vốn pháp định của nhóm NHTMCP vào cuối năm 2010, có đến 11 ngân hàng không đáp ứng đủ mức vốn tối thiểu.
3,500
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
0
NVB HDB NAB
PGB
GDB WEB
FCB
SGB
OCB
VAB
BVB
Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Hình 4.1: Vốn điều lệ của 11 NHTMCP không đáp ứng quy định tăng vốn tại thời điểm 21/12/2010
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM
Trong bối cảnh nhiều NHTMCP dù đã nỗ lực nhưng vẫn không đáp ứng được lộ trình tăng vốn theo đúng thời hạn, Chính phủ đã ban hành Thông tư 10/2011/NĐ-
CP ngày 26/01/2011 gia hạn thời gian tăng vốn pháp định đến ngày 31/12/2011. Quy định này đã gia giảm áp lực tăng vốn và giúp các NHTM có thêm thời gian gọi vốn. Đến cuối năm 2011, chỉ còn lại 3 NHTMCP có vốn điều lệ thấp hơn mức quy định 3000 tỷ là NHTMCP Sài Gòn Công Thương (2,960 tỷ), NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGB – 2,000 tỷ), NHTMCP Bảo Việt (1,500 tỷ).
Đến cuối năm 2012, các NHTMCP đã tuân thủ đủ quy định mức vốn 3,000 tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên NHNN năm 2016, tổng vốn điều lệ nhóm NHTMCP đạt 200,855 tỷ đồng, tăng 23,231 tỷ đồng, tương đương 13% so với cuối năm 2012.
CTG
VCB BID
Agri STB MBB VPB SCB EIB MSB TCB SHB ACB HDB LPB TPB VIB
SeABank
ABB OCB VAB SGB NAB NVB PGB KLB
Giá trị trung bình: 12,467
Độ lệch chuẩn: 10,711
-
5,000
10,000
15,000
20,000
Tỷ đồng
25,000
30,000
35,000
40,000
Hình 4.2: Vốn điều lệ của các NHTM tại thời điểm 31/12/2017
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NHTM
Tính đến cuối năm 2017, nhóm NHTM Quốc doanh tiếp tục dẫn đầu về mức vốn điều lệ và cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng còn lại trong hệ thống ngân
hàng. Tổng vốn điều lệ của nhóm NHTM quốc doanh đạt 137,754 tỷ đồng, chiếm khoảng 43% tổng vốn điều lệ của hệ thống. Số NHTMCP có vốn điều lệ đạt xấp xỉ 10,000 tỷ đồng trở lên là 10 ngân hàng, chiếm 41% tổng vốn điều lệ của hệ thống. Một số NHTMCP đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng về quy mô vốn và tổng tài sản trong giai đoạn 2012 – 2017.
Trong thời gian qua, quy mô tổng tài sản của các NHTM đều tăng trưởng mạnh mẽ, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng vốn. Trong khi đó, NHNN đã đưa ra yêu cầu tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn Basel II hiệu lực vào ngày 01/01/2020, điều này đã buộc các NHTMCP có quy mô lớn và nhỏ buộc phải tiếp tục nỗ lực đưa ra kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới.
Một số ngân hàng đã tăng mạnh vốn tự có bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn đáp ứng các điều kiện vốn cấp 2 theo Thông tư 36/NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, tăng vốn tự có từ lợi nhuận chưa phân phối, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu.
Trong năm 2018, nhiều NHTMCP đều thông qua kế hoạch tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, đồng thời đảm bảo đủ vốn để đáp ứng quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR (tỷ lệ vốn tự có chia tổng tài sản có quy đổi hệ số rủi ro) phải đạt 8% trở lên. Với quy định an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 41 có hiệu lực vào đầu năm 2020, phần tài sản có rủi ro của ngân hàng sẽ được tính toán chi tiết theo từng loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Theo đó, giá trị tổng tài sản có rủi ro theo Thông tư 41 sẽ cao hơn rất nhiều so với mức tổng tài sản có rủi ro theo Thông tư 36 hiện hành. Trong khi đó, theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tổng tài sản có rủi ro của toàn hệ thống tín dụng trong năm 2017 tăng 9,3%, trong khi vốn tự có chỉ tăng 4,6%. Tỷ lệ tăng trưởng vốn tự có không theo kịp tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có rủi ro càng kéo giãn mức chênh lệch tỷ lệ an toàn vốn không đáp ứng quy định.
Theo kết quả mô hình dự báo nhu cầu vốn tự có cần bổ sung hàng năm của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đối với 3 NHTM Nhà nước (VietinBank, BIDV,
Vietcombank) thì đến năm 2020 nhu cầu vốn tăng lên là rất lớn. Cụ thể, các ngân hàng ước tính phải tăng vốn tự có lên gấp 1.8 – 2 lần so với thời điểm hiện tại mới có thể đáp ứng đầy đủ quy định của Basel II. Báo cáo của cơ quan này cũng đã đưa ra cảnh báo các TCTD này cần có lộ trình cụ thể và tính toán phù hợp việc bổ sung vốn để đáp ứng yêu cầu trong năm 2020.
Theo báo cáo của công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s, nếu muốn duy trì tỷ lệ tăng trưởng cho vay, các ngân hàng Việt Nam sẽ cần thêm 7 tỷ USD để đạt được tỷ lệ vốn cấp 1 là 11% vào năm 2018 và 2019. Trường hợp không thể tăng vốn tự có, Moody’s tính toán tỷ lệ vốn cấp 1 của các NHTMCP được xếp hạng sẽ giảm xuống 8% vào cuối năm 2019 từ mức 9.4% trong năm 2017. Đối với các NHTMCP quốc doanh thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 6.1% từ mức 6.9%.
Với các áp lực như nêu ở trên, các NHTM bắt buộc phải thúc đẩy nhanh quá trình tăng vốn.
50,000
90%
45,000
77%
80%
40,000
70%
35,000
66%
60%
30,000
38%
50%
50%
25,000
47%
44%
40%
20,000
15,000
28%
30%
22%
10,000
18%
19%
16%
5,000
20%
14%
10%
-
0%
SHB BIDV TPB VPB LPB VIB MB HDB NAB SCB OCB ACB
Kế hoạch
Năm 2017
Tỷ lệ tăng trưởng
Hình 4.3: Kế hoạch tăng vốn của các NHTM trong năm 2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh mẽ trong năm 2007, tăng 47.6% so với năm trước đó, và đây cũng là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2007 – 2016.
Đến năm 2008, tình hình huy động vốn quay đầu sụt giảm mạnh chỉ tăng 22.9% so với năm trước. Đây là khoảng thời gian thị trường tài chính thế giới rơi vào khủng hoảng sâu, NHTW các nước liên tục cắt giảm lãi suất, giảm dự trữ bắt buộc và đưa ra các chính sách giải cứu như mua lại khoản nợ xấu…. Kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ nới lỏng đón đầu quá trình hội nhập WTO và chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm trước đó là một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Bong bóng tín dụng và bất động sản tăng cao và bắt đầu có dấu hiệu xì hơi. Lãi suất huy động vốn tăng mạnh do ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản, có thời điểm lãi suất huy động tăng đến 19%.
Trong 2 năm 2009, 2010 tình hình huy động vốn của hệ thống ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực hơn khi liên tục cải thiện với tốc độ tăng lần lượt là 29.9% và 36.24%. Trong thời gian này, NHNN vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, tổng phương tiện thanh toán (M2) trong năm 2009 và 2010 lần lượt tăng 29% và 33.3%.
Tuy nhiên, sự khởi sắc hoạt động huy động vốn trong nền kinh tế không kéo dài lâu. Đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng huy động vốn chỉ còn 12.4%, giảm mạnh so với thời kỳ huy hoàng năm 2007. Trong giai đoạn này, kinh tế thế giới tiếp tục hứng chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công của khu vực Châu Âu, trong khi đó nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản rơi vào suy thoái trở lại. Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với các vấn đề khó khăn: lạm phát cao, cán cân vãng lai thâm hụt mạnh, đồng nội tệ chịu áp lực phá giá. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 ngày 24/02/2011 đưa ra các giải pháp nhằm mục tiêu là kiềm chế lạm phát và ổn định tình hình kinh tế. Một trong những giải pháp đưa ra là thực hiện chính sách
tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiềm chế tăng trưởng tín dụng và giảm cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất. Tổng phương tiện thanh toán M2 trong năm 2011 chỉ tăng 12.1%, rất thấp so với những năm trước đó.
Trong giai đoạn 2012 – 2017, huy động trên hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ và không có bất cứ sự biến động mạnh đột phá nào. Tốc độ tăng trưởng huy động giao động từ mức 16% - 20%.
60%
50%
47.64%
40% 36.50%
30%
36.24%
29.88%
22.87%
19.90%
20%
17.90%
12.40%
17.00%16.20%
18.50%
10%
0%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 – 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2006 - 2016
Hoạt động tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế cũng có quá trình biến động tăng giảm tương tự hoạt động huy động vốn. Năm 2007, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng tín dụng khá ấn tượng ở mức 53.9%. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, theo báo cáo thường nên NHNN dòng vốn ngoại vào Việt Nam trong năm này tăng mạnh gấp 5 lần so với năm 2006 khiến cho tổng phương tiện thanh toán và cấp tín dụng tăng mạnh.
70%
60%
53.89%
50%
40%
30% 25.40%
37.53%
31.19%
25.43%
20%
14.30%
18.80% 18.80%
12.70%13.80%
8.80%
10%
0%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hình 4.5: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2006 – 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2006 - 2016
Đến năm 2008, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 25.4%, thấp hơn một nửa so với năm trước. Lạm phát tăng cao cùng với các bất ổn kinh tế buộc NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Đầu năm 2008, NHNN đã phát hành tín phiếu dưới hình thức bắt buộc, hút ròng 20,300 tỷ đồng từ các TCTD.
Sau khi tăng trở lại vào năm 2009 và đạt 37.5%, tăng trưởng tín dụng là rơi vào chu kỳ giảm liên tiếp 3 năm sau đó từ năm 2010 – 2012. Tín dụng chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 8.8% trong năm 2012. Mặc cho những chính sách tiền tệ nới lỏng từ năm 2009 – 2010, tình hình tín dụng trong nước vẫn diễn tiến co hẹp lại. Nghị quyết 11 trong năm 2011 của Chính phủ đã thể hiện rõ mục tiêu thắt chặt tiền tệ khi đưa ra quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20%, đồng thời giảm tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Trong giai đoạn này, các ngân hàng tập trung vào kế hoạch tái cấu trúc, xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính. Hoạt động hợp nhất, sáp nhập trong giai đoạn này diễn ra khá sôi động, các ngân hàng thận trọng hơn trong hoạt động